GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

ĐỘNG THÁI CỦA MỸ XOAY QUANH VẤN ĐỀ QUẦN ĐẢO SENKAKU/ĐIẾU NGƯ

Đăng ngày: 16-02-2016, 11:34

Quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản (Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc) là trung tâm của vụ tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia này kể từ năm 2010. Đảo gồm 8 hòn đảo và bãi đá ngầm không có người ở thuộc vùng viển Hoa Đông. Chúng có tổng diện tích khoảng 7 km vuông và nằm ở phía đông bắc đảo Đài Loan, phía đông đại lục Trung Quốc và đông nam vùng lãnh thổ cực nam của Nhật Bản là Okinawa. Các hòn đảo này không có nhiều giá trị về sinh sống, nhưng trở thành trung tâm của cuộc tranh chấp giữa hai nước vì chúng nằm sát tuyến đường biển quốc tế mang tính chiến lược, nơi có ngư trường phong phú và hứa hẹn có trữ lượng dầu mỏ lớn. Trong cuộc tranh chấp này, Mỹ dành sự ủng hộ về phía Nhật Bản.

Ngày 27/1, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris đã tái khẳng định cam kết của Washington đối với việc bảo vệ quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý trên Biển Hoa Đông trong trường hợp chuỗi đảo này bị tấn công dựa theo một hiệp ước an ninh song phương. Theo hiệp ước an ninh song phương ký năm 1960, quân đội Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu bị tấn công. Các nhà lãnh đạo Mỹ, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh rằng cam kết trong hiệp ước này cũng bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, song lại không chỉ rõ mối đe dọa tiềm tàng. Điều đặc biệt, ông Harris không ngần ngại gọi Trung Quốc là “kẻ xâm lược tiềm tàng”. Phát biểu tại một sự kiện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS), ông Harris nêu rõ: “Chúng tôi chắc chắn sẽ bảo vệ Senkaku nếu quần đảo này bị Trung Quốc tấn công”. Ông nhận định rằng khả năng diễn biến xung quanh quần đảo Senkaku leo thang thêm một cấp độ - theo đó có thể khiến quân đội Mỹ phải can dự theo hiệp ước an ninh song phương với Nhật Bản ký năm 1960 - là “một mối quan ngại”.  Đô đốc Harris cũng bày tỏ quan ngại trước những hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông, động thái mà Washington cho rằng sẽ đe dọa sự ổn định của khu vực. Theo ông Harris, đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới xây trái phép trên Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa “rõ ràng là hành động quân sự hóa hay có khả năng hậu thuẫn các lực lượng quân sự đáng kể tại đây”[2].

Ngay sau khi những động thái ủng hộ của Mỹ dành cho Nhật Bản được công bố, phía Trung Quốc đã phản ứng dữ dội. Ngày 29/01/2016, Trung Quốc đã cảnh cáo Mỹ sau tuyên bố thẳng thắn của đô đốc Harry Harris là sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông bị Trung Quốc tấn công. Theo nhật báo Anh ngữ Trung Quốc China Daily, trong một tuyên bố bằng văn bản gởi đến tờ báo này ngày 29/1, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã kêu gọi Washington “thận trọng trong lời nói và hành động liên quan đến vấn đề quần đảo Điếu Ngư”[3].

Xoay quanh các vấn đề liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ngày 30/1 một bức thư điện tử chuyển tiếp cho Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã được công bố, Mỹ từng hối thúc Nhật Bản tham vấn Trung Quốc trước khi mua lại quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông từ một chủ sở hữu tư nhân hồi năm 2012. Trong bức thư điện tử đề ngày 3/9/2012, một tuần trước khi Nhật Bản mua lại quần đảo mà Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư Đài, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương hồi đó là Kurt Campbell cho biết ông đã hối thúc Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản lúc đó là Kenichiro Sasae và Chính phủ Nhật Bản “tham vấn và thông báo Bắc Kinh về các kế hoạch của mình”. Ông khẳng định đã đề nghị Nhật Bản tham vấn trước với Bắc Kinh khi ông gặp Thứ trưởng Sasae ngày 7/8/2012 tại Tokyo. Vào thời điểm đó, Chính phủ Nhật Bản “vừa kết thúc một vòng tranh luận và hiển nhiên là các đối tác Trung Quốc rất tức giận”. Trong thông điệp gửi các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Campbell nói: “Tuy nhiên, ông Sasae tin rằng Trung Quốc trên thực tế hiểu rõ sự cần thiết của hành động này và sẽ chấp nhận chúng. Tôi không chắc chắn như vậy”. Ngày 11/9/2012, Chính phủ Nhật Bản đã mua lại 3 trong số 5 hòn đảo chính thuộc quần đảo Senkaku từ một chủ sở hữu tư nhân, đưa nhóm đảo này nằm dưới quyền kiểm soát của Tokyo. Hành động này đã khiến Trung Quốc tức giận và bùng phát làn sóng biểu tình chống Nhật Bản tại nước này. Bức thư điện tử với tiêu đề “cuộc điện thoại của Sasae” được viết ngay sau khi ông Sasae gọi điện thông báo với Washington ý định của Tokyo về việc đưa quần đảo này nằm dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Nhật Bản. Bức thư điện tử này được Bộ Ngoại giao Mỹ giải mật hôm 29/1 liên quan đến việc cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton sử dụng thư điện tử cá nhân để xử lý công việc khi còn đương chức[4].

Senkaku/Điếu Ngư tiếp tục nằm trong danh sách các điểm nóng hàng đầu của khu vực. Điều này làm cho quan hệ Nhật - Trung xấu đi nhanh chóng trong những năm gần đây. Trước tình hình đó, Mỹ cũng đã đưa ra quan điểm rõ ràng là quần đảo Senkaku thuộc quyền kiểm soát của Nhật và nằm trong phạm vi điều 5 của Hiệp ước Hợp tác An ninh Mỹ - Nhật và Mỹ sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào từ phía Trung Quốc nhằm gia tăng căng thẳng.

Trần Mỹ Hoa, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]Nhật - Trung tranh chấp biển đảo như thế nào

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/nhat-trung-tranh-chap-bien-dao-nhu-the-nao-2177863.html

[2]U.S. admiral vows to defend Senkakus if attacked, names China as potential aggressor

http://www.japantimes.co.jp/news/2016/01/28/national/politics-diplomacy/u-s-admiral-vows-defend-senkakus-attacked-names-china-potential-aggressor/#.VrBG05qLTIV

[3]Biển Hoa Đông và Biển Đông : Bắc Kinh lại “cay cú”  Mỹ

http://www.kinhtevimo.org/2016/01/bien-dong-my-bat-ngo-cho-tau-tuan-tra-gan-dao-tri-ton-hoang-sa/

[4]U.S. urged Japan to consult with China prior to Senkakus purchase

http://www.japantoday.com/category/politics/view/u-s-urged-japan-to-consult-with-china-prior-to-senkakus-purchase

 

 

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn