GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

CHUYẾN THĂM NHẬT BẢN CỦA TỔNG THỐNG PHILIPPINES RODRIGO DUTERTE

Đăng ngày: 28-10-2016, 15:44

Từ ngày 25 đến 27 tháng 10 năm 2016, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản và có buổi hội đàm song phương với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào hồi tháng 6 và cuộc gặp giữa ông Duterte với Thủ tướng Abe là lần gặp thứ 2, sau lần gặp đầu tại Lào hồi tháng chín.

Chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Rodrigo Durterte gây sự chú ý của dư luận quốc tế bởi nó được thực hiện ngay sau chuyến công du tới Trung Quốc. Ngày 20 tháng 10 vừa qua, lần đầu tiên Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte thăm Trung Quốc và hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí ưu tiên cải thiện quan hệ song phương và tránh bàn sâu về các tranh chấp trên Biển Đông. Dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino, quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc khá căng thẳng xung quanh tranh chấp này. Đi cùng với ông Duterte là các đoàn doanh nghiệp lớn nhằm thúc đẩy đầu tư, thương mại và các lĩnh vực khác. Một thư ký Nội các Philippines tiết lộ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Duterte sẽ mang lại khoảng 3 tỷ USD “Quĩ viện trợ”[1]. Dường như Manila có lợi thế hơn trong đàm phán với Bắc Kinh kể từ khi Tòa trọng tài thường trực quốc tế đã phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông hồi tháng 7 vừa qua.

Mặt khác, từ khi nhậm chức ông Duterte liên tục có những phát biểu chỉ trích Mỹ, bình luận về Tổng thống Barack Obama với những từ ngữ khiếm nhã tạo ra sự quan ngại về tương lai quan hệ liên minh Mỹ - Philippines. Thậm chí, ông Duterte đã công khai dự định sẽ từ bỏ Hiệp định tăng cường hợp tác quốc phòng  (EDCA) mà người Tổng thống tiền nhiệm là ông Bennigno Aquino đã ký kết với Washington[2]. Đánh giá về những phát ngôn của ông Duterte, Phó giáo sư Jimbo Ken, thuộc khoa Quản lý chính sách, Đại học Keio cho rằng “Trong chuyến thăm Trung Quốc, ông Duterte nhiều lần có những phát ngôn thể hiện Philippine muốn cắt đứt quan hệ với Mỹ. Ông Duterte nói muốn “cắt đứt” Mỹ và Philippines sẽ không tổ chức tập trận chung hay tuần tra chung trên biển Đông với Mỹ. Tuy nhiên, ông đã đính chính lại các phát ngôn thái quá này tại cuộc họp báo sau khi về nước. Ông nói rằng ông không cắt đứt quan hệ với Mỹ. Hành động của ông Duterte khiến kể cả Trung Quốc cũng bị rối vì nó cho thấy rằng tùy theo tình thế mà Tổng thống Philippines cũng có thể sử dụng chính sách ngoại giao chống lại Trung Quốc”[3].

Đối với Thủ tướng Abe, một liên minh Nhật – Mỹ chặt chẽ là rất quan trọng, nên Nhật Bản đã có sự đón tiếp nồng hậu với Tổng thống Duterte. Nỗ lực của ông Abe có thể tạo hiệu quả trong việc ngăn ngừa thay đổi cơ bản trong chính sách ngoại giao của Manila. Thực tế, từ khi nhậm chức, ông Duterte chưa từng nói xấu Nhật Bản hay bản thân ông Abe. Điều này giúp Nhật Bản dễ dàng tiếp cận ông Duterte với tư cách là một người bạn của Philippines [4].

Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Duterte, Thủ tướng Shinzo Abe bàn về những vấn đề cộng động quốc tế quan tâm, liên quan đến hòa bình và ổn định khu vực. Đề cập đến phán quyết của Tòa trọng tài, mâu thuẫn trên Biển Đông, Thủ tướng Abe xác nhận tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình theo luật pháp, không được đe dọa hay sử dụng vũ lực. Nhật Bản cũng hoan nghênh ông Duterte đã sang thăm Trung Quốc và nỗ lực cải thiện quan hệ Philippines - Trung Quốc.

Tổng thống Duterte đề cập đến hoạt động xây dựng các cứ điểm của Trung Quốc trên Biển Đông, nơi có sự cạnh tranh chủ quyền lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc. Ông nói rằng Philippines và Nhật Bản đang ở trong hoàn cảnh giống nhau, chúng ta mong muốn hòa bình, giải quyết mọi vấn đề một cách hòa bình dựa trên luật pháp và có ý sẽ đứng về phía Nhật Bản.

Ông Duterte nói rằng sẽ liên kết chặt chẽ với Nhật Bản, hợp tác trong các mối lo chung, bao gồm cả vấn đề Biển Đông. Quan điểm giá trị là luật pháp và chủ nghĩa dân chủ. Qua 60 năm quan hệ ngoại giao, Nhật Bản là người bạn thân hữu có mối quan hệ đặc biệt của Philippines.

Ngoài ra, đối với việc Bắc Triều Tiên liên tục thừ nghiệm hạt nhân và bắn tên lửa, hai bên nhất trí liên kết nhằm thông qua nghị quyết của Liên hợp quốc bao gồm lệnh trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên. Hai bên đã đồng ý Nhật Bản sẽ cấp hai tầu tuần tra cỡ lớn để tăng cường năng lực phòng vệ trên biển của Philippines, đồng thời cho vay bằng đồng yên để hỗ trợ hoạt động kinh tế của các khu vực chậm phát triển[5].

Có thể nhận định chuyến thăm Nhật Bản và trước đó là Trung Quốc của Tổng thống Duterte trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều thành quả lớn. Nhật Bản xúc tiến tăng cường năng lực phòng vệ trên biển, cấp hai thuyền cỡ lớn cho Philippines. Trung Quốc cung cấp khoản viện trợ lớn, cũng như những lời hứa hẹn sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng cho Manila. Diễn biến cho thấy như là có một vị khách nhưng có hai đầu bếp sẵn sàng đón tiếp. Bởi thực tế Philippines đang nắm giữ quân bài có ảnh hưởng lớn đến trật tự cục diện Châu Á Thái Bình Dương. Vấn đề đang được quan tâm chính là quan hệ Philippines với Mỹ. Bà Suzuki Yurika, chuyên viên nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu Các nền Kinh tế đang phát triển, thuộc Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho rằng, nếu Philippines tách khỏi Mỹ, có khả năng Philippines trông cậy nhiều hơn vào Nhật Bản, đồng minh quan trọng của Mỹ, để duy trì quan hệ đồng minh ba bên. Nhật Bản cần theo dõi chặt chẽ động thái của Philippines và tổ chức các cuộc họp thượng đỉnh giống như lần này càng thường xuyên càng tốt để khẳng định quan hệ đồng minh[6].

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]Đằng sau động thái xa rời Mỹ của Tổng thống Philippines Duterte

Bản dịch của TTXVN, Tin tham khảo thế giới 22/10/2016, tr.7

[2]Lý do Nhật Bản trải thảm đỏ đón Tổng thống Philippines

Bản dịch của TTXVN, Tin tham khảo thế giới 27/10/2016, tr.5

[3]Tin NHK ngày 23/10/2016

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/

[4]Lý do Nhật Bản trải thảm đỏ đón Tổng thống Philippines

Bản dịch của TTXVN, Tin tham khảo thế giới 27/10/2016, tr.5

[5]日比首脳会談 南シナ海問題で確認 「法の支配に基づき解決を」

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20161026/k10010745311000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_028

[6]Tin NHK ngày 27/10

http://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn