GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Nhật Bản với sáng kiến củng cố khả năng quốc phòng của ASEAN

Đăng ngày: 3-08-2012, 12:19

Trong Tuyên bố chung của Ủy ban tư vấn an ninh Mỹ-Nhật ngày 27/4/2012, Nhật Bản đã đưa ra một số sáng kiến đáng chú ý, trong đó quan trọng nhất phải kể đến là sáng kiến giúp các quốc gia ven biển ở Đông Nam Á tăng cường khả năng quốc phòng thông qua việc sử dụng ODA của Nhật Bản.

Có thể thấy, khu vực Đông Nam Á đang phải đối mặt với sự bất ổn ngày càng gia tăng trong vấn đề an ninh biển. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân:

Thứ nhất là sự chênh lệch ngày càng lớn về mức độ phát triển của Lực lượng bảo vệ bờ biển cũng như lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc so với lực lượng này của các nước ASEAN. Đó là do Trung Quốc đã tích cực trang bị các tàu tuần tra, tàu và máy bay giám sát, tàu ngầm và máy bay chiến đấu thế hệ mới để tăng cường sức mạnh cho các lực lượng trên.

Thứ hai là những nỗ lực nhằm đạt được một trật tự hàng hải ở Biển Đông dựa trên luật pháp đã không mang lại kết quả. Các cuộc đàm phán về việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc pháp lý sẽ còn lâu dài do Trung Quốc không chấp nhận việc thảo luận tranh chấp biển trong một bối cảnh đa phương.

Thứ ba là các nước ASEAN có chiều hướng lôi kéo các bên thứ ba, đặc biệt là Mỹ, Úc và Nhật Bản vào cuộc để chơi trò chơi cân bằng quyền lực. Tuy nhiên, việc cho rằng Mỹ có thể đóng vai trò giữ cân bằng đối trọng lại với Trung Quốc là một suy nghĩ quá ngây thơ của các nước ASEAN bởi giữa Mỹ và Trung Quốc có một sự phụ thuộc kinh tế khá sâu sắc.

Trong bối cảnh này, để đối phó với tình hình, rõ ràng ASEAN cần phải tăng cường sức mạnh quốc phòng của mình. Về phần Nhật Bản cũng mong muốn duy trì một sự cân bằng quyền lực ở Biển Đông không chỉ bởi nơi đây nắm giữ các tuyến đường biển có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế Nhật Bản mà còn bởi những tranh chấp và thỏa thuận hàng hải giữa Trung Quốc và ASEAN có thể được sử dụng làm hình mẫu cho việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lợi ích Nhật - Trung ở Biển Hoa Đông. Do đó, việc giúp các nước ASEAN củng cố khả năng quốc phòng về mặt hàng hải đang trở thành một trọng điểm chính sách của chính phủ Nhật Bản. Trong nhiều năm qua, chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN chủ yếu tiếp cận theo hướng hỗ trợ sự thống nhất và bền vững của tổ chức này. Tuy nhiên, hiện nay Nhật đang chuyển dần cách tiếp cận theo hướng an ninh khu vực.

Trước hết, Nhật Bản tích cực tham gia vào tập trận và huấn luyện quân sự chung ở Đông Nam Á. Trong những năm qua, Nhật Bản đã nhiệt tình tham gia các cuộc tập trận chung, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và các hoạt động sơ tán phi chiến đấu. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã tham gia vào cuộc tập trận chung Hổ mang vàng giữa Mỹ và Thái Lan kể từ năm 2005 và lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận Balitakan giữa Mỹ và Philippines vào tháng 3-4/2012. Tháng 7/2011, Nhật Bản đã tiến hành tập trận hải quân đầu tiên với Mỹ và Úc ở ngoài khơi Biển Đông gần bờ biển Brunei. Ngoài ra, Nhật Bản cũng tham gia tích cực vào phái đoàn hỗ trợ dân sự và nhân đạo ở Đông Nam Á của hải quân Mỹ (Đối tác Thái Bình Dương). Bằng sự tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc tập trận và huấn luyện quân sự chung, Nhật Bản đã tăng cường đáng kể mạng lưới, liên lạc và hợp tác quân sự với các quốc gia khu vực. Bắt đầu từ năm nay, Bộ quốc phòng Nhật sẽ bắt đầu một chương trình hỗ trợ nâng cao khả năng quốc phòng của các nước ASEAN trong các lĩnh vực như hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và các hoạt động chống cướp biển.

Thứ hai, Nhật Bản hỗ trợ nâng cao khả năng quốc phòng của ASEAN thông qua việc tăng cường các khoản ODA. Trong suốt Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN tháng 11/2011, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã cam kết đưa ra 25 tỷ USD để thúc đẩy các dự án tăng cường sự kết nối ASEAN. Tại Hội nghị thượng đỉnh Mekong tháng 4/2002, Nhật Bản cũng cam kết cung cấp 7,4 tỷ USD viện trợ trong khoảng hơn 3 năm để giúp các dự án cơ sở hạ tầng của 5 nước Mekong. Ngoại trưởng Koichiro Gemba hiện nay đang thúc đẩy việc “sử dụng một cách chiến lược ODA” để tìm kiếm sự kết nối giữa viện trợ của Nhật Bản và an ninh khu vực. Nếu sự trợ giúp tài chính của Nhật Bản được định hướng một cách chiến lược để hỗ trợ các hoạt động này thì nó có thể là công cụ chủ yếu cho ASEAN củng cố hạ tầng quốc phòng của mình.

Khả năng quốc phòng được tăng cường của ASEAN cũng có thể giúp cho sự hiện diện của quân đội Mỹ hiệu quả hơn trong khu vực. Như cựu Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates đã đề cập, tầm quan trọng của việc “củng cố khả năng của các nước khác”, tăng cường khả năng của liên minh giữa Mỹ và những người bạn ở Châu Á là thành phần quan trọng của chiến lược tái cân bằng. Nếu các quốc gia ASEAN ven biển có khả năng triển khai hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) một cách hiệu quả và phát triển những khả năng hoạt động cường độ thấp, thì việc kiểm soát cấp độ leo thang của các căng thẳng sẽ được cải thiện đáng kể. Cơ sở hạ tầng này cũng có thể cung cấp những điểm tiếp cận lựa chọn tiềm năng cho lực lượng Mỹ ở Đông Nam Á.

Thứ ba, chính phủ Nhật Bản đang cố gắng thúc đẩy việc xuất khẩu vũ khí trực tiếp để hỗ trợ cho các cơ sở hạ tầng quốc phòng của các nước ASEAN. Tháng 12/2011, Nhật Bản đã quyết định nới lỏng những hạn chế áp đặt trong Ba nguyên tắc về xuất khẩu vũ khí. Trong khi vẫn duy trì quan điểm cơ bản về việc hạn chế xuất khẩu vũ khí, thì việc chuyển các trang thiết bị quốc phòng ra nước ngoài hiện được phép trong các trường hợp liên quan đến đóng góp cho hòa bình và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Ví dụ, Nhật Bản đang xem xét việc cung cấp cho Philippines các tàu tuần tra dành cho lực lượng bảo vệ bờ biển và hệ thống giao thông liên lạc hàng hải thông qua ODA trong những năm sắp tới. Trên cơ sở những hạn chế đã được nới lỏng, Nhật Bản đang tích cực xem xét việc xuất khẩu các tàu tuần tra, máy bay và các tàu hỗ trợ đa năng để tăng cường khả năng an ninh hàng hải của ASEAN. Nếu sự hỗ trợ về phần cứng này đi đôi với những giúp đỡ kỹ thuật và huấn luyện của Lực lượng bảo vệ bờ biển và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản thì Nhật Bản có thể đóng góp hiệu quả hơn vào an ninh hàng hải của các nước trong khu vực.

Mặc dù những động thái này cho thấy một hướng chính sách mới của Nhật Bản đối với ASEAN nhưng Nhật Bản vẫn cần một chiến lược rõ ràng hơn để thúc đẩy việc củng cố khả năng quốc phòng của các nước này. Việc giúp ASEAN củng cố khả năng quốc phòng trong khi tránh thế tiến thoái lưỡng nan an ninh với Trung Quốc đòi hỏi Nhật Bản phải có một hành động cân bằng khéo léo. Nhật Bản cũng cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong nước như Bộ quốc phòng và Lực lượng phòng vệ, Bộ Ngoại giao và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) với các chiến lược ODA và Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) với các chức năng tài chính. Mỗi cơ quan rõ ràng có một cách nhìn khác nhau về việc củng cố khả năng quốc phòng của ASEAN. Mặc dù vậy, các cuộc tập trận và huấn luyện chung, việc sử dụng một cách chiến lược ODA và xuất khẩu vũ khí sẽ là những nội dung quan trọng trong chính sách của Nhật Bản đối với ASEAN.

 

Minh Hằng lược dịch từ bài “Japan should build ASEAN’s Security Capacity” của Ken Jimbo, giáo sư Khoa Quản lý Chính sách, Đại học Keio  trên website: http://www.jiia.or.jp/en_commentary/201205/30-1.html

Đăng Website NCNB ngày: 3 -8-2012.

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn