GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

MỘT SỐ BIỂU THỨC TỪ CHỐI GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG NHẬT (phần 5)

Đăng ngày: 31-05-2015, 17:58

9. Biểu thức giả định phản thực

Giả định phản thực là hình thức “người nói muốn chứng tỏ mình có khả năng thực hiện nội dung cầu khiến nếu anh ta được biết trước về điều đó. Người nói muốn điều X xảy ra, nhưng không thể thực hiện được”. Trong tiếng Nhật, hình thức giả định phản thực được biểu hiện bằng biểu thức 「Vばいいのに。。。」. Trong tiếng Việt có biểu thức “Giá mà/Giá như/Phải chi/Ước gì…” có ý nghĩa tương đương. Biểu thức giả định phản thực cũng có hình thức giống như câu điều kiện có giá trị cảm thán. Hình thức này được dùng nhiều trong các lời từ chối, vì vậy, chúng tôi tách riêng để phân tích.

(1) 「一万円、貸してくれる?」

「早く言ってくれればいいのに。昨日全部使っちゃって。。。」

(- Cho tớ vay 1 vạn yên được không?

- Giá cậu nói sớm có phải là tốt hơn không! Hôm qua mình tiêu hết cả tiền rồi.)

(2) - À, ...nì Huyền... Em có thương anh không?

- Có thương, thương anh như thương anh Hải em.

- Không, anh muốn em thương anh khác kia.

- Giá như em... gặp anh trước chị Miên thì... Thôi, em đi ngủ đây.

(Truyện ngắn trẻ, NXB Thanh Hoá, 1997, tr.509).

10. Biểu thức trêu đùa, khôi hài

“Nói đùa” là chiến lược lịch sự dương tính thứ 8 theo lý thuyết Lịch sự của Brown và Levinson. Nói đùa là hình thức giảm nhẹ gánh nặng đe doạ thể diện khi người nói thực hiện hành vi từ chối. Tuy nhiên, biểu thức nói đùa chỉ được sử dụng trong các quan hệ thân thiết, hoặc trong các vai giao tiếp có vị trí xã hội ngang bằng nhau mà thôi. Theo khảo sát của chúng tôi đối với sinh viên Việt Nam và sinh viên Nhật Bản, biểu thức nói đùa xuất hiện với tỉ lệ gần 10% trong các lời từ chối của sinh viên Việt Nam đối với người có quan hệ thân thiết (bạn thân, sếp thân, thày giáo thân thiết), trong khi chỉ xuất hiện duy nhất một lần (0,1%) trong lời từ chối của sinh viên Nhật Bản với người bạn thân.

(3)「1万円貸してくれる?今会費を出さなきゃいけないから。」(- Cho tớ vay độ 1 vạn yên được không. Tớ phải đóng hội phí bây giờ.)

「私を殺してよ。」 (- Giết tớ đi còn hơn!) (Phiếu điều tra)

(4) - Thứ 7 tuần này em đến giúp thày trang trí hội trường nhé!

- Thày ơi, để tuần sau em đến làm osin cho thày được không? Cuối tuần này em phải về quê ạ. (Phiếu điều tra)

(5) - Cho tao vay 1-2 triệu đóng tiền nhà được không?

- Ơ hơ, mày tưởng tao là đại gia chắc. Đào đâu ra từng ấy? Cuối tháng rồi ai cũng móm chứ có phải mình mày đâu.) (Phiếu điều tra)

11. Biểu thức hô gọi

Biểu thức Hô gọi được nhìn nhận như một thành phần mở rộng có chức năng giảm nhẹ trong hành vi từ chối. “Hô gọi” đối tượng giao tiếp trong lời từ chối được thực hiện với mục đích bày tỏ tình thân, giảm gánh nặng tâm lý khó chịu của người nghe khi phải tiếp nhận lời từ chối. Hô gọi được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt trong các mối quan hệ thân quen. Trong tiếng Nhật, một số công trình nghiên cứu của Ito (1994), Fujiwara (2004) cũng ghi nhận có hình thức “hô gọi” trong lời từ chối của người Nhật Bản (VD:「課長!」(Trưởng phòng ơi!) nhưng không nhiều. Hô gọi được sử dụng như một hình thức mào đầu, “đánh động” cho đối tượng giao tiếp biết để chuẩn bị tư tưởng cho việc tiếp nhận lời từ chối. Biểu thức hô gọi trong tiếng Nhật thường có hình thức: Tên + chức danh/ Tên + san/chan/kun (từ chỉ ngôi thứ 2 trong giao tiếp)/ Chức danh. Trong phạm vi khảo sát của chúng tôi đối với sinh viên Nhật Bản, không ghi nhận trường hợp nào sử dụng biểu thức hô gọi khi thực hiện hành vi từ chối.

Tuy nhiên, trong tiếng Việt, hình thức hô gọi xuất hiện khá phổ biến. Ví dụ:

(6) - Cuối tuần đến nhà tao chơi nhé! Cho bọn trẻ con đến bơi luôn. Bể bơi mới khai trương đẹp lắm.

- Mày ơi, để tuần sau được không? Tuần này tao định cho bọn trẻ về quê rồi.

(7) - Thày ơi, để tuần sau em đến làm ô-sin cho thày được không?

(8) - Em xin anh từ bỏ ngay quyết tâm ấy đi. Chuyện buôn bán phức tạp lắm. Nhà mình không nghèo nên muốn giàu hơn không khó. Sao anh không làm theo lời khuyên của bố! Vườn đất kia, ao kia. Vợ chồng mình quán xuyến, sẽ không vất vả mà thu không ít tiền đâu. Lại chẳng phải ganh ghé với ai.

- Em đúng là phiên bản của bố! Em yêu, xin hãy nghe cho rõ. Bố mẹ hai bên cùng nhất trí cao. Các bô lão trong họ gật đầu sái cổ nhé!

(Truyện ngắn hay 1997, NXB Hội nhà văn, tr.161)

 

Ths. Ngô Hương Lan

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Trích từ đề tài nghiên cứu cấp cơ sở năm 2014 “Đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa của hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Nhật”.

Tin tức khác

CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN
CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm t ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “U ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thầ ...

GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...
GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUA ...

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn