GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHẬT BẢN - MỸ NỖ LỰC ĐƯA VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VÀO HỘI NGHỊ QUỐC PHÒNG ASEAN

Đăng ngày: 7-11-2015, 17:29

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) lần thứ ba khai mạc ngày 4/11 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Tham dự hội nghị này có các bộ trưởng quốc phòng đến từ 10 nước ASEAN và 8 nước đối thoại gồm: Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng có tầm quốc tế lớn, trong đó sẽ đề cập đến tất cả các vấn đề an ninh toàn cầu không chỉ trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương, mà còn cả các vấn đề ở Trung Đông, Châu Âu. Cuộc họp đầu tiên được tổ chức vào năm 2006, là một nền tảng để thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.

Ở hội nghị lần này, Mỹ và Nhật Bản đang nỗ lực để đưa vấn đề Biển Đông vào tuyên bố hội nghị bộ trưởng quốc phòng khu vực tại Malaysia trong sự phản đối của Trung Quốc với bất cứ đề cập nào liên quan đến tranh chấp đường biển.

Theo hãng tin AFP, một quan chức cấp cao của Mỹ, tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter trong chuyến công du lần này, cho biết kế hoạch ra tuyên bố chung đã bị hủy bỏ, phản ánh thực tế bất đồng sâu sắc giữa Trung Quốc và nhiều nước Châu Á về việc có hay không đưa vấn đề Biển Đông vào trong văn bản này. Một quan chức Malaysia, quốc gia chủ trì hội nghị cũng đã xác nhận hội nghị sẽ không ra tuyên bố chung. Quan chức Mỹ cho biết, Trung Quốc - cũng giống như Mỹ, không phải là thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, song tham dự ADMM+ lần này với tư cách khách mời - đã phản đối việc đề cập tới vấn đề Biển Đông trong tuyên bố chung kết thúc hội nghị. Mỹ đã đề xuất ADMM+ ra tuyên bố chung đề cập tới các tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông[1].

Thực tế, Trung Quốc đã nói rõ từ hồi tháng 2/2015 rằng nước này không muốn vấn đề Biển Đông được thảo luận tại hội nghị giữa các bộ trưởng quốc phòng ASEAN và các đối tác của họ từ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại Kuala Lumpur. Một quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng các phát ngôn liên quan đến biển Đông nên được đưa vào hội nghị, nhưng cũng có những thành viên có quan điểm khác nhau và Trung Quốc là trở ngại chính[2].

Bản dự thảo về các tuyên bố bế mạc hội nghị được chuẩn bị bởi nước chủ nhà Malaysia không đề cập đến vấn đề biển Đông, thay vào đó là tập trung vào vấn đề chống khủng bố và hợp tác an ninh khu vực. Nhật Bản đã đề nghị Malaysia “hoàn thiện” dự thảo và lưu ý đến Biển Đông. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trước đó từng chỉ trích các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ 3 diễn ra một tuần sau khi một tàu chiến Mỹ đã thách thức giới hạn lãnh thổ xung quanh một trong những hòn đảo nhân tạo của Bắc Kinh trong quần đảo Trường Sa. Điều này dẫn đến lời cảnh báo của Trung Quốc rằng, một sự cố nhỏ có thể châm ngòi chiến tranh ở Biển Đông nếu Washington không dừng lại “những hành động khiêu khích”[3].

Trước thềm hội nghị ADMM+, theo lời một quan chức cấp cao Bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan) đã có cuộc tiếp xúc bên lề kéo dài khoảng 40 phút thảo luận về cả an toàn an ninh mạng cũng như chuyện Biển Ðông[4].

Hải quân Mỹ đã có kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra trong vòng 12 hải lý của các đảo khoảng hai lần mỗi quý hoặc nhiều hơn nhằm nhắc nhở Trung Quốc cũng như các nước khác về việc thực hiện các quyền theo luật pháp quốc tế, một quan chức quốc phòng Mỹ nói. Tàu tuần tra USS Lassen vào khu vực giới hạn lãnh hải 12 hải lý xung quanh các hòn đảo nhân tạo xây dựng trong quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền là thách thức đáng kể nhất mà Mỹ tiến hành trong khu vực này.

Liên quan đến vấn đề này, chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, cho biết việc Mỹ tự do hoạt động hàng hải không nên xem như là mối đe dọa hay hành động gây hấn. “Chúng tôi đã thực hiện quyền tự do hàng hải trên toàn địa cầu trong nhiều thập kỷ, nên chẳng có gì phải ngạc nhiên về điều đó cả”, ông Harris cho biết tại một trường đại học Bắc Kinh trong chuyến thăm Trung Quốc, một phần của sự trao đổi thường xuyên diễn ra giữa hải quân hai nước bất chấp những căng thẳng trên Biển Đông.

Các cuộc họp của ASEAN thường xuyên trở thành nơi cho Philippines và Việt Nam bày tỏ lập trường mạnh mẽ chống lại tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Các quốc gia như Campuchia ủng hộ Trung Quốc trong khi Malaysia đã tìm cách lèo lái theo một con đường trung lập. Trong tuyên bố khai mạc cuộc họp riêng của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein đã không đề cập đến Biển Đông[5].

Hội nghị ADMM+ lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang chứng kiến những nguy cơ bất ổn an ninh lớn, trong đó phải kể đến tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, an ninh và tự do hàng hải, hàng không, trong đó có Biển Đông, cùng với những thách thức an ninh phi truyền thống … Trong bối cảnh như vậy, hội nghị được diễn ra là một cơ chế tập hợp Bộ trưởng Quốc phòng của các nước trong khu vực và đối tác nhằm gia tăng hợp tác an ninh và quốc phòng vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển khu vực.

Trần Mỹ Hoa, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á


[1] ADMM+ Không ra tuyên bố chung vì vấn đề Biển Đông

Bản dịch của TTXVN, Tin tham khảo thế giới  05/11/2015, tr.3.

[2] U.S., Japan push for mention of South China Sea in defense forum statement

http://www.japantoday.com/category/politics/view/u-s-japan-push-for-mention-of-south-china-sea-in-defense-forum-statement

[3] U.S., Japan push for mention of South China Sea in defense forum statement

http://www.japantoday.com/category/politics/view/u-s-japan-push-for-mention-of-south-china-sea-in-defense-forum-statement

[4] ASEAN defense forum scraps Japan-backed statement referencing South China Sea concerns

http://www.japantimes.co.jp/news/2015/11/04/asia-pacific/asean-defense-forum-scraps-japan-backed-statement-referencing-south-china-sea-concerns/#.VjmwutLhDIV

[5] U.S., Japan push for mention of South China Sea in defense forum statement

http://www.japantoday.com/category/politics/view/u-s-japan-push-for-mention-of-south-china-sea-in-defense-forum-statement

Tin tức khác

CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7
CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI ...

VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL  TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA
VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cá ...

NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG
NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước ...

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và đượ ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn