GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

XU HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÒNG VỆ VÀ AN NINH CỦA NHẬT BẢN TRONG THẾ KỶ XXI

Đăng ngày: 3-03-2012, 15:23

            Tổng hợp tình hình quốc tế và trong nước đã trình bày trên là tiền đề thúc đẩy bước phát triển nhanh chóng theo hướng nước lớn quân sự. Trong một số năm trước mắt, chiến lược này sẽ nổi lên những đặc điểm chính sau đây:

Thứ nhất, đồng thời với việc Mỹ tăng cường can thiệp quân sự vào các công việc quốc tế, Nhật Bản sẽ đẩy mạnh quyền tự vệ tập thể với Mỹ, tăng cường sức mạnh quân sự trên biển khơi.
Quyền tự vệ tập thể nghĩa là tuy không có sự đe doạ tấn công nào ở trong nước, nhưng cho phép "trong trường hợp cần thiết" vẫn có thể huy động lực lượng quân sự hoạt động trên biển cùng với nước khác. Do điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản đã cấm phát động chiến tranh và từ bỏ sử dụng vũ lực, bởi vậy, quân đội Nhật Bản chỉ có thể hoạt động tập thể với Mỹ mà mục đích là để tự vệ thì mới không vi phạm Hiến pháp. Với lý do đó, Nhật Bản đã có hàng loạt hoạt động quân sự. Năm 1992, Nhật Bản thông qua "Luật đưa quân ra nước ngoài". Năm 1997 ký thông báo chung "phương châm mới về hợp tác phòng vệ Mỹ - Nhật". Dưới sức ép của Mỹ, năm 1999, thông qua "Luật về tình hình quân sự xung quanh Nhật Bản". Những luật này không những đã vi phạm Hiến pháp mà nó còn là cơ sở cho những hoạt động tự vệ tập thể. Sự kiện 11/9, chính là cơ hội tốt cho các hoạt động quân sự của Nhật Bản. Sau sự kiện này, Chính phủ Nhật đã nhanh chóng đệ trình lên Quốc hội "Luật hành động đặc biệt chống khủng bố", "Luật sửa đổi đội phòng vệ", "Luật sửa đổi phòng vệ an ninh trên biển", dựa vào đa số 3 đảng liên minh cầm quyền trong Quốc hội đã thúc đẩy cả Thượng và Hạ viện thông qua cả 3 luật nêu trên. Điều đó đã làm phá vỡ gần như toàn bộ những giới hạn phát triển sức mạnh quân sự mà Hiến pháp đã qui định, mở đường cho hoạt động quân sự tập thể Mỹ - Nhật. Đối với Nhật Bản, không có quyền tự vệ tập thể thì cũng không thể đảm nhận nhiệm vụ quân sự lớn lao hơn. Trong "Sách trắng phòng vệ" của Nhật phát hành năm 2002, nhấn mạnh rằng "Mỹ có khả năng tấn công quân sự Irắc", ý muốn hàm chỉ quân đội Nhật Bản có cớ để tham gia cuộc chiến này.
Thứ hai, duy trì và đẩy mạnh cơ chế an ninh tập thể, đồng thời xác lập cơ chế mới. Từ sau khi hết thời hạn quân Mỹ đóng trên đất Nhật, những người lãnh đạo 2 nước luôn tìm cách khẳng định rằng, liên minh Nhật - Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Rõ ràng, Mỹ muốn lợi dụng liên minh này để thực hiện chiến lược toàn cầu của mình, còn Nhật cũng tận dụng liên minh này để phát triển kinh tế, đúng như Thủ tướng Koizumi đã xác định, sự phồn vinh của Nhật Bản cho đến nay chính là đã phát huy có hiệu quả mối liên minh Nhật - Mỹ.
Bước vào thế kỷ XXI, do trọng tâm chiến lược của Mỹ có xu hướng chuyển dịch nhanh sang phía Đông, do những ràng buộc ngay trong Hiến pháp Nhật Bản mà nước này đã lựa chọn con đường phát triển sức mạnh của mình trên cơ sở của sự lớn mạnh liên minh Nhật - Mỹ. Trong cuộc chiến chống khủng bố lần này, Nhật Bản đã dựa vào liên minh Nhật - Mỹ để mở rộng không gian hoạt động quân sự của mình. Trong báo cáo "Nghiên cứu chiến lược phòng vệ" công bố tháng 6/2001 đã xác định, trong vòng 20 năm đến cần tiếp tục giữ vững củng cố và điều chỉnh cơ chế bảo đảm an ninh Nhật - Mỹ. Chính phủ Nhật Bản đang dựa vào "phương châm chỉ đạo hợp tác an ninh Mỹ - Nhật" để xây dựng một cơ chế hợp tác thời chiến giữa 2 nước. Nhật Bản cũng tích cực mở rộng hợp tác quân sự song phương và đa phương, tham gia hợp tác an ninh khu vực và hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hiệp quốc nhằm nâng cao vai trò và năng lực quân sự của mình.
Thứ ba, đẩy nhanh các bước sửa đổi Hiến pháp hoà bình hướng tới nước lớn quân sự. Ngày 16/4/2002, Nhật Bản đã thông qua "Luật có sự biến". Nội dung của nó thể hiện rõ đã có những thay đổi cơ bản trong chính sách phòng vệ của Nhật Bản. "Luật có sự biến" nhấn mạnh đến quyền hạn của Thủ tướng trong việc phát động hoạt động vũ trang và ra lệnh điều động lực lượng phòng vệ mà không cần phải thông qua Nội các và Hội nghị an ninh. Quyết định này là tiếp sau 3 luật chống khủng bố được thông qua trước đó và nó tiếp tục vi phạm Hiến pháp hoà bình của Nhật Bản. Khoản 2, điều 9 Hiến pháp qui định: "Nhật Bản không xây dựng lực lượng hải - lục - không quân và những lực lượng chiến đấu khác, không thừa nhận quyền giao chiến quốc gia". Do sức mạnh kinh tế cũng như vai trò quốc tế của Nhật tăng lên, cho nên việc sửa đổi Hiến pháp đã trở thành một yêu cầu quan trọng đối với Nhật Bản. Ông Koizumi sau khi trở thành Thủ tướng đã tuyên bố: Đội phòng vệ mà không phải là quân đội là không bình thường. Chúng ta cần suy nghĩ, nếu không thực hiện quyền tự vệ tập thể thì làm sao Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ phát huy được tác dụng. Đồng thời ông cũng nhiều lần thúc dục phải sửa đổi Hiến pháp. Năm 2000, Quốc hội đã thành lập uỷ ban sửa đổi Hiến pháp và hạn định trong vòng 5 năm phải hoàn thành công việc này. Như vậy, Nhật Bản đã xoá bỏ các rào cản để tiến tới sửa đổi Hiến pháp hoà bình của họ, hướng tới mục tiêu xây dựng cường quốc quân sự độc lập.
Hồ Châu
(Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 5 năm 2003)

Nguồn tin
Viện nghiên cứu Đông Bắc Á
Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn