GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM - NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH MỚI: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HỢP TÁC VÀ GIAO LƯU TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, GIÁO DỤC

Đăng ngày: 24-07-2012, 09:29

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ là tài sản riêng của mỗi quốc gia trong quá trình cạnh tranh để phát triển, mà còn là tài sản chung để tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của toàn nhân loại. Vì vậy, việc hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, việc tăng cường giao lưu văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hợp tác mới.

  1. Các cơ chế hợp tác và thành tựu đã đạt được:

1.1. Về hợp tác, giao lưu văn hóa:

-          Có hai chương trình viện trợ của Nhật Bản nhằm góp phần nâng cao các hoạt động văn hóa, giáo dục tại Việt Nam là Viện trợ văn hóa không hoàn lại và Viện trợ văn hóa không hoàn lại quy mô nhỏ. Từ năm 1993 đến nay đã có hơn 30 dự án viện trợ văn hóa không hoàn lại quy mô lớn trong các lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa hữu hình và vô hình, cung cấp thiết bị nghe nhìn, thiết bị giáo dục, thiết bị thể thao… Bên cạnh đó, chương trình Viện trợ văn hóa không hoàn lại quy mô nhỏ do Đại sứ quán Việt Nam trực tiếp tiến hành từ năm 2000 đến nay (quy mô cao nhất là 10 triệu yên), mỗi năm có khoảng 1-2 dự án dành cho các địa phương, các cơ quan nghiên cứu, giáo dục, các trường đại học… cung cấp các thiết bị sử dụng trực tiếp cho các hoạt động văn hóa, giáo dục đại học và sau đại học.

-          Giao lưu văn hóa, nghệ thuật: là hoạt động nổi bật, giao lưu biểu diễn nghệ thuật giữa hai nước ngày càng phát triển, mỗi năm trao đổi hàng chục đoàn nghệ thuật. Đặc biệt, từ năm 2008, Trung tâm giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản thuộc Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản được thành lập tại Hà Nội và TP.HCM đã thúc đẩy mạnh mẽ việc quảng bá văn hóa, nghệ thuật Nhật Bản đến người dân Việt Nam: tuần lễ phim Nhật Bản, triển lãm truyện tranh manga, triển lãm nghệ thuật, hội họa, các lớp học thư đạo, trà đạo, lễ hội hoa anh đào… Sự quan tâm của người dân Việt Nam tới đất nước, con người Nhật Bản ngày càng cao.

-          Diễn đàn hợp tác văn hóa và đối thoại nhân dân: được khởi động từ tháng 3-2008, với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, giới văn nghệ sĩ… nhằm tìm ra những phương thức hợp tác mới trong lĩnh vực giao lưu văn hóa, xúc tiến hiểu biết lẫn nhau.

1.2. Về hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực:

-          Hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản được triển khai chủ yếu qua các chương trình: học bổng du học, đào tạo ngôn ngữ, trại hè học sinh, trao đổi giáo viên, học sinh, tổ chức hội thảo, trong đó chương trình học bổng và đào tạo ngôn ngữ là phổ biến nhất.

-          Hiện nay, Nhật Bản là nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục, đào tạo Việt Nam. Hiện có khoảng 4.000 sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (khoảng gần 1.000 người du học theo học bổng chính phủ, còn lại là du học tự túc), đứng thứ tư trong số sinh viên nước ngoài tại Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

-          Các cơ chế hợp tác chính: “Dự án cấp học bổng đào tạo nguồn nhân lực” (học bổng JDS) nằm trong khuôn khổ Viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản dành cho Việt Nam. Mỗi năm hỗ trợ 441 triệu yên, cho tối đa 35 cán bộ nhà nước và các thành phần khác được đào tạo sau đại học ở Nhật Bản, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật kế cận có trình độ cao, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước; Nhật Bản cam kết đào tạo cho Việt Nam 1.000 tiến sĩ trong khuôn khổ Đề án đào tạo 20.000 giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường cao đẳng và đại học từ 2010-2020, với kinh phí 14.000 tỉ đồng (đào tạo ở nước ngoài chiếm 64%); Chương trình học bổng du học của Bộ giáo dục Nhật Bản cho sinh viên Việt Nam, mỗi năm có khoảng 100 sinh viên được sang du học tại Nhật Bản theo các chương trình ngắn hạn hoặc dài hạn. Về hợp tác giữa các trường đại học, tháng 9/2011 vừa qua Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết 9 thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học; Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức định kỳ hàng năm; Nhiều trường đại học lớn của Nhật Bản như Đại học Tokyo, Đại học Kyoto, Đại học Nagoya... đã mở văn phòng hợp tác tại Việt Nam.

-          Về giảng dạy tiếng Nhật, hiện nay, Việt Nam là nước có số lượng người học tiếng Nhật đứng thứ 8 trên thế giới với khoảng hơn 30.000 học viên, 300 cơ sở đào tạo và trên 1.000 giáo viên. Giảng dạy tiếng Nhật đã được mở rộng không chỉ ở bậc đại học, mà đã được triển khai thí điểm tại một số trường trung học phổ thông (cấp 3) và trung học cơ sở (cấp 2).  

-          Về Nghiên cứu Nhật Bản: được mở rộng nhanh chóng, từ chỗ chỉ có 1 Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản duy nhất trực thuộc chính phủ (thuộc Trung tâm KHXH & NVQG) vào năm 1993, đến nay trên cả nước đã có hàng chục cơ sở nghiên cứu Nhật Bản, các khoa giảng dạy về Nhật Bản học được mở tại các trường đại học. Hàng năm, Quỹ GLQT Nhật Bản tài trợ khoảng vài dự án cho giao lưu nghiên cứu và các dự án nghiên cứu Nhật Bản học.

-          Nghiên cứu Việt Nam học tại Nhật Bản: hiện có khoảng 100 nhà nghiên cứu Việt Nam học tại Nhật Bản tham gia vào Hội nghiên cứu Việt Nam học, các nhà nghiên cứu thuộc thế hệ thứ 3 sử dụng thành thạo tiếng Việt.

1.3. Giao lưu nhân dân, tăng cường hiểu biết lẫn nhau:

-          Giao lưu nhân dân: hiện có các chương trình giao lưu thanh thiếu niên như: “Chương trình con tàu thanh niên Đông Nam Á” (mỗi năm mời 30 thanh niên Việt Nam tham dự), “Chương trình hữu nghị Nhật Bản - Asean” (hàng năm mời 100-200 thanh niên Việt Nam sang thăm Nhật Bản theo các nhóm chuyên môn như: nông nghiệp, phát triển địa phương, tăng cường hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ…), Chương trình Runetsan thế kỷ 21” (Mỗi năm mời một số thanh niên Việt Nam tham dự).

  1. Kiến nghị về một số cơ chế hợp tác mới:

-          Về giao lưu văn hóa: Tăng cường hợp tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, Nhật Bản giúp đỡ Việt Nam trùng tu, bảo tồn các di sản văn hóa vô hình và hữu hình. Việt Nam học tập kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc xây dựng khu tích văn hóa kết hợp với phát triển du lịch tại địa phương; Tổ chức ngày Việt Nam (Vietnam day) tại Nhật, ngày Nhật Bản (Japan day) tại Việt Nam và festival văn hóa Việt Nam - Nhật Bản định kỳ hàng năm ở cả hai nước, mở rộng tại nhiều địa phương (hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ tổ chức định kỳ tại Đà Nẵng - Hội An; có thể mở rộng tại Hà Nội, Huế, TP.HCM…); Về giao lưu nhân dân, tăng cường giao lưu, kết nghĩa giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Nhật Bản, mở rộng giao lưu ở tất cả các cấp độ từ nhỏ đến lớn (từ các cơ quan, trường học, các địa phương, các thành phố cho đến cả nước); Tiếp tục các diễn đàn đối thoại văn hóa và giao lưu nhân dân.

-          Về nghiên cứu, giáo dục: Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học của Việt Nam và Nhật Bản với sự hỗ trợ tài chính của chính phủ và các quỹ khác (VD: lập quỹ xúc tiến hợp tác nghiên cứu, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản); Xây dựng cơ chế giao lưu nghiên cứu như: Nhật Bản mời các nhà khoa học Việt Nam sang nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các trường đại học của Nhật Bản và ngược lại (hiện nay mới chỉ có nguồn tài trợ từ Quỹ GLQT Nhật Bản và Quỹ thúc đẩy học thuật JSPS, kinh phí hạn hẹp, mỗi năm chỉ mời được một vài người); Xã hội hóa các thành quả nghiên cứu; Về giáo dục, bên cạnh các nguồn học bổng của chính phủ, cần tìm thêm những nguồn mới để thúc đẩy du học, trao đổi sinh viên, các trường cần có chế độ ưu đãi đặc biệt để thu hút sinh viên Việt Nam hoặc Nhật Bản du học. Hiện nay, số sinh viên Việt Nam đi du học đang tăng lên nhanh chóng, có khoảng 65.000 người Việt Nam du học tại 40 quốc gia trên thế giới, trong đó chỉ 7.000 người du học theo các loại học bổng, còn lại là tự phí (VD: Việt Nam đứng thứ tư trong số lưu học sinh tại Nhật Bản (4000 người), đứng thứ ba tại Trung Quốc (12.200 người, chỉ sau Hàn Quốc, Mỹ), đứng thứ 7 tại Úc (16.000 người), tại Mỹ có 12.800 lưu học sinh Việt Nam…; Ngoài ra,  tăng cường hợp tác đào tạo theo hình thức du học tại chỗ. Việt Nam đang trên đà phát triển, rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, còn Nhật Bản là một quốc gia phát triển, có một chế độ giáo dục ưu việt, có thể giúp Việt Nam phát triển giáo dục.

-          Về đào tạo tiếng Nhật, tiếp tục mở rộng đào tạo tiếng Nhật từ cấp THCS (cấp 2) ở Việt Nam, cần đưa tiếng Nhật trở thành một trong những ngoại ngữ phổ biến trong tuyển sinh, tuyển dụng tại Việt Nam (bên cạnh tiếng Anh, Nga, Trung, Pháp, Đức). Có như vậy mới thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, trong “quan hệ đối tác chiến lược” cần phải hiểu nhau sâu sắc, và ngôn ngữ là một công cụ không thể thiếu. Bên cạnh đó, cũng cần thúc đẩy việc giảng dạy tiếng Việt bằng hình thức các trường đại học Việt Nam liên kết, hợp tác giảng dạy tiếng Việt tại các trường đại học Nhật Bản.

-          Về hợp tác nguồn nhân lực: tăng cường hợp tác nguồn nhân lực bằng nhiều hình thức: giao lưu giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước, Nhật Bản hỗ trợ các cán bộ Việt Nam đến tham quan, học tập, nghiên cứu tại Nhật và cử chuyên gia sang Việt Nam giúp đỡ; Xây dựng thêm các Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực (hình thứ như trung tâm VJCC của trường Đại học Ngoại thương) tại một số Viện nghiên cứu và trường đại học lớn của Việt Nam, giúp Việt Nam nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các ngành nghề trọng yếu như: kỹ thuật, điện tử viễn thông, giao thông, cầu đường, quản lý hành chính, nghiên cứu khoa học xã hội…; Với một đất nước mà tình hình già hóa dân số đang ngày càng trầm trọng như Nhật Bản, việc nhập khẩu lao động từ các quốc gia khác là điều không thể tránh khỏi - Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, có thể trở thành một đối tác quan trọng của Nhật Bản. Tuy nhiên, cần có cơ chế tuyển dụng chính thức lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, chứ không chỉ áp dụng hình thức tu nghiệp sinh, thực tập sinh như hiện nay, gây nhiều thiệt thòi cho người lao động. Bên cạnh đó, Việt Nam không chỉ xuất khẩu lao động giản đơn, mà còn có thể cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho Nhật Bản, đó là đội ngũ kỹ sư tài năng tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật lớn của Việt Nam như Đại học Bách Khoa, Đại học giao thông vận tải, Đại học Xây dựng, Kiến trúc, Đại học khoa học tự nhiên…, giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề thiếu lao động trong các ngành kỹ thuật, chế tạo, IT.

Ths. Ngô Hương Lan

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.

Đăng Website NCNB ngày: 21-6-2012.

 

 

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn