GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ CỦA NHẬT BẢN HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI (phần 1)

Đăng ngày: 18-08-2020, 18:17

Công nghiệp nội dung số Nhật Bản bùng nổ vào thập niên cuối thế kỳ XX và nhanh chóng trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Nhật Bản với những lĩnh vực cột trụ như truyện tranh, phim hoạt hình, trò chơi điện tử, truyền thông đa phương tiện…Những thành quả mà trong ngành công nghiệp nội dung số của Nhật Bản đạt được là nhờ các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này. Bài sẽ phân tích hệ thống chính sách công nghiệp nội dung số của Nhật Bản giai đoạn từ năm 2000 đến nay nhằm góp phần nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của chính sách đối với sự phát triển của ngành công nghiệp quan trọng này.

1. Khái niệm “Công nghiệp nội dung số” trong các chính sách của Nhật Bản

Tại Nhật Bản, khái niệm công nghiệp nội dung số (digital content industries) còn được hiểu dưới tên gọi công nhiệp nội dung (content industries). Nội hàm của khái niệm công nghiệp nội dung số của Nhật Bản được xác định rõ trong Luật cơ bản về Chấn hưng công nghiệp nội dung số được công bố năm 2004 [1]. Tại Điều 2 của bộ luật này quy định khái niệm nội dung số được hiểu là lĩnh vực bao gồm điện ảnh, âm nhạc, sân khấu, văn học nghệ thuật, hình ảnh, truyện tranh, hoạt hình, trò chơi máy tính và các thứ khác như văn tự, đồ hình, màu sắc, âm thanh, hành động hoặc hình ảnh, hoặc sự kết hợp của chúng, hoặc các chương trình cung cấp thông tin liên quan đến chúng thông qua kỹ thuật số hóa, được tạo ra bởi các hoạt động sáng tạo của con người và thuộc phạm vi giáo dục hoặc giải trí. Công nghiệp nội dung là một ngành công nghiệp sáng tạo, sản xuất và lưu thông các sản phẩm đó trên thị trường [2].

Nhận thức được giá trị nhiều mặt của công nghiệp nội dung số, trong hai thập kỷ vừa qua, Chính phủ Nhật Bản coi đây là một lĩnh vực công nghiệp đặc biệt, không chỉ đem lại nguồn thu khổng lồ hàng năm mà còn có vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hóa, gia tăng sức mạnh mềm của Nhật Bản. Từ khi bước sang thế kỷ XXI, hàng năm, Chính phủ Nhật Bản đều có thống kê, đánh giá để có đối sách kịp thời nhằm duy trì sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp nội dung số ở cả trong và ngoài nước. Trong các tài liệu thống kê, đánh giá hàng năm mới nhất mà chúng tôi có được của Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản, các ngành công nghiệp nội dung số được liệt kê cụ thể gồm 4 lĩnh vực cơ bản với 18 lĩnh vực cụ thể như bảng kê dưới đây.

Cơ cấu ngành công nghiệp nội dung số của Nhật Bản

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ CỦA NHẬT BẢN HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI (phần 1)

Bởi vậy, khi đề cập đến khái niệm công nghiệp nội dung số trong nghiên cứu hệ thống chính sách của Nhật Bản là đề cập đến các lĩnh vực cụ thể nêu trên.

2. Một số văn bản chính sách căn bản về phát triển công nghiệp nội dung số của Nhật Bản từ năm 2000 đến nay

Có thể thấy, so với Hàn Quốc cũng như các nước phát triển ở phương Tây như Mỹ, Anh, … Nhật Bản là nước đi sau trong các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa nói chung cũng như nói riêng đối với ngành công nghiệp nội dung số. Cho đến cuối thập niên 1990, khi các ngành công nghiệp như phim hoạt hình, manga… của Nhật Bản chiếm được sự quan tâm rộng rãi của công chúng trong và ngoài nước và đem lại cho Nhật Bản nguồn doanh thu khổng lồ thì Chính phủ Nhật Bản mới thực sự quan tâm đến hoạch định chính sách phát triển ngành công nghiệp nội dung số. Đặc biệt từ những năm đầu thế kỷ XXI từ khi giá trị nhiều mặt của ngành công nghiệp văn hóa được nhận thức, Chính phủ Nhật Bản đã kịp thời có những ưu tiên chính sach thích đáng cho ngành công nghiệp này.

Trước hết là Luật cơ bản về Công nghệ thông tin; Luật này được ban hành vào tháng 11 năm 2000 và có hiệu lực vào tháng 1 năm 2001. Luật này nhằm biến Nhật Bản thành quốc gia có nền công nghệ thông tin tiên tiến thế giới trong bối cảnh nước này còn tụt hậu về quảng bá công nghệ thông tin so với hàn Quốc và Singapore. Để thiết lập một xã hội mạng tiên tiến, nơi mọi công dân đều có thể tận hưởng những thành tựu của CNTT, Chính phủ Nhật Bản chủ trương phát triển mạng truyền thông tiên tiến nhất thế giới. [3]

Tháng 12/2002, Chính phủ Nhật Bản lại tiếp tục ban hành Luật cơ bản về sở hữu trí tuệ ( 知的財産基本法) nhằm tạo ra hệ thống các biện pháp liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ và sử dụng tài sản trí tuệ để hiện thực hóa “quốc gia sở hữu trí tuệ”. Nội dung của Luật cơ bản về sở hữu trí tuệ bao gồm triết lý cơ bản của luật, trách nhiệm của chính quyền trung ương và địa phương, trách nhiệm của các doanh nghiệp, việc đối xử với các hoạt động sáng tạo như nhà phát minh, tăng cường hợp tác giữa ngành công nghiệp, giữa chính phủ và các học viện; xem xét cạnh tranh và các biện pháp pháp lý.

Đặc biệt, tháng 5/2004, Chính phủ Nhật Bản công bố Luật xúc tiến sáng tạo, bảo hộ và sử dụng nội dung số (コンテンツの創造、保護及び活用の促進に関する法律/Law on promotion of creation, protection and utilization of contents) còn được gọi là Bộ luật cơ bản chấn hưng công nghiệp nội dung số (コンテンツ産業振興基本法). Bộ luật này nhằm thúc đẩy việc khuyến khích sử dụng, bảo vệ và sáng tạo các sản phẩm trí tuệ từ quan điểm nâng cao tầm vóc quốc gia sở hữu tài sản trí tuệ phù hợp với thực trạng tăng trưởng của các ngành công nghiệp nội dung số hàng đầu đang được đánh giá cao không chỉ ở trong nước mà cả hải ngoại. Bộ luật đã đề xuất các chính sách khác nhau như phát triển nguồn nhân lực, tăng cường nguồn vốn, chống vi phạm quyền, vv nhằm giải quyết các vấn đề mà ngành công nghiệp nội dung số đang đối mặt [4].  Có thể thấy, trong toàn bộ hệ thống chính sách của Chính phủ Nhật Bản về phát triển công nghiệp nội dung số cho đến nay thì đây là văn bản luật hóa chính sách mang tầm vóc hoàn chỉnh và căn bản nhất đang thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ lĩnh vực công nghiệp nội dung số.

Từ khi “Luật cơ bản về chấn hưng văn hóa nghệ thuật” được ban hành từ năm 2001 đến nay, Cục Văn hóa Nhật Bản đã bốn lần đưa ra “Phương châm cơ bản về thúc đẩy phát triển văn hóa nghệ thuật”; lần thứ nhất vào năm 2002, lần thứ 2 vào năm 2007, lần thứ 3 vào năm 2011, lần thứ 4 vào năm 2015.

Trong “Phương châm” đưa ra vào năm 2011 và 2015, vấn đề tăng cường tuyên truyền văn hóa và giao lưu quốc tế, khuyến khích sự đa dạng và hiểu biết lẫn nhau trong nước và quốc tế là những nội dung được làm cụ thể và chú trọng hơn so với những lần trước đó. Điều này phản ánh chiến lược tăng cường hướng ngoại của công nghiệp văn hóa nói chung và công nghiệp nội dung số nói riêng của Nhật Bản trong những năm gần đây.

Từ năm 2007 đến nay, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đã có hàng loạt chính sách cho lĩnh vực công nghiệp nội dung số được đưa ra như: Chiến lược thị trường cho nghiệp nội dung số (2007); Đối sách đối sách đối với vấn đề vi phạm bản quyền (2007); Chiến lược xuất khẩu công nghiệp nội dung số (2009); Chiến lược tăng trưởng công nghiệp nội dung số (2016); Chiến lược “Cool Japan” (4/ 2016) [5] …. Bên cạnh đó, Cục Công nghiệp chế tạo thuộc Bộ Kinh tế, Thương nghiệp và Công nghiệp cong thực hiện các đánh giá rất chi tiết thực trạng phát triển các ngành công nghiệp nội dung số hàng năm của Nhật Bản cũng như của một số nước điển hình trọng khu vực và thế giới, đánh giá xu hướng phát triển chinh sách, thị trường của chúng, từ đó đề ra các quyết sách căn bản định hướng các ngành nội dung số của Nhật Bản …

Có thể thấy, từ 2000 đến nay là giai đoạn chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nội dung số của Chính phủ Nhật Bản có sự biến đổi về chất. Các giai đoạn trước đây, chính sách chỉ mang tính định hướng, hoặc gián tiếp qua chính sách phát triển văn hóa mà ảnh hưởng đến phát triển của các ngành công nghiệp nội dung số, nhất là các ngành công nghiệp này tại địa phương, chưa tạo được quan tâm thực sự của các cơ quan chính phủ. Trong giai đoạn này, công nghiệp nội dung số đã được xác định là một lĩnh vực được quan tâm đặc biệt, các chính sách, chiến lược đều trực tiếp thúc đẩy các ngành công nghiệp nội dung số, nhất là những ngành then chốt mà Nhật Bản có thế mạnh. Việc thực hiện chính sách cũng có sự phối hợp thực hiện chính sách cũng được sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành tạo nên sức mạnh tổng hợp tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp nội dung số phát triển.

Phạm Thu Thủy

Phòng Kinh tế và Phát triển bền vững

[1] Luật chấn hưng công nghiệp văn hóa (Thuật ngữ tiếng Nhật:コンテンツ産業振興基本法)

[2] Phạm Hồng Thái (Chủ biên 2015), Sự phát triển của công nghiệp nội dung số ở Nhật Bản và Hàn Quốc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

[3] Luật cơ bản về công nghệ thông tin, https://kotobank.jp/word/IT%E5%9F%BA%E6%9C%AC%E6%B3%95-177

[4] Văn phòng Nội các Nhật Bản, Luật khuyến khích sáng tạo, bảo vệ và sử dung nội dung số,  http://www.cas.go.jp/jp/hourei/houritu/kontentu.html

[5] MEITI, Cool Japan / Creative Industries Policy, https://www.meti.go.jp/english/policy/mono_info_service/creative_industries/creative_industries.html


 

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn