GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHẬT BẢN VÀ ẤN ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN HẠT NHÂN DÂN SỰ

Đăng ngày: 22-11-2016, 06:02

Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ đã xây dựng mối quan hệ an ninh chặt chẽ thông qua những cuộc tập trận hải quân ba bên. Tuy nhiên, phương châm “Nước Mỹ là trên hết” của ông Trump suốt cuộc tranh cử tổng thống đã khiến Ấn Độ và Nhật Bản không khỏi lo ngại Mỹ sẽ giảm dần sự quan tâm tới khu vực. Điều này có thể sẽ thúc đẩy New Delhi và Tokyo xích lại gần nhau hơn. Ngày 11/11, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới thăm Nhật Bản, ông đã ca ngợi chính sách “hội tụ phát triển” giữa Ấn Độ và Nhật Bản và khẳng định mối quan hệ mạnh mẽ Ấn – Nhật sẽ giúp hai nước đóng vai trò ổn định ở châu Á. Chuyến thăm của Thủ tướng Modi nhằm ký kết một thỏa thuận về năng lượng hạt nhân có tính bước ngoặt trong quan hệ song phương. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng tại khu vực và việc ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ đã khiến nhiều nước châu Á nghi hoặc chính sách của cường quốc này tại khu vực.

Thủ tướng Modi phát biểu trước giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Ấn Độ. Ông Modi nhấn mạnh “Chính sách phát triển hội tụ giữa hai nước ngày càng tăng cũng như quan hệ đối tác chiến lược và toàn cầu Ấn – Nhật sẽ có thể đưa kinh tế khu vực phát triển, kích thích tăng trưởng toàn cầu”. Ông Modi cho rằng, Ấn Độ và Nhật Bản vững mạnh không chỉ mang lại lợi ích cho hai nước mà còn là yếu tố kiến tạo sự ổn định tại châu Á và trên thế giới[1].

Trong ngày đầu của chuyến thăm (ngày 11/11),  Nhật Bản và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận hạt nhân dân sự, mở đường cho việc Tokyo cung cấp Ấn Độ những nhiên liệu, thiết bị và công nghệ để sản xuất điện hạt nhân, trong bối cảnh Ấn Độ đang hướng đến năng lượng hạt nhân nhằm đáp ứng nền kinh tế tăng trưởng tốc độ cao. Thỏa thuận này quy định rằng nhiên liệu và thiết bị hạt nhân cung cấp cho Ấn Độ chỉ có thể được sử dụng vì mục đích hòa bình. Một văn kiện riêng khác cũng được ký kèm theo thỏa thuận trên và có một điều khoản cho phép Nhật Bản được chấm dứt thỏa thuận nếu Ấn Độ tiến hành vụ thử hạt nhân dù chỉ là một lần. Ông Abe nói rằng: Thỏa thuận này là một khuôn khổ pháp lý, để bảo đảm rằng Ấn Độ hành động với tinh thần trách nhiệm cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân một cách hòa bình. Đây là lần đầu tiên, Nhật Bản, quốc gia duy nhất hứng chịu cuộc tấn công bằng bom nguyên tử, hoàn tất một thỏa thuận hạt nhân dân sự với 1 quốc gia chưa ký Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân.

Về phía Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi đã chia sẻ trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Nhật Bản của ông Shinzo Abe rằng: “Việc ký kết thỏa thuận hợp tác ngày hôm nay đánh dấu một bước tiến lịch sử trong việc chúng tôi cam kết xây dựng quan hệ hợp tác về năng lượng sạch”. Quan điểm từ phía Ấn Độ còn cho rằng Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân mang tính phân biệt và bày tỏ quan ngại về việc hai nước Trung Quốc và Pakistan có trang bị vũ khí hạt nhân. Như vậy, thỏa thuận hạt nhân dân sự của Ấn Độ với Nhật Bản theo sau một hiệp định tương tự với Hoa Kỳ trong năm 2008, nó đã mang lại cho Ấn Độ quyền tiếp cận công nghệ hạt nhân sau nhiều thập kỷ bị cô lập [2].

Ngay sau khi thỏa thuận hạt nhân giữa Nhật Bản và Ấn Độ được ký kết, phía Pakistan đã bày tỏ quan ngại, Bộ Ngoại giao Pakistan nhấn mạnh động thái này có thể gây suy yếu sự ổn định trong khu vực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pakistan Nafess Zakaria cho biết thỏa thuận mà Nhật Bản và Ấn Độ ký kết cho phép New Delhi có được khả năng tiếp cận với các nguồn lực nhiên liệu hạt nhân của nước ngoài và mở rộng ngành công nghiệp điện hạt nhân của mình, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân chiến lược tại khu vực. Ông Zakaria cũng kêu gọi quốc tế không phân biệt đối xử với Pakistan trong khi thiên vị nước láng giềng Ấn Độ; đồng thời ông hối thúc Nhật Bản và các nước khác đánh giá một cách khách quan hậu quả của những cách tiếp cận mang tính phân biệt đối xử đối với khu vực[3].

Có thể nhận thấy rằng chuyến thăm Nhật Bản lần này của Thủ tướng Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh khá đặc biệt, khi Trung Quốc đang tích cực mở rộng ảnh hưởng tại châu Á. Ấn Độ thì có một cuộc tranh chấp lãnh thổ lâu đời với Trung Quốc, trong khi đó, từ lâu Trung Quốc và Nhật Bản đã đối đầu nhau trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại quần đảo không người trên biển Hoa Đông mà người Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu ngư. Còn đối với Mỹ, một đối tác quan trọng của Ấn Độ và cũng là đồng minh thân thiết của Nhật Bản, vừa hoàn tất bầu cử Tổng thống mới - ông Donald Trump, với chủ trương đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết. Điều này buộc các quốc gia châu Á như Nhật Bản và Ấn Độ càng phải củng cố quan hệ của mình hơn, xích lại gần nhau hơn.

Một điểm đáng chú ý nữa là thỏa thuận hạt nhân dân sự Nhật Bản và Ấn Độ kí kết đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng khi Nhật Bản -  nạn nhân của vụ Mỹ thả bom nguyên tử trong Thế Chiến II, với cam kết không phổ biến hạt nhân, từ lâu quốc gia này đã xa lánh việc hợp tác hạt nhân dân sự với Ấn Độ, một nước rất thiếu năng lượng. Và chính việc đạt được thỏa thuận hạt nhân nói trên đã cho thấy rằng hiện nay trước bối cảnh quốc tế ngày một thay đổi Nhật Bản đã có nhưng chính sách mềm dẻo hơn trong lập trường của mình.

Trần Mỹ Hoa, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

1. Strong Japan-India ties can help stabilize the world, says Modi

https://www.japantoday.com/category/politics/view/strong-japan-india-ties-can-help-stabilize-the-world-says-modi

2. Japan, India sign nuclear pact for non-military use

https://www.japantoday.com/category/politics/view/japan-india-sign-nuclear-pact-for-non-military-use

3. Pakistan criticizes Japan's nuclear deal with India

https://www.japantoday.com/category/politics/view/pakistan-criticizes-japans-nuclear-deal-with-india

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn