GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

XUNG QUANH QUAN HỆ GIỮA NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY

Đăng ngày: 24-03-2016, 06:57

Tình hình căng thẳng ngoài Biển Đông vẫn luôn là chủ đề nóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, trước sự bành trướng ngày càng tăng của Trung Quốc xâm phạm quyền và lãnh thổ của các quốc gia láng giềng trong đó có Nhật Bản đã đi ngược lại với các chuẩn mực của khu vực trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Phán xét những điều này bằng luật pháp quốc tế làm cho uy tín của Trung Quốc ngày càng suy yếu. Nhật Bản và cộng đồng quốc tế ngoài việc lên tiếng phản đối đã có những động thái khiến Trung Quốc phải dè trừng. Bởi chính Trung Quốc trong quá trình thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” đã phá vỡ những mối quan hệ ngoại giao quan trọng.

Nhằm cải thiện quan hệ song phương, trong một động thái mới đây ngày 29/2, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng tổ chức cuộc đàm phán chính trị cấp cao giữa Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì với cố vấn chính sách đối ngoại chủ chốt của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - ông Shotaro Yachi. Phát biểu mở màn cuộc đàm phán với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama tại thủ đô Tokyo, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu khẳng định ông Dương Khiết Trì “mong muốn tổ chức cuộc đối thoại chính trị cấp cao Trung - Nhật vào thời điểm thích hợp trong năm nay” với Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi. Cũng theo ông Khổng Huyễn Hựu, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị có ý định duy trì liên lạc cần thiết với Ngoại trưởng Fumio Kishida về các vấn đề quan trọng mà cả hai cùng quan tâm trên cương vị là những quan chức ngoại giao hàng đầu hai nước. Về phần mình, Thứ trưởng Sugiyama cho biết Tokyo dự kiến chủ trì hội nghị thượng đỉnh ba bên Nhật - Trung - Hàn trong năm nay, đồng thời nhấn mạnh ý tưởng của Nhật Bản là nhằm tìm cách cải thiện hơn nữa các mối quan hệ thông qua các cuộc trao đổi cấp cao[1].

Ngày 8/3 mặc dù trong cuộc họp báo bên lề kỳ họp quốc hội hàng năm, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Trung Quốc mong muốn cải thiện mối quan hệ song phương Trung - Nhật vì 2 nước có truyền thống bằng hữu.Tuy nhiên,ngay sau đó ông Vương Nghị nói rằng Nhật Bản là nước 2 mặt, chuyên gây rắc rối và rất khó để cải thiện mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ông Vương Nghị nói rằng nhờ nỗ lực của 2 bên, đã có những tín hiệu cải thiện mối quan hệ này nhưng vẫn còn rất ít cơ sở cho sự lạc quan. Ông nói: Một mặt chính phủ và lãnh đạo Nhật Bản nói về những điều tốt đẹp như cải thiện quan hệ, nhưng mặt khác họ luôn tạo ra rắc rối cho Trung Quốc. Tôi gọi đây là trường hợp điển hình của kẻ 2 mặt[2].

Tiếp đến ngày 16/3, phát biểu trong cuộc họp báo sau khi bế mạc kỳ họp quốc hội Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng quan hệ Trung - Nhật vẫn còn mong manh. Ông Lý nói cuối phiên họp quốc hội thường niên: “Có một số dấu hiệu cải thiện quan hệ Trung - Nhật, nhưng điều đó vẫn chưa vững chắc”. Ông nói thêm “Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là phải trung thành với sự đồng thuận mà hai bên đạt được về vấn đề lịch sử và điều quan trọng là lời nói phải đi đôi với hành động cụ thể”. Dù quan hệ đang được cải thiện với các cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng Bắc Kinh vẫn nghi ngờ sâu sắc Tokyo, đặc biệt là động thái của Nhật cho phép quân đội chiến đấu ở nước ngoài lần đầu tiên sau Thế chiến II. Ngoại trưởng Trung Quốc đã từng nói ở trên có rất ít lý do để lạc quan rằng quan hệ với một Tokyo “hai mặt” sẽ cải thiện, mặc dù ông công nhận đã có dấu hiệu của sự cải thiện. Nhật cũng đang để mắt đến hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với một số nước Đông Nam Á. Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga tháng trước nói Nhật đang thu thập và phân tích thông tin về các hành động của Trung Quốc tại đây với sự quan tâm nghiêm túc[3].

Sự kiện gần đây nhất, vào ngày 20/3 Bắc Kinh đã gây sức ép yêu cầu Tokyo không nhắc tới Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh G7 vào tháng 5 tới và cho rằng cho rằng, động thái này sẽ cản trở những nỗ lực cải thiện quan hệ song phương. Bắc Kinh nói về vấn đề này với Tokyo tại một cuộc họp cấp Thứ trưởng Ngoại giao (giữa trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu trong cuộc họp với thứ trưởng đặc trách các vấn đề chính trị của Bộ Ngoại giao Nhật Bản - ông Shinsuke Sugiyama) được tổ chức ở Tokyo hồi cuối tháng 2. Ông Khổng Huyễn Hựu  mỉa mai rằng Tokyo dù không liên quan nhưng đang hành động như một bên có tranh chấp trên biển Đông, đồng thời tỏ ra hoài nghi liệu Nhật Bản có thật sự muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc hay không. Ông Khổng đã đi đến cảnh báo rằng cách mà Nhật Bản tiếp cận vấn đề Biển Đông tại Hội nghị G7 sắp tới sẽ là phép thử cho quan hệ song phương và khẳng định Bắc Kinh sẽ theo dõi chặt chẽ chuyện này. Như vậy, theo ông Khổng quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản có được cải thiện hay không và bao nhiêu là tùy thuộc vào cách Nhật Bản đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự. Tuy nhiên, Nhật đã bác bỏ và lập luận rằng, cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận việc Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo và hành động quân sự hóa ở vùng biển này. Thủ tướng Shinzo Abe đang rất mong muốn làm rõ tầm quan trọng của pháp luật quốc tế tại diễn đàn G7 nhằm đảm bảo sự thống nhất của khối trong vấn đề Biển Đông tại cuộc họp cấp Ngoại trưởng G7 ở Hiroshima tháng 4 này. Thứ trưởng Sugiyama trả lời rằng, những cố gắng thay đổi hiện trạng ở Biển Đông mà Trung Quốc tiến hành dựa vào sức mạnh quân sự là điều không thể chấp nhận. Việc thiết lập các quy tắc pháp lý trên Biển Đông là nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng quốc tế [4].

Những hành động leo thang ở biển Đông của Trung Quốc sẽ gây thiệt hại kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng đến luật pháp quốc tế. Nó có thể trở thành ngòi nổ cho cuộc chạy đua trong khu vực nhằm ngăn chặn các động thái của Bắc Kinh. Đây chính là nguyên nhân làm cho mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trở nên căng thẳng. Điều này đã ảnh hưởng đến việc duy trì an ninh, hòa bình và ổn định trong khu vực. Để cải thiện tình hình trên thì cần sự đồng thuần từ hai phía, đặc biệt là những nỗ lực từ phía Trung Quốc.

Trần Mỹ Hoa, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán cấp cao với Nhật Bản

http://thst.vn/Tin-tuc-chi-tiet-mobil/18676/69/lskr/15/Trung-Quoc-tuyen-bo-san-sang-dam-phan-cap-cao-voi-Nhat-Ban.html

[2] Chinese foreign minister accuses Japan of constantly seeking to make trouble

http://www.japantoday.com/category/politics/view/chinese-foreign-minister-accuses-japan-of-constantly-seeking-to-make-trouble

[3] China's premier says Sino-Japan relations improving but fragile

http://www.japantoday.com/category/politics/view/chinas-premier-says-sino-japan-relations-improving-but-fragile

[4] China urges Japan to keep South China Sea row off G-7 agenda: sources

http://www.japantimes.co.jp/news/2016/03/20/national/politics-diplomacy/china-urges-japan-keep-south-china-sea-row-off-g-7-agenda-sources/#.Vu-9pNKLTIV

 

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn