GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ONBASHIRA Ở SUWA – NHẬT BẢN

Đăng ngày: 24-05-2018, 16:51

Ở khu vực Suwa, phía Bắc Nhật Bản, ngay từ thời cổ đại đã có ngôi đền Suwa taisha như một nơi tập hợp những người dân bản địa có chung tín ngưỡng, và lễ hội Onbashira được tổ chức ở nơi đây cũng có lịch sử trên 1000 năm. Lễ hội Onbashira được tổ chức 7 năm một lần, nên xét trên phương diện thời gian, có thể nói, đây là một sự kiện nằm ngoài các sự kiện trong cuộc sống thường nhật, hay nói cách khác, là một sự kiện đặc biệt trong đời sống cộng đồng. Lễ hội Onbashira vốn được các đệ tử của ngôi đền Suwa taisha đứng ra tổ chức từ xa xưa, trên thực tế, đây chính là sự việc trọng đại trong cuộc sống người dân bản xứ, làm hình thành một cộng đồng văn hóa đặc sắc.

Ảnh 1: Đền Suwa Taisha

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ONBASHIRA Ở SUWA – NHẬT BẢN

Ngôi đền Suwa Taisha chia ra đền thượng và đền hạ, lễ hội Onbashira được tổ chức ở 2 ngôi đền cũng mang những đặc trưng độc đáo riêng biệt, được tổ chức vào những ngày khác nhau.

Về nguồn gốc của lễ hội, từ xa xưa, cứ 7 năm một lần, lễ hội Onbashira được tổ chức vào năm Dần và năm Thân, lễ hội Onbashira có tên chính thức là Đại tế cây gỗ linh thiêng thường niên, khởi nguồn vào khoảng trên 1000 năm trước đây, tương truyền là vào năm 804. Khi võ quan Sakanoue no Tamuramaro, thuộc hạ của Đại tướng quân Sei vâng mệnh Hoàng đế Kanmu đem quân đi chinh phạt phương Bắc, ông thường cầu khấn thần Suwa Seimei (Tưu Phóng Thánh minh) - vị thần bảo hộ cho đoàn quân. Sau cuộc đại viễn chinh, khi đoàn quân an toàn trở về, Thiên hoàng Kanmu đã cho quân lễ tạ thần ở đền Suwa taisha và quyết định cứ 7 năm một lần sẽ làm mới ngôi đền. Lễ hội Onbashira ở Suwa có lẽ có nguồn gốc từ đó và tồn tại đến tận ngày nay. Tuy nhiên, việc thờ thần Suwa Seimei (Tưu Phóng Thánh minh) còn gắn với tín ngưỡng bản địa xa xưa thờ các vị thần nông nghiệp, thần bảo hộ làng xã, ngũ thần... Tập quán dựng mới ngôi đền vào năm Dần và năm Thân cũng đã được ghi chép rằng có từ trước đó, do vậy việc xác định chính xác nguồn gốc của lễ hội là tương đối khó. Trung tâm của lễ hội Onbashira - Lễ dựng và thay mới 4 cột trụ của điện thờ thần, ngay từ trước thời Edo đã là một đại lễ của vùng Shinanokuni (tỉnh Nagano), lễ hội này nhằm làm mới điện thờ thần trong ngôi đền, cổng đền và đàn thờ. Dưới sự chi phối của gia tộc Suwa, quy mô lễ hội nhỏ đi từ thời Edo, khi đó, 3 địa phương thuộc Suwa hợp nhất lại để cùng tổ chức lễ hội. Hình thức này vẫn còn được tiếp tục tới tận sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, và hiện nay được đệ tử của ngôi đền Suwa Taisha, gồm hầu hết người dân ở Suwa bảo tồn và tổ chức.

Ảnh 2: Lễ đưa cây xuống núi

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ONBASHIRA Ở SUWA – NHẬT BẢN

Đại lễ chính của Lễ hội Onbashira bao gồm 3 nghi lễ được tổ chức vào mùng 5 tháng 4, gọi là: Lễ đưa cây xuống núi (山出し - yamadashi), Lễ kéo cây vào thành phố (里曳き- satobiki) và Lễ dựng cây cột trụ (建御柱 – tateonbashira). Mặc dù vậy, ở Đền thượng, việc chuẩn bị cho lễ hội Onbashira phải được tiến hành từ trước đó 2 năm, kể từ khi những đệ tử của ngôi đền bắt đầu tìm chọn cây gỗ để làm cột trụ ở trên núi Okoya-san. Vào tháng 2 của năm tổ chức lễ hội Onbashira, tại Đền Suwa Taisha diễn ra lễ bốc thăm xem người dân khu vực nào sẽ đảm nhiệm cột gỗ nào, và vào tháng tiếp theo, người ta bắt đầu công việc xẻ gỗ để làm cột trụ. Và vào đầu tháng 4, trong 3 ngày liền, người ta bắt đầu kéo các cây gỗ sẽ được sử dụng làm cột trụ từ khu vực “Tsunaokiba” (khu vực tập kết) dưới chân núi Okoya vào thành phố. Toàn bộ quá trình này được nhiều người dân đứng ở hai bên đường thích thú và hồi hộp quan sát, từ lúc đoàn hành lễ điều khiển cây gỗ nặng trườn qua những con hẻm núi ngoằn nghoèo uốn khúc, đến công đoạn cho gây gỗ trượt thẳng xuống triền núi (gọi là 木落とし), rồi những người kéo cây phải bơi vượt qua dòng sông băng giá, nơi vẫn còn tuyết phủ, vừa bơi vừa kéo cây cột trụ lớn qua sông (gọi là Kawakoshi-川越し)... Từ thượng tuần tháng 5 lại bắt đầu lễ Kéo cây vào thành phố (Satobiki 里曳き) diễn ra trong 3 ngày. Sau khi lễ đưa cây xuống núi (山出し - yamadashi) kết thúc, cây gỗ cột trụ được tạm thời cất ở “Kho cất cây cột trụ” (御柱屋敷), sau đó, nó tiếp tục được đưa đến trước cổng điện thờ chính và khu vực khuôn viên điện thờ, ở đó người ta bắt đầu công đoạn Dựng cây cột trụ. Ở đền hạ cũng diễn ra công đoạn tương tự, nhưng khác về lịch trình cũng như cách thức thực hiện. Điểm khác biệt lớn nhất là hình dáng của cây cột trụ. Nếu như cây cột trụ ở đền thượng được trang trí các “medo” (めど) là những mắt - đòn bẩy có ngạnh, trên đó có người ngồi, vừa để tạo dáng, vừa điều khiển cây cột trụ được kéo sang bên phải hay trái, thì ở đền hạ các cây cột trụ không được trang trí “medo”, người ta chỉ kéo mỗi một cây gỗ nguyên khối.

Ảnh 3: Ngồi trên các medo (mũi chạc) để điều khiển cây gỗ xuống núi

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ONBASHIRA Ở SUWA – NHẬT BẢN

Lễ hội Onbashira-sai mở màn bằng việc kéo cây gỗ vào thành phố, sau đó, ở các ngôi đền nhỏ tại các vùng lân cận cũng diễn ra lễ thay cột trụ nhỏ, gọi là Lễ hội đền nhỏ (小宮祭). Giống như Lễ hội lớn, các lễ hội nhỏ ở địa phương cũng trải qua các công đoạn như chặt cây làm cây cột trụ, kéo cây vào thành phố, dựng cây cột trụ. Ở các địa phương vùng Suwa, có rất nhiều ngôi đền thờ thần lớn, nhỏ khác nhau, thờ Trấn thủ thần (鎮守様) và Thị thần (氏神様), những vị thần của dòng họ, bảo vệ cho cuộc sống của người dân. Đệ tử của các ngôi đền nhỏ tổ chức lễ hội chia theo các đơn vị hành chính như Khu (bộ lạc) hoặc Thị (hương). Ngày tổ chức lễ hội nhỏ tùy thuộc vào sự quyết định của mỗi ngôi đền, có nơi tổ chức sớm vào tháng 6, nhưng cũng có nơi tổ chức muộn vào tận dịp cuối năm. Như vậy, tính từ thời gian chuẩn bị cho lễ hội đến khi những lễ nhỏ cuối cùng được tổ chức ở đền nhỏ, có thể nói trong Năm Onbashira, lễ hội được tổ chức náo nhiệt suốt cả năm ở nơi đây, và đó cũng là một nét đặc sắc của lễ hội.

Ảnh 4: Lễ dựng cột

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ONBASHIRA Ở SUWA – NHẬT BẢN

Ngô Hương Lan

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.

Trích dịch từ bài “Hình thành cộng đồng khu vực thông qua các lễ hội: Nghiên cứu trường hợp lễ hội Onbashira ở vùng Suwa”, Konishi Emi, Đại học Senshu, 2014.

 

 

 

 

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn