GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

THƠ HAIKU VÀ TRÒ CHƠI NHẬT BẢN ĐẦU NĂM MỚI (Phần 2)

Đăng ngày: 27-02-2018, 08:38

2. Kemari hajime (蹴鞠はじめ) – chơi bóng, bóng đá

Kyoto là nơi quy tụ nhiều lễ hội truyền thống Nhật Bản. Từ thời cổ đại, trò chơi bóng đá “kemari hajime” được lưu truyền vào Nhật Bản. Từ cuối thời kỳ Heian đến đầu thời kỳ Kamakura, trò chơi được thịnh hành tại Nhật như là trò giải trí của giới quý tộc. “Vào thời kỳ Edo, trò chơi kemari hajime được tổ chức vào ngày đầu năm”[1]. Sau đó trò chơi bị ngưng một thời gian cho đến “cuối thời kỳ Minh Trị, kemari hajime được Hội bảo tồn Kemari khôi phục và lưu truyền đến ngày nay[2].

THƠ HAIKU VÀ TRÒ CHƠI NHẬT BẢN ĐẦU NĂM MỚI (Phần 2)

Hình: Bóng đá Kemari hajime[3]

大空に蹴上げて高し鞠初(山崎ひさを)

oozora ni keagete takashi marihajime (Yamazaki Hisao)

trên không trung

bay bổng

bóng tròn kemari

(Quỳnh Như dịch)

Ngày nay hàng năm vào ngày 4 tháng giêng tại Kyoto, trò đá banh kemari hajime thường được tổ chức tại đền Shimogamo, thu hút sự hưởng ứng đông đảo của người trong nước lẫn du khách nước ngoài.

THƠ HAIKU VÀ TRÒ CHƠI NHẬT BẢN ĐẦU NĂM MỚI (Phần 2)

(Hình chụp chiều ngày 4/1/2018 tại đền Shimogamo, Kyoto)

王朝の文化を今に初蹴鞠(松宮育子)

ouchou no bunka wo imani hatsu kemari (Matsumiya Ikuko)

văn hóa vương triều

nay đà đến đây

cùng bóng kemari

(Quỳnh Như dịch)

“Trên bốn góc của sân bóng (khoảng 12.6m), dựng bốn loại cây thể hiện bốn mùa: Xuân – Hạ - Thu – Đông. Phía Bắc dựng cây thông(松,matsu), Đông Bắc dựng cây anh đào (桜sakura), Đông Nam dựng cây liễu (柳, yanagi), Tây Nam dựng cây lá đỏ (楓, kaede)[4]. Có khi sân bóng chỉ dựng một loại cây, có khi dựng hai cây thông, có khi bốn góc dựng các loại cây cùng lúc trong những trường hợp đặc biệt. Mỗi  cây cao khoảng 4.5m.

Cách thức chơi đá bóng kemari hajime là nhóm người chơi tạo vòng tròn 6 hoặc 8 người, đá bóng có đường kính khoảng 20cm, cân nặng khoảng 150g. Quả bóng được làm bằng da con hoẵng. Các cầu thủ chỉ chơi bóng bằng mũi giày chân phải, chuyền bóng thật nhẹ nhàng, uyển chuyển quả bóng càng thấp sát với mặt đất  càng tốt. Mỗi lần quả bóng được đá lên cao, người xem vỗ tay tán thưởng hòa cùng nhịp điệu âm thanh tạo bầu không khí vui vẻ trong ngày năm mới.

Khi ra sân chơi, các cầu thủ chơi bóng đều mặc trang phục đầy màu sắc theo truyền thống thời đại vương triều ngày xưa. Đến xem chơi bóng, không chỉ thưởng thức trò chơi, mà còn là dịp để biết thêm về các nghi lễ rước bóng vào sân, về trang phục truyền thống.

THƠ HAIKU VÀ TRÒ CHƠI NHẬT BẢN ĐẦU NĂM MỚI (Phần 2)

Hình chụp trang phục của các cầu thủ chơi kemari hajime[5]

掛声に手から足まで初蹴鞠(Quỳnh Như)

kakegoe ni te kara ashi made hatsu kemari

trong tiếng la ó

bóng kemari

nhịp nhàng tay và chân

(Quỳnh Như dịch)

Ngoài các trò chơi kể trên, còn nhiều trò chơi hấp dẫn khác vào ngày đầu năm, như trò của các bé gái chơi đập trái banh bằng vải “temari”(手毬). Trái banh temari được đan từ các mảnh lụa từ nguyên liệu áo kimono cũ, với nhiều màu sắc tạo nên quả banh tươi sáng rực rỡ.

THƠ HAIKU VÀ TRÒ CHƠI NHẬT BẢN ĐẦU NĂM MỚI (Phần 2)

Hình: Bóng temari[6]

手毬唄かなしきことをうつくしく(高浜虚子)

temariuta natsukashiki koto wo utsukushiku (Takahama Kyoshi)

đập bóng temari

vừa hát vừa chơi

nhớ hoài không thôi

(Quỳnh Như dịch)

Hoặc một trò chơi khác cũng phổ biến vào những ngày đầu năm mới, đó là “koma”(独楽), con quay – con vụ.

THƠ HAIKU VÀ TRÒ CHƠI NHẬT BẢN ĐẦU NĂM MỚI (Phần 2)

Con quay koma[7]

“koma”(独楽) cũng là trò chơi đầu năm của trẻ em, đơn giản, có lịch sử từ lâu đời. Con quay koma được làm bằng gỗ hoặc thép. Người chơi dùng dây quấn quanh thân con quay đẩy về phía đối phương. “Kỹ thuật quấn dây dài nhiều vòng là kỹ thuật sức mạnh của con quay”[8]. Con quay koma nay đã trở thành trò chơi phổ biến tại các lễ hội văn hóa Việt – Nhật.

独楽うつやなかに見知らぬ子がひとり(村上しゅら)

koma utsu ya nakani mishiranu ko ga hitori (Murakami Shura)

chỉ mình bé

là không biết trò

tung con vụ

(Quỳnh Như dịch)

3. Sugoroku (雙六・双六)  -  Lắc xí ngầu hoặc gieo xúc xắc

“Sugoroku là một trò chơi trong nhà lâu đời nhất của Nhật Bản. Trò chơi được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ trước thời kỳ Nara”[9]. Khi đó trò chơi dưới hình thức một bàn cờ bằng bàn cờ gỗ.

THƠ HAIKU VÀ TRÒ CHƠI NHẬT BẢN ĐẦU NĂM MỚI (Phần 2)

Hình: Bàn cờ gỗ Sugoroku[10]

“Đến đầu thời kỳ Edo, “sugoroku” được thay bằng hình thức “e-sugoroku” (絵双六, nghĩa là trò chơi bằng giấy). Trên  “e-sugoroku” có ghi nội dung yêu cầu thực hiện và được minh họa bằng hình ảnh”[11]. Tuy vậy, đôi khi trò chơi vẫn được gọi với tên “sugoroku”.

THƠ HAIKU VÀ TRÒ CHƠI NHẬT BẢN ĐẦU NĂM MỚI (Phần 2)

Hình “e-sugoroku”[12]

Trên một mặt giấy lớn có điểm bắt đầu và đích đến. Người chơi bắt đầu từ điểm bắt đầu, lắc xí ngầu và đi theo con số tương ứng với kết quả của xí ngầu. Mỗi một điểm đến người chơi phải thực hiện theo nội dung có ghi sẵn. Ví dụ, mới bắt đầu chơi, người chơi đầu tiên lắc xí ngầu được con số 6, sẽ di chuyển con cờ của mình 6 ô tính từ nơi bắt đầu. Đến đúng ô đó, sẽ đọc và làm theo  nội dung có ghi trong ô. Có khi đến một điểm đến, lại yêu cầu nghỉ một chặng, ai đến đích trước thì người đó thắng.

“Sugoroku” còn là trò chơi dành cho trẻ em vào ngày đầu năm mới tại Nhật Bản. Vì là trò dành cho trẻ em, nên những câu ghi trong ô thường được ghi bằng hệ chữ hiragana cho các em dễ đọc. Đây cũng là một trò chơi giúp các em luyện đọc chữ quốc ngữ.

子供等に双六まけて老の春(高浜虚子)

kodomorani sugoroku makete oino haru (Takahama Kyoshi)

đám trẻ

thua trò xí ngầu

ta già cùng xuân

(Quỳnh Như dịch)

THƠ HAIKU VÀ TRÒ CHƠI NHẬT BẢN ĐẦU NĂM MỚI (Phần 2)

Đây là loại dành cho trẻ em, nên trên các ô ghi những lệnh đơn giản viết bằng hệ chữ hiragana, như: 「ごはんのじかん。「いただきます。」「ごちそうさま」という」.Nghĩa là đã đến giờ ăn, hãy nói “itadakimasu” (xin mời ăn), “gochisosamadeshita” (xin cám ơn đã mời ăn) …

双六の振り出しといふ初心あり(後藤比奈夫)

sugoroku no furidashi toifu shoshin ari (Goto Hinao, 1917-)

tung xí ngầu

quay vòng tròn

thử một lần chơi

(Quỳnh Như dịch)

Các trò chơi truyền thống Nhật Bản vào đầu năm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện sự rèn luyện và bồi dưỡng thể lực lẫn trí lực, không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn và cả các nhà thơ haiku yêu thích. Tuy các trò chơi đố thẻ hay đổ xí ngầu là trò chơi Nhật Bản vào những ngày đầu năm nhưng hoàn toàn không mang tính đỏ đen.

Ngày nay, các loại trò chơi điện từ xuất hiện nên các trò chơi truyền thống có nguy cơ bị mai một. Vì vậy, vào những ngày đầu năm mới tại các đền, chùa thường diễn ra các lễ hội, trò chơi truyền thống nhằm thu hút sự hưởng ứng và để tôn vinh, nuôi dưỡng và bảo tồn các trò chơi độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngoài ra còn nhiều trò chơi khác nữa mà chưa thể kể hết được. Và hầu hết các trò chơi truyền thống này đều được sưu tầm và bổ sung vào bộ quý ngữ vào những ngày đầu năm của thơ haiku, làm giàu nguồn chất liệu sáng tác thơ haiku.

Nhìn về Việt Nam, vào những ngày Tết nguyên đán cổ truyền, ắt cũng không ít các lễ nghi, trò chơi dân gian truyền thống. Những trò tiêu khiển từ thời xa xưa được tổ chức tại các lễ hội, và gần nhất là từ thời triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam trong hoàng cung triều Nguyễn, có không ít trò chơi còn được lưu truyền tại Huế như: “đổ xăm hường ngày Tết” (trò giải khuây của cung tần mỹ nữ), bài tới, sáu hột súc sắc, đổ xăm…Các trò chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn thể hiện cái nho nhã của trò chơi và đề cao tinh thần cầu học, ước vọng khoa bảng của người xưa.

Hành trình đi tìm đề tài thơ haiku ngày càng trở nên thú vị. Hóa ra thơ haiku không chỉ là những ngôn từ về thiên nhiên, về mùa, về thời tiết, mà còn là những điển tích văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa lịch sử dân tộc. Những tên gọi trò chơi như “karuta”, “kemari hajime”, “temari”, “koma”, “sugoroku” từ lâu đã nằm trong bộ sưu tập quý ngữ thơ haiku Nhật Bản.

Với tinh thần đó, người viết hy vọng kho tàng trò chơi, văn hóa dân gian của Việt Nam cũng có thể trở thành quý ngữ thơ haiku Việt. Nếu làm được đó, không chỉ góp phần làm phong phú chất liệu thơ haiku Việt, mà còn để khơi lại các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của Việt Nam.

TS. Nguyễn Vũ Quỳnh Như, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Thực hiện tại Viện Nghiên cứu văn hóa quốc tế Nichibunken, Kyoto, 2/2018

(Bài viết được nhà thơ Sugiura Keisuke (杉浦圭祐) hỗ trợ diễn giải nghĩa các bài thơ haiku)

[1]Mizuhara Shuoshi,Kato Shuson, Yamamoto Kenkichi (1981)「日本大歳時記―新年」(Đại Tuế Thời ký Nhật Bản – Năm mới), Kodansha, Japan, tr.118

[2]Gohon Haiku Saijiki (2007),「合本 俳句歳時記」, NXB Kadokawa Shoten, tr.990

[3]Mizuhara Shuoshi,Kato Shuson, Yamamoto Kenkichi (1981)「日本大歳時記―新年」(Đại Tuế Thời ký Nhật Bản – Năm mới), Kodansha, Japan, tr.118

[4]Kemari Hozonkai (Hội bảo tồn Kemari) (2009), “Kemari”, Choyodo, tr.4

[5]Kemari Hozonkai (Hội bảo tồn Kemari) (2009), “Kemari”, Choyodo, tr.12

[6],[7]Mizuhara Shuoshi,Kato Shuson, Yamamoto Kenkichi (1981)「日本大歳時記―新年」(Đại Tuế Thời ký Nhật Bản – Năm mới), Kodansha, Japan, tr.94

[8]Mizuhara Shuoshi,Kato Shuson, Yamamoto Kenkichi (1981)「日本大歳時記―新年」(Đại Tuế Thời ký Nhật Bản – Năm mới), Kodansha, Japan, tr.91

[9]Ishi Kanta (2010), 「俳句歳時記」 (Tuế thời ký thơ haiku), NXB Monoart, tr. 979.

[10], [11]Mizuhara Shuoshi,Kato Shuson, Yamamoto Kenkichi (1981)「日本大歳時記―新年」(Đại Tuế Thời ký Nhật Bản – Năm mới), Kodansha, Japan, tr.85

[12]Mizuhara Shuoshi,Kato Shuson, Yamamoto Kenkichi (1981)「日本大歳時記―新年」(Đại Tuế Thời ký Nhật Bản – Năm mới), Kodansha, Japan, tr. 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Gohon Haiku Saijiki (2007),「合本 俳句歳時記」, NXB Kadokawa Shoten.
  2. Ishi Kanta (2000), 「歳時記の真実」(Sự chân thật của Tuế thời ký), NXB BungeiShunjuu.
  3. Ishi Kanta (2010), 「俳句歳時記」 (Tuế thời ký thơ haiku), NXB Monoart
  4. Kemari Hozonkai (Hội bảo tồn Kemari) (2009), “Kemari”, Choyodo.
  5. Mizuhara Shuoshi,Kato Shuson, Yamamoto Kenkichi (1981)「日本大歳時記―新年」(Đại Tuế Thời ký Nhật Bản – Năm mới), Kodansha, Japan.
  6. Yamamoto Kenkichi (2016), 「ことばの歳時記 」 (Từ vựng của Saijiki), NXB Kadokawa.
Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn