GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

TIẾN TRÌNH HÒA GIẢI MỸ - NHẬT TRÊN THÀNH PHỐ HIROSHIMA VÀ NAGASAKI

Đăng ngày: 8-12-2014, 17:14

Nhật Bản và Hoa Kỳ có những quan điểm khác nhau liên quan đến các cuộc tấn công hạt nhân ở thành phố Hiroshima và Nagasaki. Trong hai thập kỷ qua cả hai bên đã thực sự nỗ lực để hòa giải vấn đề này. Vậy những bước tiến bộ ở đây là gì?

Đại sứ Mỹ đến thăm thành phố Hiroshima

Năm 2014, Caroline Kennedy - Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản đã tham dự buổi lễ tưởng niệm vì hòa bình tổ chức tại Hiroshima vào ngày 06 Tháng 8 và tại Nagasaki vào ngày 09 Tháng 8 để thể hiện sự tôn kính của mình tới các nạn nhân trong các cuộc tấn công hạt nhân vào những thành phố này. Đây là lần đầu tiên mà Đại sứ Kennedy tham dự lễ tưởng niệm kể từ khi diễn thuyết bài ngoại giao của mình vào Tháng 11 năm 2013. Trước đó, vào Tháng 12 năm 2013, bà đã đến thăm thành phố Nagasaki và đặt một vòng hoa tại Tượng đài Hòa Bình để tưởng nhớ những nạn nhân trong vụ đánh bom.

Lễ tưởng niệm vì hòa bình Hiroshima và Nagasaki diễn ra vào thời gian khá gần nhau và năm 2010 Đại sứ John Roos chỉ đến lễ tưởng niệm ở Hiroshima. Năm 2012, Đại sứ Roos đã trở thành đại sứ Mỹ đầu tiên tham dự lễ tưởng niệm ở cả Hiroshima và Nagasaki. Vào đầu Tháng 8 năm 2013, ông lại đến thăm hai thành phố để tham dự các lễ tưởng niệm. Chuyến thăm của Caroline Kennedy vào năm 2014 đã đánh dấu lần thứ tư một đại sứ Mỹ đến dự lễ ở Hiroshima và cũng là lần thứ ba đến dự lễ ở Nagasaki.

Điều này đã trở thành một sự vụ trong chuyến thăm của các đại sứ để tỏ lòng kính trọng của họ cho các nạn nhân của các cuộc tấn công hạt nhân thành phố Hiroshima và Nagasaki, điều mà cách đây chỉ khoảng 1, 2 thập kỉ dường như là không tưởng, phản ánh sự chia tách giữa hai quốc gia. Sự khác biệt trong tầm nhìn này là trở ngại lớn nhất trong việc hòa giải điều mà đã thành công ở châu Âu giữa những nước từng là kẻ thù của nhau trong chiến tranh thế giới II. Những quan điểm trái ngược nhau giữa người Mỹ và người Nhật đã được nêu bật lên vào đầu năm 1995.

Sự gây tranh cãi của triển lãm Smithsonian

Năm 1995, Viện Smithsonian ở Washington DC đã lên kế hoạch để kỷ niệm lần thứ năm mươi kết thúc Chiến tranh Thế giới II với một cuộc triển lãm dự kiến mang tên "Những con đường giao nhau: sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới II, bom nguyên tử và nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh" bao gồm các tài liệu về cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên trong lịch sử nhân loại, sự phát triển hạt nhân xảy ra sau đó và bắt đầu của cuộc Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, cuộc triển lãm đã bị trì hoãn như một kết quả tất yếu của sự phản đối rộng rãi giữa các nhóm cựu chiến binh, các thành viên của Quốc hội và các tổ chức tư nhân.

Nhưng chỉ sau hai tuần hủy bỏ cuộc triển lãm, một buổi lễ được tổ chức để tưởng niệm vụ ném bom của Đồng minh xuống thành phố Dresden của Đức vào Tháng 2 năm 1945 khiến thành phố bị san bằng và làm chết hàng chục nghìn cư dân. Sự kiện này không chỉ có sự tham dự của các quan chức Đức mà còn có các cựu chiến sĩ đồng minh - người đã tham gia vào các cuộc không kích và các chức sắc như Công tước xứ Kent, tham dự đại diện cho Nữ hoàng Elizabeth; Ngài Peter Inge, nguyên soái Anh; và John Shalikashvili, Chủ tịch hội đồng liên tham mưu trưởng. Vậy chúng ta có thể làm như thế nào trong việc giải trình sự khác biệt đáng kể này đối với hai sự kiện lịch sử?

Sự hòa giải không cần đến những lời xin lỗi

Điều thực sự làm một số người bối rối là kế hoạch triển lãm Smithsonian đã cho biết số các nạn nhân của các cuộc tấn công hạt nhân Hiroshima và Nagasaki. Có khả năng phe đối lập đã có tác động mạnh mẽ dẫn đến việc các cuộc triển lãm sẽ khẳng định hoặc đề xuất rằng lực lượng quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc tấn công diệt chủng đối với dân thường. Tại Hoa Kỳ, các cuộc xung đột với Nhật Bản chỉ được xem như là một cuộc chiến tranh, và quan điểm nổi bật vẫn xoay quanh các cuộc tấn công hạt nhân Hiroshima và Nagasaki là việc cần thiết để cứu lấy cuộc sống của quân Đồng minh những người đã bị thiệt mạng trong cuộc xâm lược quy hoạch vùng đất Nhật Bản. Trong khi đó, đã có một cái nhìn đồng cảm với nhau từ những người theo chủ nghĩa hòa bình đến để những người bảo thủ rằng các cuộc tấn công đã cấu thành một tội phạm chiến tranh tại Nhật Bản.

Điều mâu thuẫn rõ ràng về những quan điểm trái ngược với tình hình ở châu Âu, nơi hòa giải giữa các quốc gia đã thành công bằng cách thể hiện sự tôn trọng đối với các nạn nhân chiến tranh, không quan tâm đến quốc tịch của họ cũng không cần tạo nên ranh giới giữa chiến thắng và thất bại hoặc xoay quanh vấn đề trách nhiệm trong chiến tranh. Đây là một đường lối trở nên sáng giá hơn sau khi thống nhất đất nước Đức và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với các quốc gia Đông Âu. Việc hoà giải những vấn đề khác biệt của vụ đánh bom Dresden là một ví dụ cho đường lối này. Đó là việc trong buổi lễ năm 1995 các đại biểu đến từ Anh Quốc và Hoa Kỳ chắc chắn đã không gửi lời xin lỗi đến nước bại trận và cũng không mong chờ từ Đức một lời xin lỗi. Thay vào đó, cả hai bên đã tham dự vào buổi tưởng nhớ đến các nạn nhân chiến tranh. Bằng cách này, các nước đã có thể xóa bỏ đi một nỗi đau trong cảm xúc mà đã từng cản trở mối quan hệ giữa họ và cho phép họ hướng tới tương lai.

Sự tiến bộ trong việc hướng tới hòa giải

Trong những năm sau khi cuộc triển lãm Smithsonian bị hủy bỏ, những bước tiến triển chậm rãi bắt đầu được thực hiện theo hướng hòa giải giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ bởi các cuộc tấn công hạt nhân năm 1945. Vào tháng Giêng năm 2004, Howard Baker - đại sứ Mỹ tại Nhật Bản đã đến thăm Hiroshima, nơi ông đã đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Hòa bình. Chỉ một tháng trước đó, Nhật Bản đã phái tự vệ quân đất liền để hỗ trợ Mỹ trong việc chiếm đóng Iraq, tượng trưng cho sự phát triển các mối quan hệ song phương trong thời đại "Koizumi-Bush" sau một thời gian khi các mối quan hệ song phương dường như không được chú ý tới vào những năm 1990.

Sau chuyến thăm của Đại sứ Baker, đã có thêm nhiều lời kêu gọi ở Nhật Bản cho việc xây dựng nền tảng hòa giải mà đã được nhìn thấy ở châu Âu trong vụ đánh bom Dresden. Trước tiên là Matsuo Fumio và sau đó đến các phóng viên Washington ở báo Kyodo News đã nêu đề xuất rằng hai nhà lãnh đạo nên cùng nhau đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm tại Hiroshima và Nagasaki cũng như các đài tưởng niệm USS Arizona ở Trân Châu Cảng. Và ông cũng đã nói rằng chính quyền Bush được nhiều hay ít lợi ích từ ý tưởng đó. Năm 2008, tại Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Toyako Hokkaidō, Tổng thống Bush đã rất hứng thú khi đi sâu vào việc mô tả ý tưởng đó. Những bình luận của ông đã cho thấy mức độ chuyển biến tình hình kể từ thời điểm gây tranh cãi của triển lãm Smithsonian.

Năm sau đó, Nancy Pelosi – người phát ngôn của Hạ viện Mỹ đã đến thăm Hiroshima để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hạ viện ngôn luận G8 và đã đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima cùng với người phát ngôn của Hạ viện Nhật Bản, Kono Yohei và cũng là chủ nhà trong hội nghị thượng đỉnh. Để đáp lại điều này, ngài Kono sau đó cũng đi đến Trân Châu Cảng để tham quan đài tưởng niệm USS Arizona. Các vị trí của Pelosi và Kono vào thời điểm đó đứng thứ ba trong nghi thức ngoại giao - sau tổng thống và phó tổng thống (là Chủ tịch Thượng viện), ở sau vị hoàng đế và thủ tướng như bên phía Nhật Bản. Rõ ràng là hai quốc gia đã đến rất gần với một sự hòa giải đầy đủ ở cấp độ chính thức cao nhất.

Vào năm 2009, tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến thăm Nhật Bản. Khi được hỏi tại một cuộc họp báo trong chuyến đi về dự định đến thăm Hiroshima hay Nagasaki, ông đã trả lời rằng, "Đó chắc chắn là niềm vinh hạnh của tôi".

Một điều chưa rõ ràng là khả năng một chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Hiroshima đang được xem xét ở những cấp độ chính thức. Tuy nhiên, Yabunaka Mitoji - phó tướng của phía ngoại giaoNhật Bản tại thời điểm xác định rằng có rất ít tia hy vọng trong việc một tổng thống Mỹ gửi một lời xin lỗi về các cuộc tấn công hạt nhân trong chuyến thăm đầu tiên tới Hiroshima và vì vậy Nhật Bản không nên cố gắng đưa nó vào lịch trình các sự kiện. Chính phủ Nhật Bản dường như từ bỏ ý định yêu cầu một lời xin lỗi. Từ đó chúng ta đã có thể nhìn thấy sự tiến bộ không mấy đáng kể trong vấn đề ngoại giao.

Matsuo Fumio, người đã nhắc tới quan điểm trong vụ đánh bom Dresden chỉ như là một kiểu mẫu, đã nghĩ rằng nó sẽ làm khó cho việc Tổng thống Obama đến thăm Hiroshima trong tình hình chính trị hiện nay ông phải đối mặt trong nước ở thời hạn cuối cùng của nhiệm kì. Tuy nhiên, kể từ chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Obama đến Nhật Bản, các đại sứ dưới quyền ông đã được đến thăm đài tưởng niệm hòa bình ở Hiroshima và Nagasaki nhiều lần và dường như khả năng thêm nhiều bước tiến hơn nữa trong sự cố gắng xóa bỏ những cái gai vẫn tiếp tục cản trở sự hòa giải sau chiến tranh giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Những bước tiến hướng tới sự hòa giải Hiroshima/Nagasaki


30-1-1995

Viện Smithsonian hủy bỏ một cuộc triển lãm quy hoạch để kỷ niệm lần thứ năm mươi các cuộc tấn công vào thành phố Hiroshima và Nagasaki.

13-02-1995

Một sự kiện được tổ chức tại Dresden để đánh dấu kỷ niệm lần thứ năm mươi của các cuộc không kích của quân Đồng minh vào các thành phố của Đức.

15-12-2003

Các binh sĩ Lực lượng Phòng vệ đất liền Nhật Bản được cử tới Iraq.

29-01-2004

Đại sứ Howard Baker thăm thành phố Hiroshima, nơi ông đặt một vòng hoa tại Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima.

02-09-2008

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đến thăm thành phố Hiroshima để tham dự Hội nghị thượng đỉnh ngôn luận Hạ viện G8 và đặt một vòng hoa tại Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima.

29-12-2008

Kono Yohei, người phát ngôn của Hạ viện Nhật Bản, đặt một vòng hoa tại đài tưởng niệm USS Arizona ở Trân Châu Cảng.

13-11-2009

Tổng thống Barack Obama đến thăm Nhật Bản nhân dịp diễn ra một hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật Bản. Tại một cuộc họp báo, ông nói về việc đến thăm Hiroshima và Nagasaki "Đó chắc chắn là niềm vinh hạnh của tôi".

06-08-2010

Đại sứ John Roos tham dự lễ tưởng niệm hòa bình ở thành phố Hiroshima.

06-08-2012

Đại sứ Roos tham dự lễ tưởng niệm hòa bình ở thành phố Hiroshima.

09-08-2012

Đại sứ Roos tham dự lễ tưởng niệm hòa bình ở thành phố Nagasaki.

06-08-2013

Đại sứ Roos tham dự lễ tưởng niệm hòa bình ở thành phố Hiroshima.

09-08-2013

Đại sứ Roos tham dự lễ tưởng niệm hòa bình ở thành phố Nagasaki.

10-12-2013

Đại sứ Caroline Kennedy đến thăm Nagasaki và đặt một vòng hoa tại Tượng Hòa Bình.

06-08-2014

Đại sứ Kennedy tham dự lễ tưởng niệm hòa bình ở thành phố Hiroshima.

09-08-2014

Đại sứ Kennedy tham dự lễ tưởng niệm hòa bình ở thành phố Nagasaki.

 

Người dịch: Đào Thị Phương Thảo, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Nguồn: http://www.nippon.com/hk/features/h00060/

Tin tức khác

QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC
QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC SAU VỤ THIẾT QUÂN LUẬT CỦA HÀN QUỐC

Nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và tình hình chính trị bất ổn sau đó đang bắt đầu có tác động tiêu cự ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Shinzo Abe, hợp tác an ninh và quốc phòng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước tiến quan trọng đặc biệt là trong ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua ...

THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...
THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH NHẬT - HÀN DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG SHINZO ABE (PHẦ ...

Trong nhiều thập niên qua, kể cả khi đã ký kết Hiệp định quan hệ cơ bản (1965), đánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình bình thường hóa quan h ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn