GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Lập luận về lịch sử chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản và Trung Quốc

Đăng ngày: 27-07-2013, 16:17

LẬP LUẬN LỊCH SỬ CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO SENKAKU/ĐIẾU NGƯ CỦA NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC

 

1. Đặc điểm địa lý quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

 

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có 5 đảo nhỏ không có người ở và 3 bãi đá. Quần đảo nằm trên biển Hoa Đông, cách xấp xỉ 120 hải lý về phía đông bắc Đài Loan, 200 hải lý về phía đông Trung Quốc và cách 200 hải lý về phía tây nam của đảo Okinawa của Nhật Bản.

 

 

 

-          Đảo Uotsuri Jima/đảo Điếu Ngư, diện tích 3,82km2, độ cao tối đa 363 m, Nằm cách đảo Ishigaki( thuộc  quần  đảo  Ryukyu - Nhật Bản )170 km về phía tây bắc, cách Ôn Châu( Trung Quốc )356 km về phía đông nam, cách Phúc Châu(Trung Quốc )385 km về phía đông, cách Cơ Long( thuộc  Đài  Loan)190 km về phía đông bắc. Chiều dài đông-tây là 250 m.

-          Taisho Jima/đảo Xích Vĩ, diện tích 1,55 km2, độ cao tối đa 177m, nằm cách đảo Ishigaki 160 km về phía bắc, cách đảo Uotsuri 27 km về phía đông bắc.

-          Kuba Jima/đảo Hoàng Vĩ, diện tích 0,06 km2, độ cao tối đa 75m, nằm cách đảo Ishigaki 150 km về phía bắc, cách đảo Uotsuri 103 km, nằm biệt lập ở cực đông của quần đảo.

-          Kita Kojima/Bắc tiểu đảo, diện tích 0,31km2, độ cao tối đa 118m, nằm cách đảo Iriomote( Quần đảo Yaeyama - Nhật  Bản )160 km về phía bắc, cách đảo Uotsuri 5 km về phía đông.

-          Minami Kojima/Nam tiểu đảo,diện tích 0,40km2, độ cao tối đa 149m, nằm cách đảo Uotsuri 5,5 km về phía đông.

-          Okino Kitaiwa/Bắc tự, di ện t ích 0,05km2, độ cao tối đa 28m, nằm cách đảo Ishigaki 160 km về phía bắc, cách đảo Uotsuri 6 km về phía đông bắc. Bao gồm hai đá phía đông và tây.

-          Okino Minami-iwa/Nam tự, diện tích 0,01km2, độ cao tối đa 13m, nằm cách đảo Ishigaki 160 km về phía bắc, cách đảo Uotsuri 7,5 km về phía đông.

-          Tobise/Phi tự, diện tích 0,01km2, độ cao tối đa 2m, nằm cách đảo Ishigaki 160 km về phía bắc, cách đảo Uotsuri 1,5 km về phía đông.

 

2. Lập luận chủ quyền lịch sử từ phía Nhật Bản

 

Nhật Bản chính thức khẳng định chủ quyền tại quần đảo này kể từ năm 1895. Quần đảo Senkaku được đo đạc và khảo sát cụ thể bởi chính phủ Nhật Bản thông qua sự môi giới trung gian của tỉnh Okinawa và một vài tác nhân khác. Thông qua việc khảo sát này, quần đảo được xác định là không có người ở, bỏ hoang và không hề có vết tích gì về sự quản lí của Trung Quốc. Sự khẳng định này đã dẫn đến việc chính phủ Nhật Bản ra nghị quyết ngày 14/01/1895 về việc xác nhập chính thức quần đảo vào lãnh thổ Nhật Bản, trực thuộc tỉnh Okinawa.

 

Kể từ đó, quần đảo Senkaku được giữ nguyên vị trí là một phần trọn vẹn của quần đảo Nansei Shoto (quần đảo Ryukyu - theo cách gọi quốc tế), một vùng lãnh thổ của Nhật Bản. Chúng không phải là một vùng lãnh thổ của Đài Loan hay của quần đảo Bành Hồ ( quần đảo Pescadores – theo cách gọi quốc tế) đã được nhà Mãn Thanh nhượng lại cho Nhật Bản theo điều khoản 2 của Hiệp ước Shimonoseki, vốn có hiệu lực từ tháng 5 năm 1895. Do đó, quần đảo không được tính đến trong vùng lãnh thổ mà Nhật Bản phải từ bỏ trong điều 2 của Hiệp uớc Hoà bình San Francisco. Sau đại chiến thế giới thứ 2, Mỹ đã tiếp quản quần đảo này. Quần đảo trở thành vị trí cho những cuộc diễn tập ném bom của không quân Mỹ.

 

Nhật Bản khẳng định rằng quần đảo Senkaku là một phần của đảo Lý Châu (Liu Chiu). Dưới sự quản lí của Mỹ, quần đảo là một phần của quần đảo Nansei Shoto, phù hợp với điều 3 của Hiệp uớc đã nói, và được tính đến trong khu vực và trong quyền quản lí của những vùng lãnh thổ được trả lại cho Nhật Bản chiểu theo Hiệp định giữa Nhật và Mỹ liên quan đến quần đảo Ryukyu và Daito kí ngày 17/06/1971.

 

Những sự kiện này đã cho thấy rằng quần đảo Senkaku là một phần của lãnh thổ Nhật Bản.Theo Nhật Bản, việc Trung Quốc không lên tiếng phản đối việc những quần đảo được quản lí bởi Mỹ chiểu theo điều 3 của Hiệp ước Hoà bình San Francisco cho thấy rõ ràng Trung Quốc không xem quần đảo Senkaku là một phần của Đài Loan. Cho đến nửa sau của thập niên 70, khi nghi ngờ về những mỏ dầu thô tại thềm lục địa của biển Đông Trung Hoa dấy lên, các nhà cầm quyền của Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu lật lại những vấn đề về chủ quyền quần đảo Senkaku.

 

 

3. Lập luận chủ quyền từ phía Trung Quốc

 

Theo phía Trung Quốc, những sổ sách tài liệu lịch sử của họ cho rằng người Trung Quốc đã tìm ra và mô tả về địa lý những đảo này từ năm 1403. Trong một vài thập kỉ, chúng được quản lí thành một vùng của Đài Loan và được liên tiếp sử dụng làm nơi tạm trú riêng cho ngư dân Trung Quốc. Năm 1874, Nhật Bản dùng vũ lực chiếm đảo Lý Châu từ Trung Quốc. Quần đảo Điếu Ngư tuy vậy vẫn thuộc quản lí của Đài Loan, một phần của Trung Quốc. Đài loan (bao gồm cả Quần đảo Điếu Ngư) được nhượng lại cho Nhật Bản năm 1895 sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất. Chính xác hơn, trong suốt thời gian Nhật chiếm giữ Đài Loan, Quần đảo Điếu Ngư nằm dưới quyền quản lí hành chính của tỉnh Đài Bắc. Sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, khi quân Mỹ đóng quân tại đảo Ryukyu và Quần đảo Điếu Ngư, Quốc Dân Đảng, chính quyền đã tại vị ở Đài Loan, đã không lên tiếng yêu cầu Mỹ trả lại chủ quyền cho họ. Ngay sau đó Quần đảo Điếu Ngư được trả về cho Trung Quốc vào cuối đại chiến thế giới thứ 2 năm 1945 theo Hiệp uớc 1943 tại Cairo của 3 ông lớn Mỹ, Liên Xô và Anh. Từ đây quần đảo trở thành một phần của Đài Loan và được tính như một đơn vị lãnh thổ.

 

Trung Quốc lập luận rằng đảo Okinotorishima ở duới cùng của vùng biển đảo Nhật Bản chỉ đơn thuần là bãi đá, không phải là một đảo nổi nhằm cố gắng vô hiệu hoá sự tranh chấp của Nhật Bản về những vùng kinh tế đặc quyền xung quanh những đảo nhỏ vốn nằm dưới sự quản lí hành chính của Tokyo. Nhiều người Trung Quốc nói họ có quan điểm khác là đưa quần đảo Điếu Ngư và Okinotorishima ra toà án quốc tế để phân xử. Trong khi Bắc Kinh thừa nhận rằng Okinotorishima thuộc về Nhật Bản, căng thẳng nảy sinh vì nó không nằm trong danh mục xếp loại đảo được xác định bởi Quy ước luật biển của Liên Hợp Quốc( UNCLOS 1982), nhưng thay vì là một bãi đá bình thường, vốn không thể sử dụng để xác lập vùng đặc quyền kinh tế như tại các đảo nổi, thì chính phủ Nhật lại làm được điều ngược lại.

 

Người dịch: Lê Minh Đông – Trung tâm Bắc Á

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tranh_ch%E1%BA%A5p_qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Senkaku

http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_%C4%90i%E1%BA%BFu_Ng%C6%B0

http://www.globalsecurity.org/military/world/war/senkaku.htm

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn