GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

BẮC TRIỀU TIÊN BẮN TÊN LỬA VÀ QUAN HỆ NHẬT - HÀN

Đăng ngày: 19-02-2017, 13:35

Ngày 12/2 vừa qua, Bắc Triều Tiên tuyên bố bắn thử nghiệm thành công loại tên lửa mới. Bắc Triều Tiên nói rằng tên lửa lần này là phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo phóng từ tầu ngầm mà nước này đã phóng thử thành công hồi tháng 8 năm ngoái, và tên lửa này có động cơ mạnh với nhiên liệu rắn khác với nhiên liệu lỏng như vẫn sử dụng từ trước đến nay. Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, tên lửa được bắn từ thành phố Kusong phía tây Bắc Triều Tiên và bay về phía đông khoảng 500km và rơi xuống biển Nhật Bản[1].

Đây là lần bắn tên lửa đầu tiên của Bắc Triều Tiên trong năm 2017 và được xem là hành động biểu dương lực lượng nhằm mừng ngày sinh 16/2 của cố lãnh đạo Kim Jong Il. Kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2011 đến nay, nhà lãnh đạo Kim Jong–Un đã chỉ đạo Bắc Triều Tiên bắn 13 quả tên lửa và tiến hành 3 vụ thử nghiệm hạt nhân. Bắc Triều Tiên đã bắn 5 loại tên lửa khác nhau, trong đó có loại Unha-3 có tầm bắn hơn 10.000 km có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ. Đặc biệt trong năm 2016, tần suất bắn tên lửa và thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên dày đặc, có tháng bắn 5 quả tên lửa và Rocket, gây hoang mang cho cộng đồng quốc tế.

Lần bắn tên lửa cuối cùng của năm 2016 diễn ra vào ngày 20/10 và được xem là thất bại khi phát nổ ngay sau khi phóng đi. Như vậy sau hơn 3 tháng im lặng Bắc Triều Tiên tiếp tục có hành động khiêu khích cộng đồng quốc tế. Dường như khoảng thời gian im lặng này một mặt là để Bắc Triều Tiên theo dõi chặt chẽ chính sách đối với Bình Nhưỡng của tân Tổng thống Mỹ Donal Trump và quan trọng hơn là nhận định về tình hình chính trị của Hàn Quốc. Chính trị Hàn Quốc và dư luận quốc tế ảnh hưởng lớn đến động thái của Bắc Triều Tiên. Tại Hàn Quốc người ta gọi những động thái của Bắc Triều Tiên là cơn gió phương Bắc. Nếu tiếp tục có những hành động khiêu khích sẽ gia tăng thuyết mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, ngược lại nếu làm giảm căng thẳng sẽ tạo dựng cơ hội đối thoại giữa hai miền. Hàn Quốc hiện nay đang diễn ra một loạt xì căng đan liên quan đến Tổng thống Park Geun-hye, cuộc bầu cử tổng thống dự định diễn ra vào tháng 12 có thể phải tiến hành sớm hơn. Đảng đối lập đang muốn giành lại chính quyền sau 10 năm. Thời điểm này, nếu cơn gió phương Bắc thổi, nỗi lo sợ Bắc Triều Tiên sẽ gia tăng mạnh, gây bất lợi cho đảng đối lập có xu hướng ôn hòa. Đối với Bắc Triều Tiên đang mong muốn có một vị Tổng thống mới theo đường lối ôn hòa bằng sự chuyển giao chính quyền ở Hàn Quốc, nên có lẽ họ đang kiềm chế những hành động khiêu khích[2]. Mặt khác, Chủ tịch Kim Jong-Un trong bài phát biểu đầu năm mới đã nói rằng việc chuẩn bị thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM đang ở giai đoạn cuối và ông nhắc lại là có thể bắn tên lửa vào bất kỳ lúc nào. Có lẽ sự im lặng trong hơn 3 tháng vừa qua là toan tính chính trị.

Bắc Triều Tiên bắn tên lửa vào đúng thời điểm lãnh đạo Mỹ - Nhật đang hội đàm, dường như là nhằm khiêu khích chính quyền Tổng thống Donal Trump và Thủ tướng Shinzo Abe. Hai bên ngay lập tức ra tuyên bố chung nhất trí liên kết chặt chẽ, tăng cường đối phó với Bắc Triều Tiên. Bên cạnh tăng cường đồng minh Nhật - Mỹ, chính quyền Thủ tướng Abe liên kết với Hàn Quốc nhằm đối phó với Bắc Triều Tiên. Tại Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 16 và 17/2 tại thành phố Bonn, Đức, Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida Fumio, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se có cuộc họp ba bên. Đồng thời ngoại trưởng hai nước Nhật – Hàn cũng có cuộc gặp song phương riêng.

Ngoại trưởng Fumio Kishida nhấn mạnh ba nước Nhật - Mỹ - Hàn cần liên kết thể hiện thái độ cứng rắn, đồng thời phải dẫn dắt cộng đồng quốc tế ứng phó với Bắc Triều Tiên. Ông Tillerson tái khẳng định rằng Mỹ sẽ duy trì cam kết bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc, cung cấp năng lực răn đe mở rộng bảo vệ đồng minh bằng sức mạnh quân sự, trong đó có năng lực hạt nhân. Ba nước tái xác nhận sẽ liên kết chặt chẽ, mạnh mẽ yêu cầu Bắc Triều Tiên tuân thủ nghị quyết của Liên hợp quốc cấm phát triển vũ khí hạt nhân và kiềm chế hành động khiêu khích[3].

Hợp tác phòng vệ, đánh giá và đối phó với việc Bắc Triều Tiên bắn tên lửa không thể thiếu thông tin trao đổi chung giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Thực tế, quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc hiện nay đang có phần nguội lạnh. Tượng phụ nữ mua vui vẫn đặt trước lãnh sự quán Nhật Bản tại Busan, Nhật Bản triệu hồi đại sứ tại Hàn Quốc về nước. Hơn một tháng trôi qua vẫn không có biến chuyển và chưa thấy dấu hiệu đại sứ Nhật Bản sẽ quay lại Hàn Quốc, tình trạng bế tắc vẫn tiếp diễn.

Từ lâu nay trong quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc, vấn đề phụ nữ mua vui và hợp tác phòng vệ đối phó với Bắc Triều Tiên có sự tách biệt nhưng không thể nói là không có tác động đến nhau. Các cuộc gặp gỡ tại Hội nghị ngoại trưởng G20 được tiến hành là dịp để hai ngoại trưởng Nhật – Hàn trực tiếp nói chuyện, khẳng định hợp tác sẽ làm giảm mức độ lạnh nhạt trong quan hệ song phương. Cải thiện quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc là cơ sở cho liên kết Nhật - Mỹ - Hàn. Trong bối cảnh gia tăng sự đe dọa của Bắc Triều Tiên và tính khó xác thực của thông tin liên quan đến quốc gia này, thực tế đang kiểm nghiệm nỗ lực ngoại giao của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

[1]Các nước phản ứng mạnh sau vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên

Bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới 15-02-2017, tr.12

[2]北朝鮮沈黙の理由は?

http://www.nhk.or.jp/kaisetsu-blog/300/261833.html

[3]日米韓外相会談 対北朝鮮で緊密連携

http://www3.nhk.or.jp/news/html/20170217/k10010879801000.html?utm_int=news-politics_contents_list-items_036

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn