GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

QUI MÔ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CONTENT CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 28-10-2016, 15:24

Công nghiệp Conten hay còn được gọi là “Công nghiệp nội dung”, chỉ các sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp sản xuất game, điện ảnh, âm nhạc, và ngành xuất bản, các tác phẩm hội họa, văn học, truyền hình, gameshow…, các sản phẩm mang nội dung văn hóa, dù hữu hình, hay vô hình, dù lưu thông hiện thực hay ảo trên mạng internet đều thuộc ngành công nghiệp này.

Tại Nhật Bản, theo thống kê của Bộ Kinh tế và Công nghiệp năm 2003, qui mô ngành công nghiệp Content đạt 100 tỷ USD, chiếm 2,2% GDP của Nhật Bản.

Bảng 1: Qui mô ngành công nghiệp Content Nhật Bản, so sánh với Mỹ

QUI MÔ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CONTENT CỦA NHẬT BẢN

Nguồn: 経済産業省(2006). 日本のコンテンツ産業の 日本のコンテンツ産業の 国際競争力強化に向けて. http://www.sunadaphd.com/presentation/pdf/060616_lunette_keidanren.pdf

Theo điều tra của Hiệp hội công nghiệp giải trí kỹ thuật số thì tổng kim ngạch năm 2006 của riêng thị trường công nghiệp giải trí trong nước đạt 13.989 tỷ yên. Trong đó, các lĩnh vực đặc biệt như: sách, báo, tranh ảnh,… là 5.986.100 triệu yên; Phim truyền hình và phim màn ảnh rộng là 4.807.400 triệu yên; Âm nhạc ( bao gồm cả thu đĩa CD..) là 1.899.600 triệu yên; Game là 1.295.900 triệu yên.

So với 13.276,6 tỷ yên năm 2002 thì trong vòng 4 năm tổng kim ngạch của nền công nghiệp giải trí Nhật Bản tăng 5,4%. Trung bình 1 năm tăng 1,3%. Các lĩnh vực đặc biệt như: Game tăng 25,2%; sách, báo, tranh ảnh, …tăng 6,3%; Phim ảnh (cả truyền hình và phim màn ảnh rộng) tăng 4,8%;  Âm nhạc ( bao gồm cả thu đĩa CD..) giảm  6,0%..... Tuy nhiên, thị trường công nghiệp giải trí trong nước liên tục tăng đến năm 2007 là 13.176,3 tỷ yên, đến năm 2008 giảm 2,4%: 12.861,6 tỷ yên; năm 2009 giảm 6,0%:  12.084,3 tỷ yên.

Năm 2009, kim ngạch của thị trường công nghiệp content toàn thế giới đạt 497,23 tỷ USD, dự tính năm 2014 là 672,081tỷ USD (chủ yếu là từ các ngành: điện ảnh, truyền hình, âm nhạc, trò chơi game… Trong báo cáo điều tra năm 2010 của Bộ Văn hóa, Giáo dục Nhật Bản có so sánh thị trường công nghiệp văn hóa của Nhật Bản với một số nước có nền công nghiệp giải trí phát triển trên thế giới và trong khu vực Châu Á. Đứng đầu là nền công nghiệp giải trí của Mỹ, Nhật Bản đứng thứ hai, Anh đứng thứ 3, Đức đứng thứ 4. Nhưng, tổng thu nhập nền công nghiệp giải trí của 7 nước tiếp theo cũng chưa bằng thu nhập của nền công nghiệp giải trí nước Mỹ. 

Bảng 2: Điều tra thị trường ở một số nước có ngành công nghiệp giải trí phát triển (đơn vị tính 1 triệu USD)

QUI MÔ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CONTENT CỦA NHẬT BẢN

Nguồn: Số liệu thống kê của Hiệp hội công nghiệp Giải trí năm 2009 (sách trắng năm 2010)

Năm 2013, nếu chỉ tính riêng thị trường nội địa của ngành công nghiệp content đã đạt khoảng 12 ngìn tỷ yên. Cụ thể, ngành công nghiệp liên quan đến lưu giữ hình ảnh đạt khoảng 4.500 tỷ yên (phần mềm hình ảnh 500 tỷ yên, điện ảnh 200 tỷ yên, liên quan đến truyền hình 3.500 tỷ yên, ngoài ra 300 tỷ yên), ngành công nghiệp âm nhạc đạt 1.300 tỷ yên (phần mềm: 400 tỷ yên, karaoke: 500 tỷ yên, hòa nhạc: 200 tỷ yên, các ngành dịch vụ liên quan: 100 tỷ yên), ngành công nghiệp game đạt 1,500 tỷ yên (phần mềm game: 300 tỷ yên, ngành game online: 700 tỷ yên, ngành game trên điện thoại:100 tỷ yên, game trong máy tính: 400 tỷ yên); Ngành công nghiệp xuất bản đạt 4.600 tỷ yên (sách: 800 tỷ yên, tạp chí: 1,100 tỷ yên, báo: 1.000 tỷ yên, quảng cáo và các loại in ấn khác: 1.100 tỷ yên). Xuất khẩu năm 2013 của ngành này đạt 550 tỷ USD, với mục tiêu mở rộng thị trường tại khu vực châu Á, chính phủ Nhật Bản kỳ vọng sẽ đạt 75,8 tỷ USD vào năm 2020[1]. Tuy nhiên, ngoài những hiệu quả kinh tế trực tiếp như đã nêu thì hiệu quả kinh tế gián tiếp mà ngành công nghiệp này mang lại cũng rất lớn. Ví dụ như, hiệu quả trực tiếp của ngành công nghiệp nội dung số (content) năm 2011 đạt khoảng 12 ngìn tỷ, nhưng hiệu quả gián tiếp của ngành này đạt 22,2 ngìn tỷ yên (trong đó, thị trường thông tin đạt 13,4 tỷ yên; thị trường quảng cáo 1,9 ngìn tỷ yên; thị trường truyền thông đạt 5 ngìn tỷ; thị trường kinh doanh liên quan đến hình ảnh nhân vật đạt 1,9 ngìn tỷ yên)[2].

Từ năm 2009 đến 2014, tổng kim ngạch của riêng ngành công nghiệp content tăng 5,4% từ 13.300 tỷ Yên lên 14.000 tỷ Yên, năm 2015 có giảm sút nhưng vẫn đạt khoảng hơn 12 nghìn tỉ yên. Chỉ riêng doanh số bản quyền ngoài nước liên quan tới Manga và Anime đã lên tới 3000 tỷ Yên (khoảng 26 tỷ USD) năm 2005. Cũng trong năm này, doanh thu vé và DVD của phim hoạt hình lên tới 5,2 tỷ USD trên toàn thế giới. Cụ thể hơn, riêng doanh thu từ phim hoạt hình Pokemon và các sản phẩm liên quan trên thị trường toàn thế giớ tính đến tháng 12/2011 đã đạt 3,5 ngìn tỷ yên[3].

Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp văn hóa, trong đó có văn hóa giải trí của Nhật Bản ra thị trường nước ngoài bị đánh giá là còn nhiều yếu kém. Năm 2009, thị trường công nghiệp giải trí của Nhật Bản đạt khoảng 14 ngìn tỷ yên, nhưng xuất khẩu chỉ đạt 1,9%, trong khi đó xuất khẩu của nền công nghiệp giải trí của Mỹ đạt 17,8% [4]. Vì vậy, những năm gần đây, trong các chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa nói chung, công nghiệp Content nói riêng đã nhấn mạnh đến việc mở rông thị trường nước ngoài, đặc biệt là khu vực châu Á. Việc mở rộng thị trường nước ngoài, ngoài mục đích kinh tế trực tiếp do ngành này mang lại, còn có những lợi ích kinh tế gián tiếp và quảng bá hình ảnh đất nước. Năm 2009, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường Content Nhật Bản ở các nước trên thế giới, đưa ra các phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp văn hóa tại các nước.

Ngoài những giá trị kinh tế trực tiếp như trên, do đặc thù mang tính sáng tạo và văn hóa nên những sản phẩm của ngành công nghiệp văn hóa còn mang lại những giá trị gián tiếp, như doanh thu từ nhượng bản quyền hình ảnh các nhân vật nổi tiếng được yêu thích cho các doanh nghiệp kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác.

Đặc biệt là các sản phẩm của ngành công nghiệp content được đánh giá cao ở hiệu quả kinh tế gián tiếp của nó. Năm 2012, doanh thu từ ngành này đạt 12 ngìn tỷ yên, nhưng doanh thu gián tiếp của ngành này từ 4 thị trường thông tin (internet…), quảng cáo, truyền thông, nhượng quyền hình ảnh nhân vật đã lên tới 22,2 ngìn tỷ yên. Riêng doanh thu từ nhân vật Pokemon năm 2011 (bao gồm từ phần mềm game, thẻ game, hình ảnh động, nhượng quyền hình ảnh nhân vật cho các thương phẩm khác) đạt 3,8 ngìn tỷ yên[5].

Năm 2013, qui mô thị trường kinh doanh hình ảnh nhân vật (bản quyền, nhượng quyền thương phẩm hóa) đạt 2.311 tỷ yên; năm 2014 đạt 2.342 tỷ yên, trong đó doanh thu từ bản quyền đạt 1.168 tỷ yên, nhượng quyền thương phẩm hóa đạt 1.174 tỷ yên[6]. Trong doanh thu từ nhượng quyền thương phẩm hóa thì hình ảnh nhân vật được sử dụng trong các sản phẩm đồ chơi chiếm 46,7%; văn phòng phẩm chiểm 3,1%; bánh, kẹo chiếm 6,9%; thực phẩm chiếm 5%; trang phục chiếm 6,2%, tạp hóa chiếm 10%; đồ gia dụng và nội thất chiếm 5,5%...

Biểu 1: Biến động qui mô thị trường kinh doanh hình ảnh nhân vật

QUI MÔ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CONTENT CỦA NHẬT BẢN

Nguồn: https://www.yano.co.jp/press/pdf/1283.pdf

Hạ Lan Phi, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]経済産業省(2015).コンテンツ産業の現在と今後発展の方向性.(Bộ Kinh tế và Công nghiệp (2015). Hiện trang nền Công nghiệp số và hướng phát triển)

www.meti.go.jp/policy/mono_info_service/.../1507shokanjiko.pdf

[2]経済産業省(2013). クリエイティブ産業の現状と課題. (Bộ Kinh tế và Công nghiệp (2013). Hiện trạng và những vấn đề tồn đọng của ngành Công nghiệp Sáng tạo)

www.meti.go.jp/committee/kenkyukai/shoujo/.../001_s01_00.pdf

[3]経済産業省(2012).クリエイティブ産業海外展開強化に 向けた調査報告書. (Bộ Kinh tế và Công nghiệp (2013). Báo cáo điều tra việc thúc đẩy thị trường nước ngoài của ngành Công nghiệp Sáng tạo)

http://www.meti.go.jp/committee/kenkyukai/seisan/cool_japan/pdf/011_s02_00.pdf

[4]経済産業省「文化産業」大国に向けて:文化産業を21世紀のリーディング産業に。平成22年4月5日。

[5]経済産業省(2013). クリエイティブ産業の現状と課題. (Bộ Kinh tế và Công nghiệp (2013). Hiện trạng và những vấn đề tồn đọng của ngành Công nghiệp Sáng tạo)

www.meti.go.jp/committee/kenkyukai/shoujo/.../001_s01_00.pdf

[6]矢野経済研究所(2014).キャラクタービジネスに関する調査結果 2014 (Báo cáo kết quả điều tra kinh doanh hình ảnh nhân vật năm 2014)

https://www.yano.co.jp/press/pdf/1283.pdf

 

 

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn