GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

TỔ CHỨC TÔN GIÁO MỚI MESSIANITY Ở NHẬT BẢN

Đăng ngày: 28-02-2018, 08:56

Sau Chiến tranh Thế giới II, cùng với sự thay đổi của Luật Pháp nhân Tôn giáo năm 1951 cũng như sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế- xã hội, các tổ chức tôn giáo ở Nhật Bản có điều kiện để hoạt động tự do, ra sức thu hút tín đồ và truyền bá giáo lý của mình, khác hoàn toàn so với thời kỳ trong Chiến tranh bị hạn chế. Các tổ chức tôn giáo mới- vốn bị cấm đoán hoặc quản lý sát sao trong thời kỳ Chiến tranh, giờ đây đua nhau bung nở và thu được những thành công khá đáng kể. Một trong những tổ chức tôn giáo mới tiêu biểu là Messianity (tên đầy đủ Church of World Messianity-Nhà thờ Thế giới Messianity, trong tiếng Nhật là 世界救世教- Thế giới cứu thế giáo), được Mokichi Okada (1882-1955), nguyên là một tín đồ của Omoto-kyo, thành lập tại Tokyo vào những năm đầu 1930, sau đó được truyền bá đến Hawaii vào năm 1953 và Los Angeles vào năm 1954. Giáo lý của Messianity dựa trên 3 cột trụ chính: canh tác tự nhiên; niềm tin chữa bệnh thông qua johrei, hay thanh tẩy linh hồn, trong đó, ánh sáng của thần linh (O-Hikari) được truyền phát trong lòng bàn tay của người chủ trì buổi lễ đến bệnh nhân; và sự bồi dưỡng tài năng nghệ thuật của cá nhân. Việc truyền dạy lòng tôn sùng vẻ đẹp các loài hoa được coi hành động khai sáng, giống như chủ trì nghi lễ johrei. Cách thực hành nghi lễ của Messianity, trái với tên gọi mang tính Kito giáo (Nhà thờ Thế giới), lại ảnh hưởng rất nhiều từ Thần đạo. Tín đồ hoạt động theo hình thức gohoshi (御奉仕- phục vụ). Một tín đồ được chuyển đổi tôn giáo từ johrei và mang trong mình một thứ gọi là O-Hikari, được tin rằng chứa đựng ánh sáng của Thần linh và là nguồn sức mạnh chữa bệnh. Nguồn sức mạnh chữa bệnh quan trọng khác được gọi là Miroku no Okami (Thần Ánh sáng), được biết đến là goshintai (Thân thể, ở đây là Thân thể thánh thần), và bàn thờ tổ tiên-Mitamaya hay linh đường nơi đặt các bài vị của tổ tiên. Người sáng lập Okada được gọi là Meishu-sama (明主様), tức Minh Chủ, trong đó chữ Minh (明) nghĩa là Ánh sáng.

Messianity ở Los Angeles đã thu hút được những tín đồ không có gốc Nhật, năm 1958 họ bắt đầu đưa ra các nghi lễ bằng tiếng Anh và tiến hành công cuộc “canh tác tự nhiên” ở Valley Center (cùng bang California), sau đó mở ra Sangetsu, một học viện dạy cắm hoa. Giữa những năm 1960, có 4 trợ lý chức sắc không phải người Mỹ gốc Nhật và một ban dịch thuật những văn bản của người sáng lập ra tiếng Anh. Nghi lễ đối với các tín đồ không phải người Nhật, bao gồm cầu nguyện theo nghi lễ Thần đạo được giản lược, như cúi đầu hay vỗ tay được giảm bớt, một số lời cầu nguyện truyền thống cũng chỉ để lại 2 lời cầu nguyện Thần đạo là Amatsunorito và Zengensanji, và quan niệm về Thượng Đế (Our Father). Những năm cuối thập niên 1970, khoảng 85% tín đồ ở Los Angeles có gốc Nhật, trong đó 60% họ được sinh ra ở Mỹ và 40% được sinh ra ở Nhật Bản[1], và hầu hết số tín đồ còn lại có gốc Hàn Quốc, Mexico, Thái Lan. Có rất ít tín đồ người Mỹ da trắng, và những người tham gia đều là phụ nữ ở độ tuổi trung niên, tầng lớp trung lưu quan tâm đến tâm linh. Ở nước Mỹ không có nhận thức rõ ràng nào về Messianity, song tổ chức này cũng được coi như một phong trào “huyền bí” cuốn hút đối với những người đam mê sự huyền bí, chiêm tinh học và đức tin chữa bệnh, hoặc như một nhà thờ mang tính “tộc người”, những kiểu nhà thờ như vậy khá nhiều cho người di cư từ Châu Á ở California, và người Brasil ở New York và Vùng Duyên hải Miền Tây. Các tín đồ Messianity đã tranh cãi về sự tiêu cực trong lịch sử phát triển của tổ chức ở Mỹ, họ cho rằng Messianity có tác động sâu rộng thông qua các chiến dịch thúc đẩy “canh tác tự nhiên” và chữa bệnh tinh thần hay johrei. Chúng có xu hướng quyết định thành công không chỉ, thậm chí là trọng yếu, đối với số lượng tín đồ gia nhập mà còn thành công trong việc tăng nhận thức của con người về niềm tin và thực hành thông qua văn hóa và thảo luận. Messianity tin rằng bằng cách sử dụng johrei và phân phát hoa cho hàng triệu người vốn chưa từng trở thành tín đồ, phát triển Học viện cắm hoa Sangetsu và “canh tác tự nhiên”ở Mỹ và những nơi khác nữa trong 50 năm qua, là góp phần bảo vệ thế giới tránh khỏi các thảm hoạ thiên tai. Những hoạt động này rất quan trọng trong trận chiến chống lại tội phạm, nghèo đói và dịch bệnh ở Brasil, giúp thế giới chống lại sự phá huỷ môi trường đang diễn ra rộng khắp ở các nước đang phát triển, thông qua các Cơ quan của các nước đang phát triển. Đối với Messianity, sự thảo luận thành công về “canh tác tự nhiên” sẽ tác động đến suy nghĩ về trách nhiệm của các dự án nông nghiệp quy mô lớn, đưa đến tiềm năng của Công nghệ Vi sinh hữu hiệu (EM Technology) [2] đối với bảo vệ đất đai và rừng, làm đẹp môi trường xung quanh thông qua trồng cây và hoa, đó cũng là biện pháp bảo vệ linh hồn cá nhân và thế giới, và thực sự cũng là một cuộc biểu dương lực lượng thành công của số lượng lớn tín đồ.

Về số lượng tín đồ, theo Niên giám Tôn giáo Nhật Bản năm 2016, hiện nay ở Nhật, Messianity có 609.722 tín đồ, ở nước ngoài tổng cộng 99 quốc gia là khoảng 2 triệu tín đồ, trong đó ở Brasil chiếm tới 440.000 tín đồ. Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng tín đồ của Messianity ở Mỹ không khả quan cho đến ngày nay. Ở vùng Duyên hải miền Tây, kể từ 50 năm trước đến nay, thì số lượng tín đồ vẫn ít hơn 2000[3]. Tổ chức này đang có xu hướng hướng đến những nhóm thiểu số khác hơn là người Nhật. Ví dụ, ở Los Angeles thì nhà thờ của tổ chức này được xem là nhà thờ Hàn Quốc. Ở New York, như đã nêu ở trên, tín đồ phần lớn là người Brasil và ngôn ngữ sử dụng trong các nghi lễ là tiếng Bồ Đào Nha. Trong một nhà thờ Messianity ở New Jersey, 201 trong số 206 tín đồ chủ chốt là người Brasil. Cách tổ chức và lãnh đạo được coi là một nguyên nhân giúp tổ chức hấp dẫn hơn, cụ thể đó là phong cách đơn giản, không coi trọng  phân cấp địa vị và cấp bậc. Tuy nhiên, ở Brasil như vừa được nêu, sự phát triển của Messianity từ sau khi được truyền bá năm 1955 thật sự ấn tượng, thậm chí Thánh điện, vườn cây cũng được xây dựng như ở trụ sở chính Nhật Bản. Những nguyên do chủ yếu có lẽ do cộng đồng người gốc Nhật đông đảo, và tôn giáo này luôn hấp dẫn một cách kỳ lạ với người gốc Brasil ngay cả khi ở Mỹ.

Nguyễn Ngọc Phương Trang, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1] Peter B. Clarke (2000)(edited), Japanese New Religions in Global Perspective, Curzon Press, Great Britain, p.294.

[2] Công nghệ Vi sinh hữu hiệu – EM là một công nghệ sinh học hiện đại, đa tác dụng và an toàn được phát minh bởi các nhà khoa học Nhật Bản trong những năm 80, đứng đầu là GS.TS. Teruo Higa đến nay đã phát triển và được nghiên cứu ứng dụng rất thành công ở nhiều quốc gia. Là một công nghệ mở, từ những nguyên tắc và hoạt chất cơ bản, đến nay EM đã được sử dụng với rất nhiều công dụng trong trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi – thú y, sản xuất phân bón vi sinh, thuỷ sản, xử lý vệ sinh môi trường, cải tạo đất, sản xuất các thực phẩm và dược phẩm chức năng, xử lý làm sạch nước bị ô nhiễm, xử lý rác… với hàng trăm loại chế phẩm EM, hàng ngàn sản phẩm EM. Một ưu thế lớn của công nghệ EM là tính rất an toàn đối với cây trồng, gia súc, con người, môi trường… cả trong quá trình sản xuất, điều chế, sử dụng và bảo quản.

[3] Peter B. Clarke (2000)(edited), Japanese New Religions in Global Perspective, Curzon Press, Great Britain, p.295.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1)      Peter B. Clarke (2000)(edited), Japanese New Religions in Global Perspective, Curzon Press, Great Britain.

2) Ishi Kenji (2007), Databook,tôn giáo của người Nhật hiện đại

(データブック現代日本人の宗教), NXB Shinyo, Nhật Bản.

3)     Giới thiệu về Sekai Kyusei Kyo, tức Messianity

Nguồn:https://ja.wikipedia.org/wiki/%E4%B8%96%E7%95%8C%E6%95%91%E4%B8%96%E6%95%99

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn