GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI KHEN TRONG TIẾNG NHẬT

Đăng ngày: 14-11-2016, 02:07

Khen không những là một hành vi phổ quát, mà còn là một chiến lược lịch sự trong giao tiếp, vì vậy, hành vi này được sử dụng với tần suất cao so với các hành vi khác. Đối với người Nhật, một dân tộc có đặc trưng giao tiếp lấy người nghe là trung tâm của hội thoại, trong giao tiếp, người nói luôn để ý đến trạng thái tâm lý của người nghe để điều chỉnh lời nói của mình, nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất, thì việc sử dụng lời khen lại càng phổ biến. Ta có thể bắt gặp lời khen ở mọi hoàn cảnh, tình huống giao tiếp. Kể cả trong tình huống chê, thì để vớt vát thể diện cho người bị chê, một số lời khen và đánh giá theo chiều tích cực sẽ được đưa ra trước đó như một quy định bất thành văn trong giao tiếp của người Nhật Bản. Ví dụ, trước khi chê, các câu nói mang tính khẳng định như: 「確かに.....が、...」(Đúng là...., nhưng....) được sử dụng như chiến lược mào đầu. Các nhà ngôn ngữ học đã phân chia hành vi khen làm 2 loại: khen trực tiếp và khen gián tiếp. Sau đây, chúng tôi khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của lời khen trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Nhật.

1. Hành vi khen trực tiếp

Hành vi khen trực tiếp là hành vi sử dụng các động từ ngữ vi như: khen, ngưỡng mộ, khâm phục..., hoặc nhận xét trực tiếp về ngoại hình, tính cách, năng lực của đối tượng giao tiếp để khen. Nếu như trong tiếng Việt, lời khen của người trên đối với người dưới được biểu lộ trực tiếp như “Cô khen các em hôm nay vở sạch chữ đẹp”, hoặc “Tôi thay mặt lãnh đạo Viện biểu dương đồng chí A đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khoa học...”, thì trong tiếng Nhật rất hiếm khi gặp lời khen trực tiếp như vậy. Động từ ngữ vi “khen” 「ほめる」(khen) hiếm khi được dùng trực tiếp. Song, các động từ có nghĩa tương tự, ví dụ 「感心」(cảm phục)、「感激」(cảm kích), 「感動」(cảm động)... cũng được sử dụng tuy không nhiều.

Lời khen trực tiếp được dùng nhiều trong tiếng Nhật là lời nhận xét có sử dụng các tính từ để đánh giá về ngoại hình, năng lực, tính cách... của đối tượng giao tiếp hoặc những gì thuộc về họ, gia đình họ.

VD 1: (サッカー部の部屋で)(Trong phòng câu lạc bộ bóng đá)

チン:先輩、今日の試合、いい試合でしたね。感動しました。(- Anh ơi, trận đấu hôm nay hay thật đấy nhỉ! Em cảm động quá.)

先輩:うん、みんな、最後までよく頑張ったよ。あ、そろそろみんなが来る時間だけど、準備できた?(- Ừ, mọi người đều cố gắng đến cuối cùng. À, sắp đến giờ mọi người đến rồi, đã chuẩn bị xong chưa?)

VD 2: 部長が社員にネクタイをほめられて、喜んでいます。(Trưởng phòng được nhân viên khen cà vạt nên rất vui.)

社員:今日の部長のネクタイ、素敵ですね。(Cà vạt của trưởng phòng hôm nay đẹp quá!)

部長:え、そうかなあ。(Ờ, thế à!)

社員:本当です。色もいいし、背広もよく合っていますよ。(Thật đấy ạ. Màu cũng đẹp mà cũng hợp với quần áo ạ.)

部長:それはうれしいですね。娘が選んでくれたんだよ。(Thế thì vui quá! Con gái tôi chọn cho đấy!)

Ở các ví dụ 1 (trận đấu hay) và 2 (cà vạt đẹp quá), ta thấy lời khen trực tiếp sử dụng cấu trúc:

A (đối tượng) は H (từ đánh giá/tính từ) である

Như vậy, có thể thống kê cấu trúc của lời khen trực tiếp như sau.

Bảng 1: Cấu trúc lời khen trực tiếp

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI KHEN TRONG TIẾNG NHẬT

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI KHEN TRONG TIẾNG NHẬT

2. Hành vi khen gián tiếp

Trong tiếng Nhật, hành vi khen gián tiếp được sử dụng nhiều hơn khen trực tiếp, và hình thức biểu hiện cũng phong phú hơn. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có 9 cách thể hiện lời khen một cách gián tiếp.

Bảng 2: Các biểu thức khen gián tiếp

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI KHEN TRONG TIẾNG NHẬT

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI KHEN TRONG TIẾNG NHẬT

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI KHEN TRONG TIẾNG NHẬT

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI KHEN TRONG TIẾNG NHẬT

Như vậy, có rất nhiều chiến lược lời khen, thể hiện bằng các biểu thức khen trong tiếng Nhật. Phổ biến nhất trong các lời khen gián tiếp là nêu lên trạng thái tình cảm, hành động, sự ngưỡng mộ của người khen (chủ thể khen). Người Nhật thường có cảm tình với những lời khen gián tiếp bằng việc biểu lộ cảm xúc của người khen (chủ thể khen), hơn là trực tiếp đánh giá hành động của người được khen (đối tượng khen). Thay vì nói 「よくできました。」(Anh làm tốt lắm), thì cách nói khiêm tốn 「私なんかでは、なかなかそのようにできないです。」(Tôi thì chẳng bao giờ làm được thế!) sẽ có giá trị lịch sự cao hơn nhiều.

Trong một khảo sát của Ohara (2010), trong tình huống được đưa ra là “hãy khen chiếc ô của cô giáo bạn”, rất nhiều sinh viên nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan đưa ra lời khen “Đánh giá + Câu hỏi (mua ở đâu)”, trong khi sinh viên Nhật chọn phương án “Đánh giá + Ước ao/hứng thú”. Ta hãy xem các ví dụ dưới đây:

VD 3: 「先生の傘はきれいですね。とても似合いますね。」(Ô của cô giáo đẹp quá! Rất hợp với cô.) (sinh viên Đài Loan, nam)

VD 4:「あの、先生すみません。先生の傘は可愛いですね。どこで買いましたか。」(À, xin lỗi. Ô của cô dễ thương quá! Cô mua ở đâu đấy ạ?) (Sinh viên Thụy Sĩ, nam)

VD 5:「先生!持っていらっしゃる傘本当にかわいいですね。今来ていらっしゃる服ともすごく似合うし、柄もかわいいです。どこで買いましたか。(Cô ơi! Ô cô đang dùng thực sự rất dễ thương. Bộ quần áo cũng rất hợp, chất cũng đẹp nữa. Cô mua ở đâu ạ?) (Sinh viên Hàn Quốc, nữ)

VD 6:「その傘、良いですね。私ビニール傘なんで、こういうおしゃれなのほしいなあ。」(Chiếc ô đó đẹp quá! Em thì chỉ có cái ô ni lông, nên rất muốn có một cái điệu như thế.) (Sinh viên Nhật, nữ). (Còn nữa)

Ngô Hương Lan

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn