GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Tranh chấp chủ quyền quần đảo Nam Kuril giữa Nhật Bản và Nga

Đăng ngày: 9-12-2012, 10:13

a. Đặc điểm các hòn đảo Nam Kuril

Quần đảo Nam Kuril bao gồm 4 đảo nhỏ :

Đảo Etorofu (ИтурупIturup). Là đảo có diện tích lớn nhất trong 4 hòn đảo đang tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản. Diện tích: 3185.65km², chiều dài: 214 km, dân số: khoảng 6739 người, chiều rộng từ 20-30 km.

Đảo Kunashir (Кунаши́р). Đảo nằm giữa các eo biển Kunashir, Catherine, Izmena, và Nam Kuril. Diện tích: 1,490 km, dài: 123 km, rộng: 4–30 km, dân số của đảo là khoảng 7.800 người.

Đảo Shikotan (Шикотан). ,Diện tích của Shikotan là 225 km². Hòn đảo có địa hình đồi núi, trung bình có độ cao 300 mét. Hòn đảo này được hình thành từ đá núi lửa và đá sa thạch. Có hai ngọn núi lửa đã tắt vĩnh viễn trên Shikotan: Núi Tomari và Núi Notoro. Dân số khoảng 2244 người.

Quần đảo Habomai (Oстрова Хабомаи ostrova), gồm 5 đảo nhỏ tạo thành Suisyo(14km²),Akiyurito(3km²),Yuri(11km²), Sibotsu(60km²), Daraku, hiện nay không có cư dân sinh sống chỉ có bộ đội biên phòng Nga đồn trú.

b. Tình hình tranh chấp

Tranh chấp chủ quyền quần đảo Kuril, hay Vấn đề lãnh thổ Phương Bắc (北方領土問題). Các hòn đảo đang tranh chấp bị Hồng quân Liên Xô chiếm giữ vào giai đoạn cuối của Thế chiến thứ II, hiện đang dưới quyền kiểm soát của Nga thuộc Shakhalin, tuy nhiên phía Nhật Bản luôn tuyên bố chủ quyền và là một phần lãnh thổ thuộc Hokkaido. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến Nga và Nhật không thể kí Hiệp ước hòa bình chính thức kết thúc tình trạng đối đầu kéo dài từ khi kết thúc Thế chiến thứ II.

Các tranh chấp hiện nay trên quần đảo Kuril phát sinh do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ II và kết quả của sự mơ hồ và bất đồng về ý nghĩa của các thỏa thuận Yalta (02/1945), các Tuyên bố Potsdam (07/1945) và Hiệp ước San Francisco (9/1951). Trong các cuộc đàm phán hòa bình năm 1956 giữa Nhật Bản và Liên Xô, phía Liên Xô đề nghị giải quyết tranh chấp bằng cách trả lại Shikotan và Habomai cho Nhật Bản. Ở các vòng cuối cùng của cuộc đàm phán phía Nhật Bản thừa nhận những yếu thế về chủ quyền của họ tại Etorofu và Kunashiri và đồng ý giải quyết theo đề nghị của Liên Xô để đổi lấy một hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên, người Mỹ đã can thiệp và ngăn chặn thỏa thuận. Hoa Kỳ cảnh báo Nhật Bản rằng việc từ bỏ các tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản trên các hòn đảo Iturup và Kunashir sẽ dẫn tới việc Hoa Kỳ sẽ không trao trả Okinawa cho Nhật Bản. Hoa Kỳ đã khẳng định rằng Hiệp ước hoà bình San Francisco "không xác định chủ quyền của các lãnh thổ mà Nhật Bản từ bỏ," nhưng "Nhật Bản không có quyền chuyển giao chủ quyền trên vùng lãnh thổ đó”[1]. Tuy nhiên, hai bên Nhật Bản và Liên Xô sau đó đã ra một Tuyên bố chung, nhưng không có vấn đề giải quyết tranh chấp. Tình trạng giữa hai bên đã không thay đổi đáng kể kể từ đó, và một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn giữa Nhật Bản và Nga vẫn chưa được ký kết.

Tại Hội nghị thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Tanaka và Tổng Bí thư Liên Xô Brezhnev năm 1973, hai bên nhất trí rằng sau khi giải quyết các vấn đề còn tồn đọng sẽ ký kết một hiệp ước hòa bình. Năm 1981, Nhật Bản lập ra ngày “Lãnh thổ Phương Bắc” vào ngày 07/02 hàng năm. Những căng thẳng về quần đảo Kuril đã tiếp tục trầm trọng hơn khi ngày 16 tháng 7 năm 2008, khi chính phủ Nhật Bản công bố hướng dẫn học sách giáo khoa mới, trong đó chỉ đạo giáo viên phải nói rằng Nhật Bản có chủ quyền trên quần đảo Kuril. Bộ Ngoại giao Nga công bố vào ngày 18 tháng 7, "những hành động này không phải đóng góp vào sự phát triển của hợp tác tích cực giữa hai nước, cũng như đến việc giải quyết tranh chấp" và tái khẳng định chủ quyền đối với hòn đảo[2]. Năm 1991, Liên Xô giải thể, Liên bang Nga trở thành một thực thể độc lập, và kế thừa tranh chấp. Ngày 01/11/2010 Tổng thống Medvedev đã đến thăm đảo Kunashir và nói rằng ông chỉ đi thăm “lãnh thổ Nga” và đây là "một khu vực quan trọng của đất nước chúng tôi”[3]. Khi đưa ra các tuyên bố, Tổng thống Medvedev cho biết, hòn đảo là một phần "không thể tách rời" của đất nước và là một khu vực chiến lược của Nga. Bộ Ngoại giao Nhật Bản chỉ trích tuyên bố của Medvedev, gọi đó là hành vi khiêu khích. Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan gọi là chuyến thăm này là "đáng tiếc"[4] và sau đó triệu hồi đại sứ của mình tại Moskva[5]. Bộ Ngoại giao Nhật đã triệu tập Đại sứ Nga tại Tokyo Mikhail Bely tới để phản đối về chuyến thăm[6]. Ông Bely cho rằng, chuyến thăm là vấn đề nội bộ của Nga và việc hai nước căng thẳng quan hệ sẽ không có lợi cho bên nào. Nhiều nhà phân tích xem chuyến thăm này là có liên quan với các tuyên bố chung gần đây về Thế chiến thứ II giữa Trung Quốc và Nga[7], và liên quan với các tranh chấp Quần đảo Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đáp lại, Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara đã có chuyến thị sát trên chiếc máy bay tuần tra của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản, một động thái theo AFP bình luận là nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước này. Chuyến thị sát diễn ra hơn 1 tháng sau khi Tổng thống Nga Medvedev tới thăm một trong 4 hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp ngày 01-11-2010.
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Philip Crowley trong một cuộc họp báo ngày 02/11/2010 cho biết "Mỹ công nhận chủ quyền của Nhật Bản về các vùng lãnh thổ phương Bắc," và nói thêm Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật áp dụng đối với Lãnh thổ phương Bắc[8]. Tổng thống Dmitry Medvedev (9-2-2011) ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga triển khai thêm vũ khí nhằm củng cố quân sự tại chuỗi quần đảo Kurils tranh chấp với Nhật Bản. Trả lời hãng ITAR-TASS, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serdyukov cho biết, tàu trực thăng đổ bộ lớp Mistral do Nga đặt mua từ Pháp cũng sẽ được đưa đến bảo vệ vùng biển tại chuỗi quần đảo Kurils[9]. Động thái này lại làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Nga - Nhật. Nhật Bản ngày 2-3-2011 đã lên án và gọi kế hoạch triển khai tên lửa chống hạm của Nga tại đảo tranh chấp Kuril là "vô cùng đáng trách". Hai vị Thứ trưởng Ngoại giao của Nga và Nhật Bản đã có cuộc họp trong vòng nửa ngày tại Tokyo (11-2-2011) nhằm "đối thoại chiến lược" để tìm các giải pháp xung quanh những vấn đề tranh chấp đối với chuỗi quần đảo Kuril. Cuộc gặp mặt diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Mátxcơva lên kế hoạch triển khai bổ sung vũ khí tại đảo tranh chấp, trong đó bao gồm cả những hệ thống tên lửa chống tàu ngầm trên biển, hệ thống tên lửa phòng không. "Việc Nga tăng cường quân sự tại 4 hòn đảo phía bắc là một hành động hoàn toàn không tương xứng với vị thế của chúng tôi và vô cùng đáng trách. Tiếp đó, tháng 12/2010, Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Igor Shuvalov đã thăm các đảo Etorofu và Kunashiri. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Dmitri Bulgakov cũng tới thăm các hòn đảo đang tranh chấp này vào 20/1/2011.

Tất cả những diễn biến trên cho thấy, cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Nga-Nhật đang rất căng thẳng và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Đặc biệt, Nga đã có nhiều hành động chứng tỏ sự quyết liệt và không lùi bước trong việc đảm bảo chủ quyền của họ đối với quần đảo Nam Kuril. Việc Nga kiên quyết bảo vệ đến cùng chủ quyền của nước này đối với quần đảo Nam Kuril là do khu vực này rất quan trọng đối với Nga. Moscow xem quần đảo Nam Kuril là điểm then chốt trong chiến lược của Nga ở vùng Viễn Đông và xa hơn là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Vì sao lại như vậy? Có 3 lý do để Nga không bao giờ buông tay khỏi quần đảo Nam Kuril.

Thứ nhất, vị trí địa lý của quần đảo Nam Kuril có tầm quan trọng về mặt địa chính trị rất lớn đối với Nga. Sở hữu quần đảo Nam Kuril sẽ giúp bảo đảm một con đường vào Biển Thái Bình Dương cho Hạm đội Thái Bình Dương của  Nga. Đây là lý do khiến quần đảo Nam Kuril được coi là một mấu chốt trong chiến lược của Nga đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nếu quần đảo Nam Kuril thuộc về Nhật Bản thì nó có thể được Tokyo và Washington sử dụng làm nơi để kiểm soát Moscow. Trong trường hợp đó, ngoài các hậu quả khác, một trong những hậu quả lớn nhất mà Nga phải hứng chịu là mất con đường tự do đi vào Biển Thái Bình Dương. Khi đó, Nhật Bản và Mỹ sẽ dùng quần đảo Nam Kurils như là một tấm rào chắn tự nhiên ngăn không cho Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đi vào biển Thái Bình Dương. Chưa hết, Nga còn phải đối mặt với mối đe doạ quân sự trực tiếp từ hai nước này. Ngoài ra, theo các nhà phân tích, “hiệu ứng cánh bướm” sẽ khiến cho những khu vực nằm cạnh quần đảo Nam Kuril gồm quần đảo Kamchatka và khu vực Sakhalin rất dễ bị tấn công. Điều này rất là nguy hiểm bởi quần đảo Kamchatka và khu vực Sakhalin đều có ý nghĩa chiến lược trong khả năng đối phó với các cuộc tấn công của Nga.

Lý do thứ hai khiến Moscow coi quần đảo Nam Kuril là phần lãnh thổ không thể tách rời của nước này nằm ở chính sách hướng Đông của Nga. Với việc ảnh hưởng quốc tế của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang ngày càng tăng trên thế giới, quần đảo Nam Kuril sẽ trở thành nơi để Nga phô trương thanh thế, thể hiện sức mạnh trong khu vực. Điều này giúp Nga bảo đảm có được tiếng nói lớn hơn trong các công việc của Châu Á-Thái Bình Dương và vì vậy sẽ bảo vệ được vị thế là một cường quốc lớn, cũng như lợi ích quốc gia của Nga trong khu vực.

Cuối cùng, quần đảo Nam Kuril còn đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho Nga khi nó sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, bao gồm các nguồn tài nguyên sinh vật học, nguồn dầu mỏ và các mỏ quặng.

Với những lý do trên, rõ ràng, cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Nhật Bản rất khó giải quyết.

[1] James E. Goodby, Vladimir I. Ivanov, Nobuo Shimotomai, '"Northern territories" and beyond: Russian, Japanese, and American Perspectives, Praeger Publishers, 1995

[2] Russia hopes to solve territorial dispute with Japan by strengthening trust, Xinhua News Agency, Accessed 19 July 2008

. [3]Medvedev vows to visit islands claimed by Japan, Reuters, September 29, 2010. Accessed October 2, 2010

[4] Russian leader Dmitry Medvedev angers Japan with visit to disputed Kuril Islands”, The Australian,

[5] Japan recalls envoy to Russia over Kurils dispute”, The Guardian,

[6] Japan recalls envoy to Russia over Kurils dispute”, The Guardian, 2 tháng 11 năm 2010.

[7] 露大統領「強い指導者」国内に誇示…北方領訪問読売新聞 2010年11月1日

[8] 北方領土「日本に主権」 米政府見解を正式表明 米政府高官、日米安保は適用外 日本経済新聞. (2010年11月3日). 2010年11月3日閲覧

[9] http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Nga-dua-vu-khi-hien-dai-toi-dao-tranh-chap-voi-Nhat/31960

 

Ths. Trần Hoàng Long

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn