GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA NHẬT BẢN: NHÌN TỪ NGÂN SÁCH DÀNH CHO VĂN HÓA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

Đăng ngày: 8-09-2016, 00:28

Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa của Nhật Bản được thể hiện ở chương 3, điều 8 đến 12, trong “Luật cơ bản thúc đẩy phát triển nghệ thuật và văn hóa” ban hành năm 2001. Đây là những điều khoản dành cho phát triển văn hóa nghệ thuật trong giai đoạn này và được cho những chính sách tập trung vào chấn hưng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản hiện nay.

Kể từ sau khi Bộ luật ra đời đã tạo ra một phong trào xây dựng pháp lệnh thúc đẩy phát triển văn hóa ở các địa phương, ngày càng khẳng định sự thừa nhận vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế, xã hội của Nhật Bản. Các chính sách cơ bản về văn hóa đã được phê duyệt bởi Nội các – giống như các chính sách cơ bản khác của nhà nước, thay vì chỉ là những chính sách của riêng Bộ Giáo dục và Văn hóa như trước đây. Ngân sách dành cho Cục Văn hóa tăng lên hàng năm, ví dụ như: năm 2000: 80 tỷ yên; năm 2001: 90 tỷ yên; năm 2002: 98 tỷ 500 triệu yên; năm 2003: 100 tỷ yên; năm 2004 là 101,6 tỷ yên[1].

Có thể thấy, Nhật Bản bước vào thế kỷ XXI, với đầy rẫy những khó khăn, như: nền kinh tế đã trải qua 10 năm “thất bại” vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, xã hội ngày càng già nua, thế hệ trẻ không thiết tha trong việc xây dựng gia đình và sinh con. Bên cạnh đó, chính sách phúc lợi, hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm ngày càng hoàn hảo khiến cho Nhật Bản trở thành quốc gia có tuổi thọ trung bình và số lượng người già cao, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ sinh giảm. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhật Bản thì tổng xuất khẩu của Nhật Bản từ năm 1997 đến năm 2006 tăng khoảng 1,7 lần, riêng xuất khẩu sản phẩm văn hoá tăng hơn gấp ba lần. Có một điều khác biệt khiến Chính phủ lưu tâm là thông thường thì “một siêu cường văn hóa cần có một cơ sở kinh tế khỏe mạnh”, nhưng nền văn hóa Nhật Bản lại phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn “10 năm mất mát” của nền kinh tế và chính trị Nhật Bản. Như Tác giả Douglas McGray, nhà báo người Mỹ đã viết trên tạp chí Foreign Policy : “…Nhật Bản tái sinh siêu cường một lần nữa, thay vì sụp đổ dưới bất hạnh của chính trị và kinh tế, văn hóa của Nhật Bản phát triển và ảnh hưởng toàn cầu”[2]. Chính phủ Nhật Bản cũng nhận thức sâu sắc rằng, để bán sản phẩm các ngành công nghiệp khác ra thị trường nước ngoài, như sản phẩm ngành công nghiệp ô tô, dân dụng, điện tử… thì người tiêu dùng mua hàng hóa không đơn giản là chất lượng hàng hóa, mà còn vì văn hóa và thương hiệu quốc gia cung cấp hàng hóa đó. Nhất là trong tình hình khi mà ấn tượng về chất lượng hàng hóa Nhật Bản gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt với các nước trong  khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,…Vì vậy, phát triển công nghiệp văn hóa ra nước ngoài, không chỉ bởi những giá trị kinh tế trực tiếp, mà còn những giá trị gián tiếp do ngành công nghiệp này mang lại.

Mức ngân sách dành cho Cục văn hóa từ năm 2010 đến nay có tăng hàng năm, nhưng mức tăng ít, dao động trong khoảng dưới 104 tỷ yên. Trong đó, ngân sách dành cho thúc đẩy phát triển văn hóa nghệ thuật chiếm gần 40%, ngân sách dành cho bảo tồn và cơ sở hạ tầng chiếm gần 60% . Qua dự toán ngân sách hàng năm dành cho Cục Văn hóa, chúng ta có thể thấy trong giai đoạn hiện nay chính phủ Nhật Bản chú trọng vào hỗ trợ đạo tạo nguồn nhân lực và quảng bá ngành công nghiệp này tại nước ngoài. Theo công bố của Bộ Văn hóa và Giáo dục trong 3 năm gần đây mức ngân sách dành cho công tác hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cao hơn hẳn so với ngân sách dành cho các hoạt động khác (năm 2016: hoạt động văn hóa nghệ thuật là 5 tỷ 777,3 triệu yên; đào tạo nguồn nhân lực là 8 tỷ 477 triệu yên) (bảng 1).

Bảng 1: Ngân sách hàng năm dành cho Cục Văn hóa (đơn vị tính triệu yên)[3]

CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA NHẬT BẢN: NHÌN TỪ NGÂN SÁCH DÀNH CHO VĂN HÓA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

Nguồn: 文化庁(2016).文化関係予算(Dự toán ngân sách liên quan đến văn hóa)

Mức ngân sách này luôn chiếm khoảng 0,11% dự toán ngân sách của Nhật Bản. Ví dụ như năm 2014, Tổng ngân sách dự toán của Nhật Bản là 95.882,3 tỷ yên, ngân sách dành cho Bộ Văn hóa, Giáo dục là 5.103,6 tỷ yên (chiếm 5,6%), ngân sách dành cho Cục Văn hóa là sấp xỉ 103,6 tỷ yên (chiếm 0,1% ngân sách quốc gia). Nếu so sánh với ngân sách chính phủ dành cho văn hóa của một số nước thì con số này chưa phải là cao, như Hàn  Quốc ngân sách này chiếm 0,99 ngân sách quốc gia.

Bảng 2: So sánh với ngân sách dành cho văn hóa của Nhật Bản với một số nước (đơn vị tính trăm triệu yên)[4]

CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA NHẬT BẢN: NHÌN TỪ NGÂN SÁCH DÀNH CHO VĂN HÓA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

Nguồn: 野村総合研究所(2015)諸外国の文化予算に関する調査(報告書 )

Vào tháng 8/2011 Chính phủ Nhật Bản đã công bố quyết định chi 225.900 ngìn yên cho chính sách hỗ công ty công nghiệp văn hóa vừa và nhỏ, chi viện 1 tỷ 900 triệu yên cho mở rộng thị trường nước ngoài, 600 triệu yên hỗ trợ cho các sản phẩm văn hóa địa phương, 35 triệu yên cho Cơ quan xúc tiến Thương mại (JETRO) mở rộng liên kết thị trường văn hóa nước ngoài…

Ngoài ngân sách chi hàng năm của Chính phủ thì từ năm 1989, Hội nghị “Xúc tiến chính sách văn hóa” đã được bắt đầu, năm 1990 Chính phủ đã thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển Văn hóa nghệ thuật, từ đó ngân sách cửa Chính phủ dành cho Quỹ này đều tăng hàng năm, bên cạnh đó Quỹ cũng huy động vốn từ các công ty, tập đoàn và tổ chức tư nhân. Cụ thể, vào năm 1990 Quỹ được thành lập với 50 tỷ yên của chính phủ và 10 tỷ yên huy động từ người dân (từ các khu vực tư nhân).. Đến năm 1996, kế hoạch sáng tạo nghệ thuật và hỗ trợ cho văn hóa nghệ thuật đã trở thành những vấn đề trọng điểm trong hoạt động của Quỹ này. Vào tháng 11 năm 2013,Tổ chức “Cool Japan” được thành lập với vốn đầu tư 37,5 tỷ yên, trong đó Chính phủ đầu tư 30 tỷ yên; 7,5 tỷ yên huy động từ khu vực tư nhân (gồm 17 công ty), năm 2015 vốn đầu tư của người dân đã lên đến 10,7 tỷ[5]. Hoạt động đầu tư sẽ được tập trung vào các lĩnh vực như: dịch vụ (nhằm thu hút khách du lịch đến Nhật Bản), công nghiệp Content, thời trang, ẩm thực Nhật Bản...

Nếu như năm 1990 Chính phủ Nhật Bản chỉ dành 43,2 tỷ yên trong dự toán ngân sách cho Cục Văn hóa, đến năm 1997 con số này đã tăng lên 82,8 tỷ yên, điều này có thể thấy, bắt đầu nửa sau thập niên 1990 đến nay Chính phủ Nhật Bản đã quan tâm đến văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng. Cũng nhờ những chính sách hỗ trợ của Chính phủ mà qui mô ngành công nghiệp văn hóa Nhật Bản đã tăng trưởng cao trong giai đoạn này.

Hạ Lan Phi, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]後藤和子(2006)。日本文化政策。有斐閣 (Goto Kazuko (2006). Chính sách văn hóa học Nhật Bản. Nxb. Yuhi Kaku)

[2]Douglas McGray. Japan’s Gross National Cool.  Foreign Policy.No 6, 2002

[3]Nguồn: 文化庁(2016)文化関係予算(Dự toán ngân sách liên quan đến văn hóa)

http://www.bunka.go.jp/seisaku/bunka_gyosei/yosan/

[4]野村総合研究所(2015)諸外国の文化予算に関する調査(報告書 ) (Điều tra liên quan đến dự toán ngân sách dành cho văn hóa của một số nước)

http://www.bunka.go.jp/tokei_hakusho_shuppan/tokeichosa/pdf/h26_hokoku.pdf

[5]経済産業省(2016).クールジャパン機構について(Về Tổ chức Cool Japan)

http://www.meti.go.jp/policy/mono_info_service/mono/creative/160106CJfundJanuary.pdf


 

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn