GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

“Suy nghĩ về hợp tác năng lượng hạt nhân Việt Nam Nhật Bản” Kỳ 3: Thực trạng tình hình năng lượng tại Việt Nam và dự án điện nguyên tử

Đăng ngày: 3-03-2012, 15:23

“Suy nghĩ về hợp tác năng lượng hạt nhân Việt Nam Nhật Bản” Kỳ 3  Thực trạng tình hình năng lượng tại Việt Nam và dự án điện nguyên tửNhà phê bình ngoại giao: Kumao KANEKOTốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao và được duy trì khá ổn định của Việt Nam đang khiến cho sự thiếu hụt năng lượng-điện tại nước này càng trầm trọng hơn. Vấn đề thiếu điện có thể trở thành một nút cổ chai kìm hãm tăng trưởng, một nguy cơ cần phải tránh bằng mọi cách.

Hiện tại Việt Nam đang sở hữu một hệ thống phát điện có công suất khoảng 16 triệu kilô-oát (số liệu cuối 2009). Khoảng 1 phần 3 trong số này là thủy điện, còn lại là nhiệt điện (sử dụng nguyên liệu gaz, than đá, xăng dầu). Nhìn chung, thủy điện phổ biến ở Bắc Bộ, còn nhiệt điện được bố trí chủ yếu ở Nam Bộ. Vốn dĩ khá giống Nhật Bản ở diện tích đất liền trải dài và hẹp, tuy nhiên, địa hình mỗi miền của Việt Nam lại có những đặc trưng riêng, và về tình hình năng lượng điện tại hai miền Nam và Bắc cũng có những điểm khác biệt rõ rệt.
Ở khu vực Bắc bộ Việt Nam, kể từ thời Đông Dương Pháp thuộc, than đá đã trở thành nguồn năng lượng chủ yếu dùng cho phát điện. Vùng ven biển gần với Vịnh Hạ Long có trữ lượng rất phong phú than “Hòn Gai”, một loại than đá có phẩm chất tốt, khi cháy tạo ra ít khói nên trước kia rất được ưa dùng tại các tàu chiến của hải quân Nhật Bản (than ít khói sẽ khó bị địch phát hiện). Khai thác than lộ thiên ở đây khá phổ biến, và tôi khuyên quý vị, nếu tới Việt Nam và du lịch Vịnh Hạ Long, hãy đến thăm quan các mỏ than. Ở Nhật Bản hiện không còn mỏ than nào hoạt động, thợ mỏ và cán bộ có chuyên môn cũng đã thay đổi công việc, chẳng hạn như phụ trách hướng dẫn kỹ thuật (trong lĩnh vực ODA).
Tuy nhiên, ngay cả tại Việt Nam, hiện trữ lượng than đá cũng đang vơi đi, và đến một lúc nào đó, có lẽ sẽ bắt đầu cạn kiệt. Kể cả nếu khả năng này không xảy ra, thì để ngăn chặn tình trạng khí hậu đang nóng lên, người ta cũng không thể vĩnh viễn phụ thuộc vào một nguồn năng lượng phát điện là than đá.
 
Bắc Bộ là thủy điện, còn Nam Bộ chủ yếu là nhiệt điện
May mắn thay, khu vực bắc bộ Việt Nam, với địa hình đồi núi có chênh lệch lớn về độ cao so với mực nước biển cũng hết sức thích hợp cho phát triển thủy điện. Ven dòng sông Đà chảy về phía tây nam Hà Nội có hai nhà máy thủy điện quy mô lớn đã được xây dựng. Thứ nhất là nhà máy thủy điện Hòa Bình, nằm cách Hà Nội khoảng 100km, được xây dựng ngay sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ). Tôi đã từng nhiều lần tới thăm hiện trường nhà máy này trong giai đoạn xây dựng. Đây là một công trình thủy điện mang đậm phong cách đặc trưng của một nhà máy tại Liên Xô (cũ), với máy phát điện kiểu trước kia, và tổng công suất thiết kế vào khoảng 2 triệu kilô-oát. Nhà máy này trong một thời gian dài đã đảm bảo cho hơn một nửa nhu cầu về điện của thành phố Hà Nội. Nhà máy thứ hai là Thủy điện Sơn La, cách chừng 200km nữa về phía thượng nguồn sông Đà, có tổng công suất vào khoảng 3,5 triệu kilô-oát, và mới được xây dựng vài năm trở về trước.
Hai nhà máy này hiện tại đang sản xuất ra gần 1 phần 3 năng lượng điện của cả Việt Nam, và về cơ bản có thể đáp ứng hoàn toàn cho nhu cầu của khu vực phía Bắc. Phần điện còn dư thừa, giá có thể bù đắp cho khu vực phía Nam, nơi luôn đau đầu với vấn đề thiếu hụt điện thì thật đáng mừng. Tuy nhiên, nếu đưa điện vào tận thành phố Hồ Chí Minh với cự ly tính theo đường chim bay lên tới trên 1.500km, thì cũng không thể loại trừ khả năng, lượng hao hụt trong truyền tải điện sẽ ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả kinh tế. Trên thực tế, một đường dây tải điện cũng đã được thiết lập, nối liền từ miền Bắc vào tới miền Nam, nhưng đúng là phải vào cuộc mới thấy được hết những khó khăn. Hiện tượng lén lút câu trộm điện từ đường dây rất phổ biến, thậm chí người ta còn cắt cả dây dẫn điện đem bán, vì thế mà kết quả cũng không được như hình dung ban đầu, vì hầu như chẳng còn lại bao nhiêu khi điện vào được tới miền Nam. Quả thực, điện là sản phẩm nên được tiêu thụ ở địa bàn càng gần nơi sản xuất thì càng hiệu quả, nghĩa là điện phục vụ cho miền Nam nên được sản xuất tại chính miền Nam.
Cũng vì lẽ đó mà dễ hiểu, tại sao ở miền Nam Việt Nam, nhiệt điện lại đóng một vai trò quan trọng như vậy. Tuy nhiên, thủy điện không hẳn là không tồn tại. Vào đầu những năm 1960, tức là thời kỳ đầu trong chiến tranh Việt Nam, một đập nước và một nhà máy thủy điện quy mô nhỏ đã được xây dựng tại Đa Nhim, một địa điểm gần cao nguyên Đà Lạt. Tuy nhiên, ngay sau khi nhà máy thủy điện này hoàn thành, nó đã bị phá hủy bởi pháo kích và không thể sử dụng trong một thời gian dài. Hiện nay nhà máy này vẫn đang vận hành bình thường.
 
Khó có thể trông cậy hoàn toàn vào thủy điện hoặc điện sử dụng nhiên liệu khí đốt.
Tiện đây, một khả năng khác cũng nằm trong lĩnh vực thủy điện, đó là nếu sau này, kế hoạch phát triển lưu vực sông Mê Công được chính thức hóa, và tại Lào, Cămpuchia, những nhà máy thủy điện quy mô lớn được xây dựng, thì tới lúc đó Việt Nam cũng có thể mua điện từ các nước này để giải quyết vấn đề thiếu hụt điện năng. Có điều, một nguồn năng lượng thiết yếu như điện lực, nếu phải phụ thuộc vào nước ngoài thì cũng sẽ nảy sinh lo ngại trên khía cạnh đảm bảo an ninh. Hơn nữa, tự thân cơ cấu hợp tác lưu vực sông Mê Công, xuất phát từ một số lý do chính trị hiện cũng đang lâm vào tình trạng trì trệ trên diện rộng. Vì vậy mà chính phủ Việt Nam trong tình hình này có lẽ cũng không kỳ vọng nhiều vào khả năng giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng điện như vậy.
Tiếp theo, liên quan đến nguồn điện sử dụng nguyên liệu khí đốt, thì vùng biển tiếp giáp với quần đảo. Trường Sa nằm về phía nam của biển Đông (mà tiếng Anh gọi là Spratlys) được ước tính có một trữ lượng khí đốt phong phú, hứa hẹn triển vọng sáng sủa về nguồn điện năng sử dụng nguyên liệu khí. Tại khu vực ven biển, đoạn Phú Mỹ gần với sông Sài Gòn và một số địa điểm tương tự khác, một loạt các nhà máy nhiệt điện quy mô lớn xây dựng với vốn viện trợ ODA của Nhật Bản đang được vận hành. Trong tương lai, nếu ngoài khơi vùng biển này tiếp tục phát hiện thêm những giếng dầu mới và sản lượng khai thác khí tăng lên thì nỗi lo về điện chắc chắn sẽ giảm bớt. Thế nhưng, hiện nay tình hình tại Biển Đông lại đang có diễn biến phức tạp
Hơn nữa, ngay từ bây giờ, sản lượng khí mà Việt Nam đang khai thác từ các giếng dầu ngoài khơi cũng bắt đầu giảm, và có thể sẽ không còn trông chờ nhiều vào nguồn này được lâu nữa. Theo thông báo mới nhất của công ty năng lượng thuộc sở hữu nhà nước là Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), lượng thiếu hụt gaz trong năm 2011 là 1 tỷ mét khối khí, đến năm 2020 lượng thiếu hụt sẽ tăng lên tới 3 tỷ, và con số này vào năm 2025 sẽ là 7 tỷ mét khối. Còn về dầu mỏ, sản lượng khai thác tại các giếng dầu sẽ đạt mức cao nhất vào năm 2017, sau thời điểm đó cũng sẽ bắt đầu giảm dần.
 
Hạt nhân là nguồn năng lượng có triển vọng nhất
Như vậy, có thể thấy, trong tương lai, hạt nhân sẽ là nguồn năng lượng có thể trông cậy nhiều nhất. Nhu cầu về điện của Việt Nam thời gian gần đây đang tăng lên khoảng 15%/năm, và giả sử tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao hơn so với mức hiện nay, thì nhu cầu điện chắc chắn sẽ còn gia tăng hơn nữa. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững thì đảm bảo an ninh năng lượng, trong đó có điện năng là vấn đề không thể tránh khỏi, về điều này thì không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều quốc gia khác cũng đang phải lao tâm khổ tứ. Ngoại trừ những quốc gia dầu mỏ ở Trung Đông và Arập, thì ngay cả những cường quốc dầu mỏ tại châu Á là Inđônêxia và Malaixia cũng đang ngày một quan tâm nhiều hơn tới năng lượng hạt nhân. Khai thác dầu khí một khi đạt tới ngưỡng đỉnh thì sớm muộn cũng sẽ cạn kiệt. Và để chuẩn bị cho tình trạng này, trong khi vẫn còn thu lợi ngoại tệ từ nguồn tài nguyên dầu, cần phải sớm có chiến lược triển khai công nghệ năng lượng hạt nhân. Riêng trong trường hợp của Việt Nam, mức độ phụ thuộc ngày càng gia tăng đối với năng lượng hạt nhân là vấn đề rõ ràng không còn cần bàn cãi.
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cho rằng, các nước đang phát triển do tiềm lực kinh tế cũng như trình độ khoa học kỹ thuật đều ở mức hạn chế, vì vậy mà việc du nhập một công nghệ hết sức phức tạp và tốn kém như công nghệ hạt nhân là điều không chỉ bất hợp lý, mà còn không cần thiết. Thay vào đó, những nước này nên tận dụng những nguồn năng lượng tự nhiên, có khả năng tái sinh như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng Biomass (năng lượng từ vật liệu hữu cơ trong đó có phế phụ phẩm nông nghiệp...). Những nguồn năng lượng như vậy không chỉ sạch, thân thiện với môi trường, chi phí kinh tế cũng hợp lý hơn, mà kể cả trên phương diện ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân cũng là những lựa chọn tốt nhất. Thế nhưng, một khi đã nói như vậy, thì thử hỏi tại sao chính họ không tự thiết lập hoàn chỉnh trước ngay tại bản quốc những phương thức mà họ gợi ý cho người khác. Đơn phương đòi hỏi một quốc gia đang phát triển phải thực hiện điều mà chính mình, một quốc gia phát triển còn chưa thể làm cũng là sự vô trách nhiệm. Tôi mong những nhóm, những tổ chức phản đối xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân, phản đối vũ khí hạt nhân, các nhà hoạt động môi trường, bảo tồn thiên nhiên... trước khi phản bác dự án xuất khẩu năng lượng hạt nhân sang Việt Nam, đừng quên suy nghĩ về điều đó.
(Hết kỳ 3)
Người dịch: Đỗ Ánh, phòng NC Kinh tế và Hội nhập KV, Viện NC Đông Bắc Á
Nguồn: http://jijiweb.jiji.com/vietnam.html 
Đăng Website Nghiên cứu Nhật Bản ngày: 4-3-2011.

Nguồn tin
http://jijiweb.jiji.com/vietnam.html
Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn