GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

CÁC VẤN ĐỀ VỀ TANG LỄ HIỆN ĐẠI HÓA: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (phần 2)

Đăng ngày: 14-01-2018, 06:25

2. Tang lễ nhìn từ cuộc điều tra ý thức ở một số nước Đông Á

Bảng 1 là bảng thể hiện các quy mô mẫu điều tra theo thứ tự GDP hiện thời - Cuộc điều tra về ý thức xã hội được tiến hành do sự ủy thác của Trung tâm nghiên cứu vốn xã hội và Trung tâm nghiên cứu đảm bảo xã hội thuộc Trung tâm phát triển trí tuệ xã hội, Đại học Senshu, đối với các cơ quan nghiên cứu tại một số nước Đông Á. Do vẫn còn một số vấn đề về quy mô mẫu điều tra hiện thời và về tính đại diện của địa phương được điều tra, nên hiện nay người viết dự kiến tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các dữ liệu mới hơn.

Bảng 1. Quy mô mẫu điều tra ý thức


Câu hỏi đặt ra là: “Bạn tham dự lễ tang của những người nào?” và các câu trả lời được đưa ra để đối tượng điều tra lựa chọn là: 1.Gia đình, 2.Họ hàng, 3.Bạn bè, người quen, 4.Hàng xóm, 5.Đồng nghiệp và thủ trưởng... Biểu đồ 1 thể hiện mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người với tỉ lệ tham dự lễ tang của hàng xóm.

Biểu đồ 1. Mối tương quan giữa GDP và sự tham dự của cư dân trong vùng đối với lễ tang hàng xóm

CÁC VẤN ĐỀ VỀ TANG LỄ HIỆN ĐẠI HÓA: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (phần 2)

Tỉ lệ tham dự đám tang hàng xóm ở Cam-pu-chia, Lào cao gần 100%, Việt Nam và Thái Lan cũng cao tới gần 90%. Ngược lại, ở Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản, tỉ lệ này thấp, chỉ trên dưới 40%. Điều này cho chúng ta thấy có một sự tỉ lệ nghịch mạnh giữa GDP và tỉ lệ người dân tham dự tang lễ của những người hàng xóm.

Số liệu này còn cho thấy một nội dung khá hấp dẫn. Đó là trong các xã hội kinh tế phát triển thấp hoặc chưa đầy đủ, thì tang lễ được tổ chức dựa trên sự giúp đỡ và mối quan hệ có đi có lại giữa các thành viên trong toàn thể cộng đồng. Ngược lại, ở các xã hội giàu có, kinh tế phát triển thì tang lễ không còn là một “hành vi” của toàn thể cộng đồng nữa, nó đã trở thành sự kiện gói gọn trong phạm vi nhỏ của gia đình, họ hàng hoặc bạn bè, người quen mà thôi, và sức lao động và dịch vụ mà trước đây toàn thể cộng đồng cùng đảm nhận, thì nay đã được thay thế bằng các công ty dịch vụ chuyên nghiệp. Nhà luật học xã hội Nhật Bản Mori Kenji đã gọi hiện tượng này là “sự thoái lui của cộng đồng địa phương khỏi tang lễ” (Mori, 2014).

Tiếp theo, chúng ta cùng xem biểu đồ 2. Biểu này đồ thị hóa mối quan hệ giữa GDP và tỉ lệ tham dự đám tang của họ hàng. Nếu như tỉ lệ tham dự đám tang của họ hàng ở Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam và Thái Lan là xấp xỉ 100% thì tỉ lệ này ở Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản hạ xuống gần 90%. So sánh với tỉ lệ tham dự đám tang của hàng xóm được thể hiện ở biểu đồ 1 thì độ nghiêng thấp hơn, song rõ ràng vẫn giảm theo chiều từ trái qua phải, cho thấy xu hướng tỉ lệ nghịch cao so với GDP. Có nghĩa là, sự phát triển kinh tế thể hiện trên các chỉ số GDP không chỉ tác động đến xu hướng tham dự tang lễ của hàng xóm, mà thậm chí còn đưa đến xu hướng “thoái lui” khỏi đám tang của những người họ hàng nữa.

Biểu đồ 2. Mối tương quan giữa GDP và tỉ lệ tham dự đám tang của họ hàng.


Biểu đồ 3 thể hiện mức độ tham dự đám tang trong gia đình. So với đồ thị 1 thì độ nghiêng ở đây nhỏ hơn, song cũng giống như đồ thị 2, nó vẫn thể hiện ảnh hưởng “âm tính” của sự gia tăng GDP đối với mức độ tham dự đám tang của những người trong gia đình, dù là vỏn vẻn vài phần trăm.

Biểu đồ 3. Mối tương quan giữa GDP và sự tham dự vào đám tang của gia đình


Có lẽ hiện tượng này có thể làm cho nhiều độc giả Việt Nam thấy khó tin, song thực tế là sự gia tăng GDP đã làm giảm tỉ lệ tham dự đám tang, ngay cả đối với người ruột thịt trong gia đình. Tất nhiên, chưa thể nói rằng trong các xã hội này, tỉ lệ người không tham dự đám tang của gia đình hoặc họ hàng thân thích là cao, song có thể dự đoán rằng ở các nước phát triển, hiện tượng này đang dần dần tiến triển.

SHIMANE KATSUMI


Người dịch: Ngô Hương Lan, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á





Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn