GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

TỔ CHỨC TÔN GIÁO MỚI GIÁO ĐOÀN TỰ DO HOÀN HẢO CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 5-12-2017, 15:16

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, đời sống tôn giáo Nhật Bản nhờ vào những điều kiện thuận lợi như Luật Pháp nhân tôn giáo năm 1951 được ban hành và đời sống xã hội thay đổi dưới tác động của nền kinh tế phát triển với tốc độ cao; đã diễn ra hết sức sôi động. Các tổ chức tôn giáo mới bùng nổ như “nấm sau mưa”, trong đó có một số tổ chức thu được thành công rực rỡ, gây được sự chú ý của các học giả nước ngoài, thậm chí có nhiều tài liệu nghiên cứu về sự thành công của các tổ chức này. Trong đó, không thể không kể tới tổ chức tôn giáo mới có tên Church of Perfect Liberty (viết tắt là P.L.Kyodan, thậm chí là P.L, tiếng Nhật làパーフェクトリバティー教団, tức Giáo đoàn Tự do hoàn hảo), được sáng lập năm 1916 bởi cựu Thiền sư (Zen priest) Miki Tokuharu (1871-1938) và con trai, Tokuchika (1900-83), cùng với Kanada Tokumitsu (1863- 1924)- một giáo sĩ Thần đạo- người đã sáng lập tổ chức tôn giáo Tokumitsu-kyo vào năm 1912. Miki đã tạo ra một tôn giáo từ những kinh nghiệm với Phật giáo Chân Ngôn (Shingon) và Thiền (Zen), Thần đạo, và tín ngưỡng núi đồi cổ xưa. Kanada, người đồng sáng lập đã thiết lập cho tổ chức này 18 nguyên tắc cuộc sống, sau khi ông mấtcó thêm 3 nguyên tắc khác nữa. Tokuharu Miki chính là người đã đặt nền móng himorogi(神籬), cây linh thiêng của Thần đạo vào P.L Kyodan, và ngồi thiền hàng ngày trước nó. Sau đó, ông thêm vào Jindo Tokumitsu-kyo (tiếng Anh là Human Way, con đường của Nhân loại, được giảng giải bởi Tokumitsu), giống như Fuso-kyo, một nhánh của giáo phái Thần đạo chuyên thờ thần núi, tập trung vào gia đình, các mối quan hệ xã hội hơn là các khía cạnh bí truyền và khổ hạnh. Vào năm 1931, tổ chức thay đổi tên là Hito no Michi Tokumitsu-kyo (tức là con đường của loài người trong Tokumitsu-kyo), cùng thời điểm đó, phong trào ước tính đạt một triệu người theo tại Nhật. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều tôn giáo mới khác, tổ chức này cũng bị cấm vào năm 1937 do cáo buộc vi phạm Luật Gìn giữ Hòa bình, bị coi là truyền bá dị giáo trong đó dạy Amaterasu là Mặt trời, không phải Nữ thần Mặt trời tối cao, mắc vào tội phạm thượng tức không tôn trọng và không nỗ lực duy trì hệ thống đế quốc. Giống như người thành lập của Soka Gakkai, Mikki đã qua đời trong tù và con trai ông Tokuchika, được thả ra vào năm 1946, sau đó đã xây dựng một ngôi đền ở Kyushu và đổi tên tổ chức thành Church of Perfect Liberty, hay thường được viết tắt là P.L.Kyodan. Rất nhanh nhạy, tổ chức này sử dụng tiếng Anh để truyền bá ra phạm vi thế giới, bắt đầu tại Mỹ năm 1960. Hiện nay, P.L.Kyodan có khoảng hơn 1 triệu tín đồ ở 10 quốc gia[1], ngoài Nhật Bản còn Canada, Mỹ, Peru, Brasil, Argentina, Paraguay, Úc, Pháp, Bồ Đào Nha và Hunggary, song vẫn như các tôn giáo mới Nhật Bản khác, cộng đồng ở châu Âu rất nhỏ bé.

P.L.Kyodanđược dẫn dắt bởi Oshieoya (tiếng Nhật có nghĩa là người cha mẹ truyền dạy), cũng thường được gọi là Patriarch (Giáo trưởng). Đối với tín đồ, Ngài là người lấy đi mọi ốm đau bệnh tật của tín đồ theo nghi thức chữa bệnh hàng tháng, gọi là Ofurigae, giống như một sự trao đổi. Mặc dù Oshieoya hiện tại, Miki Takahito (1957-), khá khiêm nhường về khả năng bản thân, song ông được tin là sở hữu sức mạnh của thần linh và có thể có mioshie, tức chỉ dẫn của thần linh, cho những ai thỉnh cầu. Bất cứ đâu khi nghi lễ được diễn ra, Patriarch (Giáo trưởng) đều được cảm tạ vì phước lành và những điều tốt đẹp mà Ngài mang đến cho nhân loại.Các tín đồ hiểu về lời Patriarch cũng rất khác nhau. Trong P.L.Kyodan ở Oakland, California, Ngài được tin là Chúa sống hay còn gọi là ikigami, và là Chúa thời đại mới, vị cứu tinh thời đại hiện nay. Những người khác lại đồng ý với quan điểm của một chức sắc trong tổ chức rất có uy tín, rằng “Patriarch không phải là Thượng Đế, Thượng Đế không phải người trần tục. Mọi thứ đều do Ngài tạo nên. Ông ấy chỉ dẫn chúng ta và đem những vấn đề của chúng ta tới Ngài. Ông ấy cũng không phải ikigami.Ông ấy là một người đàn ông có trực giác và trí thông minh tuyệt vời. Ông rất rộng mở, tiếp thu nhanh và rất tâm linh”[2].

Patriarch sống và làm việc tại trụ sở chính ở Tondabayashi, cách 45 phút lái xe tới phía Tây Nam của Osaka, nơi có một tòa tháp yên bình, một bệnh viện chuyên nghiên cứu về tâm thần học, một trường học nổi tiếng khắp Nhật Bản vì những thành tích đáng nể trong các môn thể thao như bóng chày, và 3 sân gôn. Những điều được giảng dạy chính được gói gọn trong nguyên tắc đầu tiên trong 21 nguyên tắc: “Cuộc sống là nghệ thuật” (Life is art), đó là một quan điểm của phái Chân Ngôn, tập trung vào tầm quan trọng của nghệ thuật trong phát triển tâm linh, một quan điểm khá tương đồng các tôn giáo mới Nhật Bản khác như Omoto-kyo và Messianity. Người đồng sáng lập Omoto-kyo, Onisaburo Deguchi, coi “Cuộc sống là nghệ thuật” có nghĩa là loài người được tạo ra bởi sự sáng tạo của đấng linh thiêng, thể hiện cá tính riêng từng người thông qua nỗ lực nghệ thuật. Trong khi đó ở P.L.Kyodan, cách hiểu trên về “Cuộc sống là nghệ thuật” tiếp tục được sử dụng, và được giải thích rộng hơn về cơ cấu của một cuộc đời - sinh ra, lập gia đình, làm việc, nghỉ ngơi,...- như một yếu tố hay một phần của bức tranh.

Xuất hiện tại Mỹ từ năm 1960, phái P.L.Kyodan ngay từ đầu đã gây ấn tượng khi thu hút khoảng 5000 người trong vòng 10 năm. Phong trào bắt đầu truyền bá ở đảo Hawaii vào năm 1968 và tháng 1 năm 1997 có 300 người tham gia, 200 tín đồ trong số đó là dân đảo Oahu. Gần như 100% là người Mỹ gốc Nhật, 70% số đó là phụ nữ[3]. Độ tuổi trung bình của các thành viên giáo hội khoảng 50-60 tuổi, tuy nhiên đang giảm xuống. Hiện nay, các nghi lễ phần lớn bằng tiếng Anh nhưng xuất hiện không thường xuyên, và ngày càng hạn chế chỉ xuất hiện ở lễ kết hôn cũng như các dấu mốc quan trọng trong cuộc đời. Giáo hội ở đây không có trường học, khu giải trí, trung tâm cộng đồng, việc thu nạp chỉ dựa trên hình thức liên lạc cá nhân, và gần đây, có sử dụng mạng Internet nhưng vẫn kém hiệu quả. Yano, chức sắc phụ trách P.L.Kyodantại Honolulu tin rằng lí do mà hội chưa thực sự thành công khá phức tạp, mà theo ông, một trong những trở ngại lớn đó chính là đặc tính Kitô giáo ở Mỹ. Ông chỉ ra đặc tính Nhật trong P.L.Kyodannhư một nguyên nhân quan trọng khác, và nói thêm rằng “những điều này đều không có giải thích rõ ràng”. Hơn thế nữa, theo như Yano chỉ ra, không chỉ P.L.Kyodanthất bại trong việc truyền bá tôn giáo, mà các tôn giáo mới khác của Nhật, như giáo hội Phật giáo có tới hơn 100 năm ở Hawaii, và hội thánh Kitô tất cả đang dần trở nên già cỗi, có rất ít người trẻ mong được phục vụ trong vai trò chức sắc, rõ ràng đang có sự suy giảm ở đây. Tuy nhiên, một vài giáo khu đã mọc lên tại Mỹ, một trong số đó là giáo khu tại Oakland (California), được điều hành bởi Sayama, 90 tuổi, cùng sự hỗ trợ của người vốn là nữ tu Kito giáo, Margaret.

Sự chuyển biến của cả Sayama và Margaret khi đến với giáo hội P.L.Kyodan được miêu tả về việc họ làm thế nào với những khó khăn về trí tuệ và xúc cảm mà nhiều người gặp phải khi từ bỏ một tôn giáo sang tôn giáo khác, được giải quyết bằng cách không phải có mới bỏ cũ, mà bằng việc sử dụng tôn giáo mới để đánh giá và hiểu biết về tôn giáo cũ sâu sắc hơn. Trường hợp một người theo đạo Kito ở Nhật, tốt nghiệp tại trường Kito giáo ở Tokyo được chẩn đoán là mang trong mình vi khuẩn gây bệnh lao nguy hiểm tới mạng sống, một cách kì diệu cô được cứu rỗi bởi lời thỉnh cầu của một chức sắc của P.L.Kyodan. Khi cô lo lắng nghĩ về việc từ bỏ Kito giáo đến với P.L.Kyodan, thời điểm đó, Tokuharu Miki- Patriarch thời điểm đó - đã khuyên cô rằng, nếu cô thực sự thấu hiểu những giáo lí được truyền đạt, cô sẽ trở thành một người Kito giáo thực sự. Điều này cuối cùng đã giúp cô vượt qua và tin chắc rằng: “Chúa trong Ki tô giống với Chúa trong các tôn giáo khác, cho tất cả chúng ta sống trong một thế giới như nhau nơi mà Chúa là căn nguyên, là đấng đem đến cho chúng ta nhiều vị cứu thế, Phật, Giêsu, và nhiều người khác nữa bao gồm cả Oshieoya, đấng cứu rỗi cho ngày nay”. Có rất nhiều tôn giáo mới nhấn mạnh vào quan điểm mỗi giai đoạn lịch sử cần một đấng cứu thế riêng. Sayama giải thích, Oshieoya phù hợp với thời đại hiện nay, là “Chúa sống, đấng cứu rỗi hiện đại, khoa học, có thể giải thích lời Chúa theo cách phù hợp với thời đại”. Có một đấng cứu thế hiện đại nghĩa là tồn tại một tôn giáo thời đại mới, “truyền dạy con người cách sống đúng trong hoàn cảnh hiện tại”.

Trong P.L.Kyodantại Oakland, California, có nhiều nhóm dân tộc khác nhau đã tìm được nơi họ có thể gia nhập vào cộng đồng nước Mỹ lý tưởng của họ. Một vài người coi đây là “một giáo hội Mỹ hiện đại”, nơi có nhiều chủng tộc cũng như tầng lớp. Trong những năm 60 của thế kỉ XX, tín đồ của P.L.Kyodan phải chịu chung nơi hoạt động với những người Mỹ gốc Phi, Sayama đã tìm kiếm và có được viện trợ tài chính, lập nên giáo hội P.L.Kyodanở Oakland với sự giúp đỡ của Papa Hughes, người Mỹ gốc Phi, ông đã mang tới những cuộc thảo luận với sự tham gia đông đảo. Trong suốt 20 năm, trợ tá chính của Sayama chính là nữ tu Kito giáo Margaret, đã thuyết phục hội P.L.Kyodangiảng dạy chân lí cơ bản như Kitô giáo. Bà nhận thấy công việc hiện tại ở Oakland rất giống với những gì chúa Giêsu làm. Việc đó không phải là khiến mọi người gia nhập hay ghi danh vào tổ chức - đây là một lối suy nghĩ cũ - mà là đi khắp mọi nơi gặp gỡ, trò chuyện, và cứu rỗi con người. Margaret, đã học khoa thần học tại trường đại học George Washington và Louvain, giải thích P.L.Kyodanlà “tôn giáo hôm nay, không chỉ mang tới đức tin thuần túy của tôi trong Ngài, trong lễ rửa tội, lễ phục sinh, mà còn là sự kết hợp hoàn hảo nhất của tâm lí học và tâm linh mà tôi từng biết”. Thêm vào đó, “ Mọi thứ diễn ra đều có lí do và bạn có thể tìm được đáp án ở P.L.Kyodan”[4]. Nghi thức của hội không khó với Margaret và khá giống nghi thức Kito giáo. Vấn đề khó khăn chủ yếu mà bà gặp phải là vấn đề văn hóa, đặc biệt là ngôn ngữ. Margaret kể về về những gì trải qua của bản thân,từ ảnh hưởng của tổ chức, liên quan đến cuộc sống của bà. Chỉ dẫn của Ngài, mioshie, tha thứ cho mọi tội lỗi, chữa lành những thứ mà bà đã cho là không thể chữa khỏi. Patriarch chẩn đoán được căn bệnh mà bà mắc phải, đó chính là sự cứng đầu và luôn cố làm những việc ngoài khả năng.

Nguyễn Ngọc Phương Trang, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] https://en.wikipedia.org/wiki/PL_Kyodan

[2] Peter B. Clarke (2000)(edited), Japanese New Religions in Global Perspective, Curzon Press, Great Britain, p.299.

[3] Peter B. Clarke (2000)(edited), Japanese New Religions in Global Perspective, Curzon Press, Great Britain, p.299.

[4] Peter B. Clarke (2000)(edited), Japanese New Religions in Global Perspective, Curzon Press, Great Britain, p.301.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1)      Peter B. Clarke (2000)(edited), Japanese New Religions in Global Perspective, Curzon Press, Great Britain.

2) Ishi Kenji (2007), Databook,tôn giáo của người Nhật hiện đại

(データブック現代日本人の宗教), NXB Shinyo, Nhật Bản.

3)      Giới thiệu về P.L .Kyodan

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/PL_Kyodan

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn