GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO ĐÔNG Á CỦA CHÍNH QUYỀN NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC

Đăng ngày: 23-10-2014, 00:02

Đây là bài viết của giáo sư Ogoura Kazuo thuộc Đại học Aoyama. Ông sinh năm 1938, tốt nghiệp khoa Luật Đại học Tokyo và khoa Kinh tế Đại học Cambridge. Ogoura Kazuo đã từng đảm nhận các chức vụ: Bộ trưởng Bộ giao lưu văn hóa, Cục trưởng Cục kinh tế, Đại sứ tại Việt Nam, Đại sứ tại Hàn Quốc, Đại sứ tại Pháp… Từ tháng 10/2003 đến tháng 9/2011, ông làm Chủ tịch quỹ giao lưu quốc tế. Ông là tác giả của cuốn “Chống lại chủ nghĩa toàn cầu”, xuất bản năm 2004.

 

Cho dù ở thời đại nào, quốc gia nào, một chính quyền mới ra đời đều đưa ra chính sách đối nội và đối ngoại mới so với chính quyền tiền nhiệm.
Tuy nhiên, phương hướng chính sách giữa các chính quyền mới có sự khác biệt, hiểu lầm ý đồ và phương pháp dẫn đến tình trạng va chạm nhau cũng không phải là không có.

Khi Nhật Bản và Hàn Quốc xuất hiện chính quyền mới, làm thế nào để tránh sự hiểu lầm và va chạm giữa hai quốc gia này, để quan hệ Nhật – Hàn bước vào quỹ đạo phát triển hòa bình chính là câu hỏi mà tác giả Ogoura Kazuo đưa ra và sẽ có câu trả lời trong bài viết này.

Giáo sư Ogoura Kazuo đưa ra ba cách giải quyết mà theo tác giả là cần thiết và quan trọng nhất trong tình hình hiện nay.

1. Cần phải bình tĩnh xử lý “Vấn đề nhận thức về lịch sử”

Điểm đầu tiên mà chính phủ hai nước cần phải chú ý đó là đối với “quá khứ”, việc giải quyết vấn đề “nhận thức lịch sử” là vô cùng cần thiết.

Lãnh đạo hai nước cần phải nhận thức rõ hai cấp độ “cái đầu” và “cái tâm”, đặt vấn đề lịch sử là vấn đề ngoại giao của nước mình, chính là một kiểu vấn đề nhận thức về lịch sử. Ngoài ra quan trọng nhất là trong vấn đề nhận thức lịch sử, việc giải quyết vấn đề của cả hai nước dù đúng hay sai cũng cần phải giữ thái độ bình tĩnh, rõ ràng. Nếu bản thân nhà lãnh đạo chính trị dùng cảm tình trong vấn đề này thì sẽ làm gia tăng sự va chạm giữa hai nước.

Đồng thời, lãnh đạo hai nước cần phải nhất trí duy trì việc thảo luận vấn đề nhận thức lịch sử song hành cùng tình hình hiện nay và triển vọng tương lai. Bởi vì nếu không đảm bảo được lịch sử phản ánh đến chính sách của hiện tại và tương lai, thì sự lý giải về “nhận thức lịch sử” sẽ thiếu ý nghĩa chính sách.

Trên cơ sở đó, hai nước khi thông qua con đường ngoại giao để giải quyết vấn đề trên, nên cố gắng hết sức không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, cần phải xác định chi tiết và đầy đủ những vấn đề trong quá khứ xảy ra như thế nào thì mới tìm được bước đi thích hợp.

2. Tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược đa phương cùng có lợi

Tuy nhiên, nếu chỉ  nhìn vào những phương diện này, Nhật Bản và Hàn Quốc khó có thể có cách nào khắc phục được ảnh hưởng của “quá khứ”. Hai nước thường đề cao các hoạt động như suy nghĩ lâu dài cho tương lai, thúc đẩy giao lưu thanh thiếu niên. Nhưng về trung hạn có thể thấy, hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc cần phải đạt được nhận thức chung về chiến lược ngoại giao Đông Á, thậm chí cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về chiến lược của nhau.

Căn cứ vào quan điểm trên, về mặt nhằm vào chiến lược giai đoạn hiện nay với CHDCND Triều Tiên, cho dù hiệp ước chiến lược giữa ba nước Mỹ - Nhật – Hàn cũng rất quan trọng, nhưng cũng cần phải chú trọng đến chiến lược và triển vọng trung hạn trong tổng thể khu vực Đông Á. Đặc biệt là để đối phó với vấn đề Trung Quốc trỗi dậy, cần phải gia tăng đối thoại chính sách trong đó có các chuyên gia kinh tế.

Ngoài ra, về triển vọng trung hạn của vấn đề bán đảo Triều Tiên (triển vọng lâu dài thống nhất hai miền Nam Bắc Triều Tiên), bản thân hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc phải nỗ lực, ngoài ra còn cần phát huy tích cực vai trò của các diễn đàn có sự tham gia của Mỹ và Australia cũng như diễn đàn hợp tác ba bên Nhật – Trung – Hàn, làm sâu sắc thêm đối thoại chiến lược.

Chiến lược cụ thể trong những cuộc đối thoại trên, quan trọng nhất cần làm là lãnh đạo hai nước phải đạt được thỏa thuận chung về vấn đề ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế Nhật – Hàn (FTA). Đồng thời, ngoài việc hướng đến các vấn đề như: dự trữ dầu mỏ, khai thác nguồn tài nguyên mới, khai thác biển (bao gồm khai thác nguồn lợi thủy sản biển), dự trữ lương thực để đối phó với vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, đối sách phòng ngừa thiên tai (bao gồm chính sách an ninh năng lượng hạt nhân)… còn cần phải thưc hiện phối hợp chính sách ở cấp độ cao. Do đó, một trong những biện pháp cụ thể là Nhật Bản và Hàn Quốc cần tăng cường hơn nữa các hội nghị ở cấp bộ trưởng.

Nếu Nhật Bản và Hàn Quốc có thể thiết lập quan hệ chiến lược đa phương cùng có lợi, thì có lẽ sẽ giúp khắc phục được phần nào những ảnh hưởng của “quá khứ”, từ góc độ “tính chiến lược” để giải quyết vấn đề tranh chấp đảo Takeshima/Dokdo giữa hai nước.

3. Thúc đẩy đa dạng hóa chủ thể ngoại giao ở khu vực Đông Á

Nhật Bản và Hàn Quốc cần chú trọng hợp tác kinh tế, thúc đẩy phát triển đa dạng chủ thể ngoại giao ở khu vực Đông Á. Cũng có nghĩa là nên từng bước thúc đẩy nhận thức này đối với hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc thậm chí là cả khu vực Đông Á. Theo Ogoura Kazuo, NGO (Non-govermental organization - tổ chức phi chính phủ), NPO (Non-profit organization - tổ chức phi lợi nhuận), tập đoàn tư nhân cũng có thể trở thành chủ thể của đối thoại chính sách. Bởi vì thông qua việc thực hiện đa dạng hóa chủ thể ngoại giao, có thể làm giảm khả năng của một số vấn đề hướng đến chính trị hóa, giúp cho việc hạn chế ảnh hưởng của vấn đề chính trị đến quan hệ hai nước xuống mức thấp nhất.

Ngoài ra, thúc đẩy hợp tác giao lưu giữa tổ chức NPO và tập đoàn tư nhân, đặc biệt là hợp tác trên các lĩnh vực: môi trường, phúc lợi, sự khác biệt mang tính xã hội, giáo dục và xã hội đa văn hóa... sẽ giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề xã hội của hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc bước vào tư duy quốc tế hóa.

Trong quá trình thực hiện mục tiêu trên, có một tiền đề cơ bản, đó chính là chính quyền của hai nước cần nhận thức đầy đủ và tôn trọng chính quyền của nước kia. Do đó, bồi dưỡng quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo chính trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trên thực tế, chúng ta có thể nói, gần đây, quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc, Nhật Bản – Hàn Quốc xuất hiện một nguyên nhân va chạm với nhau chính là sự thiếu lòng tin giữa các nhà lãnh đạo chính trị. Từ ý nghĩa này mà nói, nên sớm thúc đẩy hội đàm cấp cao giữa các nhà lãnh đạo hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

Người dịch: Phan Diễm Huyền, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Nguồn: http://www.nippon.com/cn/column/g00079/#auth_profile_0

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn