GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHỮNG GỢI MỞ CHO CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CỦA NHẬT BẢN (Phần 2)

Đăng ngày: 8-08-2016, 01:13

3. Một số liên hệ bước đầu đến sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Trong lĩnh vực phát triển các ngành công nghiệp văn hóa thì Việt Nam là một trong những nước đi sau. Tuy nhiên, lợi thế của chúng ta là được thừa hưởng lại những kinh nghiệm quý báu từ các quốc gia đi trước, bởi thế mặc dù còn ở giai đoạn đầu còn rất manh mún,  song nếu có chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực kinh tế đặt biệt này.

Nhờ quá trình đổi mới chính sách phát triển kinh tế và văn hóa, trong những năm qua, các ngành công nghiệp và dịch vụ văn hóa ở nước ta đã đạt được những thành tựu bước đầu. Theo con số thống kê, năm 2014, ngành phần mềm và trò chơi giải trí của Việt Nam đã có trên 500 doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này, với tổng doanh thu đạt trên 1,407 tỷ USD, thu hút trên 60.000 lao động, đạt tỷ lệ doanh thu trên lao động ở mức hơn 19.000 USD/lao động/năm. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ là ngành nằm trong số 11 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nước ta, ước tính đạt 2,171 tỷ USD. Ngành thủ công, mỹ nghệ  góp phần tạo lợi nhuận kinh tế và cơ hội việc làm lớn, giảm chênh lệch kinh tế giữa nông thôn và thành thị và góp phần đáng kể vào công cuộc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa quý báu của nước ta; ngành quảng cáo có doanh thu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông năm 2015 ước đạt trên 1 tỷ USD [5] , tốc độ phát triển ngành trong những năm qua là khá cao, khoảng 20-30% [6] ; ngành du lịch văn hóa, năm 2015 tổng thu từ du lịch đạt 15 tỷ USD (tăng 6,2% so với năm 2014), trong đó du lịch văn hóa ước tính chiếm 10% (1,5 tỷ USD) trong tổng thu từ du lịch [7] ; ngành xuất bản, năm 2014 với tổng doanh thu đạt 90 triệu USD (tăng 2,1% so với năm 2013) [8] ; ngành thời trang, đến nay kim ngạch xuất khẩu của nền công nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới chỉ là gia công cho nước ngoài, năm 2015 ước tính đạt 27,5 tỷ USD, thiết kế thời trang ước tính 20 triệu USD [9];... Theo thống kê chưa đầy đủ năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam trong năm 2015 đã đóng góp ước đạt 8.039 tỷ USD, chiếm gần  2,68% GDP cả nước. Nếu đạt được tỉ lệ đóng góp cho GDP hàng năm như Nhât Bản (khoảng 7%) thì công nghiệp văn hóa quả là một lĩnh vực thực sự quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Mặc dù vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng, thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam vẫn ở dạng tự phát, chưa có chiến lược đồng bộ nhằm hướng tới phát triển bền vững. Dù đã xuất hiện các doanh nghiệp tự doanh trong một số lĩnh vực công nghiệp văn hóa, song vai trò của các doanh nghiệp này đối với phát triển công nghiệp văn hóa nước nhà còn khá mờ nhạt, còn ở dạng nhỏ lẻ, chưa xuất hiện các tập đoàn quy mô lớn hay chưa có sự liên kết chặt chẽ hệ giữa các công ty. Phần lớn sản phẩm thịnh hành còn chưa chú trọng tới sự phát triển song hành giữa văn hóa và kinh tế hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Văn hóa kinh doanh vẫn là văn hóa kinh doanh chộp giật, chạy theo lợi nhuận, từ đó vô hình chung tạo ra các sản phẩm phản văn hóa, kém chất lượng. Hiếm có sản phẩm công nghiệp văn hóa Việt Nam nào trên trường quốc tế.

Từ thực tiễn vai trò của công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản đã đạt được, chúng tôi rút ra những gợi ý nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, Việt Nam cần khẩn trương đầu tư xây dựng chính sách và định hướng phát triển công nghiệp văn hóa để tận dụng cơ hội, vừa góp phần tăng cường sức mạnh kinh tế, vừa giữ gìn và quảng bá văn hóa ra nước ngoài thông qua các sản phẩm công nghiệp văn hóa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày một gia tăng như hiện nay thì việc gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc tiếp tục được đặt ra với sự gia tăng của các thách thức mới. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, viễn thông hiện nay, sản phẩm công nghiệp văn hóa của tất cả các quốc gia đều có cơ hội được lưu thông và phổ biến nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Cũng vì vậy, các quốc gia sớm chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa như Nhật Bản sẽ có lợi thế thông qua lưu thông hàng hóa văn hóa để quảng bá các giá trị văn hóa của mình ở hải ngoại. Ngược lại, các quốc gia không có được các sản phẩm văn hóa có sức cạnh tranh sẽ trở thành nơi tiêu thụ các sản phẩm văn hóa nhập ngoại và đứng trước nguy cơ không chỉ đánh mất thị trường mà còn bị “xâm lăng văn hóa”. Vì vậy, việc chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam hiện nay vừa có ý nghĩa tạo thêm động lực phát triển kinh tế, vừa gia tăng biện pháp quảng bá và bảo vệ văn hóa dân tộc.

Thứ hai, Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Lợi thế của chúng ta là có thể học hỏi kinh nghiệm xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa của các nước phát triển đi trước mà Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Một trong những cách học tập tốt nhất là kêu gọi sự hợp tác, đầu tư từ nhiều nguồn trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho các dự án nghiên cứu chuyên sâu nhằm nghiên cứu tiềm năng cũng như chỉ ra định hướng cụ thể cho ngành công nghiệp văn hóa trong nước; đồng thời đào tạo tốt nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đòi hỏi phát triển của từng ngành cụ thể.

Thứ ba, cần đổi mới cơ chế quản lý văn hóa nhằm đáp ứng những đặc thù của công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa. Cụ thể là tránh áp dụng những thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, cản trở hoạt động của các doanh nghiệp văn hóa; đảm bảo cơ chế phát triển lành mạnh của thị trường văn hóa, đặc biệt là thực thi luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản cho thấy, sở dĩ sản phẩm công nghiệp văn hóa Nhật Bản xuất ra nước ngoài đem lại hiệu quả kinh tế to lớn cho nước này là do Chính phủ Nhật Bản đã sớm có chính sách khuyến khích về thuế cũng như quyền sở hữu trí tuệ; mỗi sản phẩm được quảng bá ra thị trường nước ngoài đều góp phần tạo nên sức hút cho thương hiệu Nhật Bản

Thứ tư, cần có những chương trình hay các hoạt động nhằm khuyến khích sự sáng tạo văn hóa trong cộng đồng xã hội nói chung. Ở Nhật Bản, hàng năm có hàng loạt các chương trình tìm kiếm tài năng không chuyên, từ đó phát hiện được rất nhiều nghệ sĩ không chuyên nhưng vô cùng tài năng và tâm huyết. Những nghệ sĩ không qua đào tạo chính quy ngoài tài năng đôi khi còn thôi những làn gió mới lạ đến những lĩnh vực đòi hỏi tính sáng tạo và độc đáo cao. Hơn hết, dù là ai họ cũng đều góp phần tạo nên động lực phát triển tổng hợp cho ngành công nghiệp văn hóa.

Cuối cùng, cần xác định hướng đi thích hợp trong chính sách cũng như chiến lược của công nghiệp văn hóa Việt Nam. Do trình độ, nội lực phát triển của ngành công nghiệp văn hóa hóa Việt Nam còn rất hạn chế, nên cần tìm ra những lĩnh vực mũi nhọn mà chúng ta có ưu thế, nhằm phát triển một cách có trọng tâm nhằm tạo ra đột phá; tránh theo hướng phát triển dàn trải, từ đó xác định được đầu là lĩnh vực cần đến sự trợ cấp của Nhà nước, và cần trợ cấp đến mức độ nào. Từ đó đưa ra được những nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể cho từng ngành công nghiệp văn hóa.

Phạm Thu Thủy- Trung Tâm Nghiên Cứu Nhật Bản

Nguồn:

[1] UNESCO: Các ngành công nghiệp văn hóa - Tâm điểm của văn hóa trong tương lai. Website: http://portal. unesco.org/culture/en/ev.

[2] 経済産業省 (2013), クリエイティブ産業の現 状と課題 (Bộ Kinh tế và Công nghiệp (2013), Hiện trạng và những vấn đề tồn đọng của ngành Công nghiệp Sáng tạo) , http://www.meti.go.jp/committee/kenkyukai/seisan/ cool_japan/pdf/011_s02_00.pdf. (Dẫn theo Hạ Lan Phi, 2016).

[3] Theo số liệu của Kantamedia Việt Nam

[4] Theo Báo cáo của Cục Văn hóa cơ sở năm 2015

[5] Theo Báo cáo của Tổng cục Du lịch.

[6] Báo cáo tại Hội nghị triển khai công tác xuất bản, phát hành và một số nội dung cơ bản, trọng tâm thực hiện Luật Xuất bản trong năm 2015.

[7] Báo cáo Hiệp hội dệt may Việt Nam năm 2015.

Tài liệu tham khảo chính:

1. Phạm Duy Đức, Nghiên cứu xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học Mã số: 01X-12/01-2006-3.

2. Phạm Hồng Thái (Chủ biên), Sự phát triển của công nghiệp văn hóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 2015.

3. Đoàn Minh Tuấn – Nguyễn Ngọc Hà, “Công nghiệp văn hóa”, Tạp chí Lí luận chính trị, số 12-2014.

4. Miko Kakiuchi Kiyoshi Takeuchi, Creative industries: Reality and potential in Japan, GRIPS Discussion Paper 14-04 – 2014. http://www.grips.ac.jp/r-center/wp-content/uplo ads/14-04.pdf.

5. Hendrik van der Pol , Key role of cultural and creative industries in the economy, UNESCO Institute for Statistics, Canada.

http://www.oecd.org/site/worldforum06/38703999.pdf.

6. Yoshitaka Mōri, Creative Industries in Japan and their Discontents Creative Industries in East and Southeast Asia, 2 August 2012. https://asiancultureindustries.files.wordpress. com/2012/11/creative-industries-and-their-discontents-creative-industries-in-east-and-southeast-asia-yoshitaka-mc58dri.pdf.

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn