GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN QUẬN SHIBUYA TRONG CÔNG CUỘC HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI

Đăng ngày: 6-09-2017, 01:38

Hệ thống chính quyền địa phương ở Nhật Bản được công nhân trên cơ sở Hiến pháp năm 1946, tính đến nay, đã trở thành một hệ thống đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý đất nước cùng với hệ thống chính quyền trung ương. Mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương và địa phương được biết đến với 2 khái niệm : phân quyền và tập quyền. Việc phân quyền (tức phân cấp quản lý cho địa phương) giúp nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề tại địa phương, thúc đẩy khả năng tự chủ của địa phương đó. Như vậy, có thể nói trên thực tế chính quyền địa phương đóng vai trò không thể thiếu đối với các vấn đề chính trị của Nhật Bản.

1. Chính quyền địa phương Nhật Bản

Chính quyền địa phương được Hiến pháp 1946 công nhận như một hệ thống thiết yếu cho nền dân chủ và thiết lập nó như một phần của hệ thống quản lý quốc gia. Một số quốc gia trên thế giới, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, phản ánh hoàn cảnh lịch sử và điều kiện địa lý của họ. Mối quan hệ này tồn tại dưới 2 hình thức: tập trung: nơi mà chính quyền trung ương có một lượng lớn các cơ quan và các nguồn lực tài chính, hay phân cấp: nơi mà các cơ quan và các nguồn tài chính đã được chuyển giao cho chính quyền địa phương một cách minh bạch. Theo học giả Brendan F. D. Barrett “phân cấp quản lý đơn giản là một phương thuốc nhằm đẩy mạnh lợi ích của các nhóm xã hội trên tất cả các khía cạnh chính trị rộng rãi”[1]. Nhật Bản là quốc gia mà sự phân cấp quyền lực thể hiện khá rõ ràng.

Hiến pháp năm 1946 điều 92 quy định: “Tự trị địa phương và các nội dung liên quan đến điều hành được quy định bởi pháp luật dựa trên nguyên tắc tự trị của cộng đồng địa phương”[2]. Như vậy, về mặt hiến pháp, hệ thống chính quyền trung ương không can thiệp hành chính đối với chính quyền địa phương và chính quyền địa phương là hoàn toàn độc lập, bình đẳng, tự giải quyết, thực hiện trong vai trò trong khuôn khổ.

Trên thực tế, địa phương vẫn phải tuân thủ luật pháp và quyền tự trị chỉ ở trong 1 giới hạn nhất định. Suy cho cùng, mối quan hệ giữa 2 bên là mối quan hệ có sự kết hợp giữa 2 hình thức, tập quyền và phân quyền. Mối quan hệ giữa nhà nước với các cơ quan tự quản địa phương vẫn là quan hệ trên, dưới, quyền lực phục tùng chứ không hoàn toàn được phép quyết định theo đúng nghĩa của “tự trị”.

Hiến pháp 1946 chương 8- Quyền tự trị địa phương, quy định rất rõ quyền hạn và vai trò của hệ thống chính quyền địa phương. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, các lãnh đạo cũng như cơ quan có thẩm quyền do chính cử tri tại địa phương bầu cử.

Thứ hai, chính quyền địa phương đóng vai trò trong bảo đảm nhu cầu, đời sống, sức khỏe và phúc lợi xã hội.

Thứ ba, chính quyền địa phương đóng vai trò phát triển giáo dục, văn hóa.

Thứ tư, chính quyền địa phương đóng vai trò quản lí trật tự an ninh, tài sản, và mỹ quan đô thị (như xây dựng các cơ sở hạ tầng).

Thứ năm, chính quyền trung ương sẽ không thể áp đặt 1 điều luật bất kì xuống địa phương nếu đa số cử tri địa phương đó phản đối

2. Vai trò của quận Shibuya trong vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

2.1. Thực trạng hôn nhân đồng giới ở Nhật Bản

Hiến pháp của Nhật Bản Điều 24 là một trong những trở ngại để hợp thức hóa. Điều 24 Hiến pháp quy định “cuộc hôn nhân, được thành lập chỉ dựa trên sự đồng thuận của cả hai giới”; điều 980, Bộ luật dân sự quy định: “Hôn nhân diễn ra khi đàn ông trên 18 tuổi và phụ nữ trên 16 tuổi”[3]. Điều này cho thấy, xã hội Nhật Bản, cũng như luật pháp Nhật Bản lúc bấy giờ, chưa hoặc không cho phép hôn nhân đồng giới. Đến nay, hiến pháp sửa đổi là rất khó khăn, bởi kể từ khi thi hành năm 1946, cũng chưa từng sửa đổi một lần.

Bất kỳ quốc gia, bất kỳ thời điểm nào, cộng đồng LGBT luôn luôn chiếm 1 số tỷ lệ % dân số nhất định, và nhiều cặp vợ chồng đồng tính mong muốn có quyền và trách nhiệm giống như các cặp dị tính. Hiến pháp Điều 14 khoản 1 quy định “bình đẳng trước pháp luật”[4], được coi là cần thiết để công nhận các quyền và nghĩa vụ ngang nhau của các cặp vợ chồng đồng tính. Tình hình hiện tại không cho phép hôn nhân đồng tính là "bất bình đẳng trước pháp luật".

Tuy nhiên, tính tới thời điểm năm 2016, đã có những thay đổi vượt bậc trong nhận thức cũng như sự nới lỏng của pháp luật hơn về hôn nhân đồng giới. Cụ thể thực trạng gần đây được biểu hiện như sau: - Tỉ lệ người đồng tính tăng lên từ năm 2012-2015 là 2,1%.

- Ngày 26/4/2015, khoảng 3.000 người đã tham gia vào một cuộc tuần hành dành cho người đồng tính tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản, trong bối cảnh đang dấy lên những ý kiến kêu gọi chính phủ nước này hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sau khi một cặp đôi đồng tính nữ tổ chức một hôn lễ tượng trưng[5].

- Vào đầu năm 2015, hội đồng quận Shibuya đã quyết định cấp giấy chứng nhận cho các cặp đôi đồng tính. Đây là lần đầu tiên hôn nhân đồng giới được công nhận ở Nhật Bản, và các đơn vị hành chính khác cũng đang xem xét làm theo. Đến nay đã có 4 quận và thành phố công nhận: Shibuya, Tokyo (2015); Iga, Mie (2016); Takarazuka, Hyogo (2016); Naha, Okinawa (2016).

2.2. Vai trò của quận Shibuya

Shibuya là một quận có 217.000 người ở thủ đô Tokyo, nổi tiếng thời thượng về tính tự do và bình đẳng. Quận trưởng Toshitake Kuwahara trước đó nói với các phóng viên rằng động thái này là phù hợp với “tính cách” của quận. Quận trưởng cho rằng: “Mục đích là để nhận ra một xã hội nơi mọi người có thể sống trong hy vọng”[6]. Sự thay đổi này nhận được sự ủng hộ từ đa số người dân trong quận và trên cả nước. Ngay sau khi có quyết định về việc hợp pháp hôn nhân, đã có 16 cặp đồng tính trở thành vợ chồng. Dưới đây là mẫu giấy chứng nhận và tuyên thệ dành cho các cặp đôi đồng tính:

VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN QUẬN SHIBUYA TRONG CÔNG CUỘC HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI

Nguồn: 同性パートナーシップ証明書とは 今までと何が変わる? わかりやすく解説

http://www.huffingtonpost.jp/2015/11/04/lgbt-couple-shibuya-setagaya_n_8475140.html

Với việc công khai thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của hôn nhân đồng giới, quận Shibuya mong muốn góp phần giải quyết những kỳ thị đang áp đặt lên cộng đồng LGBT.

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hợp pháp đó là[7]:

- Sống cùng nhau ở Shibuya-ku, có đăng ký thường trú (thể hiện rõ ràng vai trò tự trị, vì nếu không cùng sống ở Shibuya thì không có giá trị về mặt pháp lí, tất cả đều chỉ được phép trong khuôn khổ của quận).

- Cả 2 người phải từ 20 tuổi trở lên.

- Không phải là những người có chung huyết thống.

Trên thực tế, cuộc sống của người đồng giới sau khi được hợp pháp có một số thay đổi như sau:

- Được hưởng các dịch vụ công cộng như mọi người thay vì sự kì thị trước hợp pháp

- Được quyền mua, bán hoặc thuê nhà (ở Nhật, những người đồng tính thường bị từ chối mua nhà, hoặc thuê nhà)

- Được đối xử bình đẳng và công nhận như một cặp đôi dựa trên quy định của quận.

Có thể nói, quận Shibuya là đơn vị đầu tiên đi tới việc hợp pháp hôn nhân đồng giới, đã tạo nên 1 hiệu ứng tích cực cho các đơn vị sau này, minh chứng là đã có 4 thành phố làm theo. Công cuộc vận động hợp pháp hôn nhân đồng giới của quận Shibuya, tiếp tục có khả năng được ủng hộ bởi chính phủ, tuy nhiên còn phải cố gắng rất nhiều, vì động thái của Đảng cầm quyền vẫn còn chưa rõ ràng. Thủ tướng Shinzo Abe trong Hạ Nghị Viên Ủy ban Ngân sách nói về pháp lệnh hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính ở Shibuya-ku, Tokyo, có nhắc tới một vấn đề liên quan đến “những ưu và khuyết điểm của việc cho phép hôn nhân đồng giới”. Trong Hiến pháp, hôn nhân là “sự đồng thuận của cả hai giới”, vì vậy việc có nên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới hay không nên cần được xem xét cẩn thận[8]. Theo các nhà làm luật, mặc dù suy nghĩ hiện nay đã khá hiện đại nhưng do họ đã và đang sống trong nền văn hóa lâu đời, một quan niệm về gia đình lâu đời với những quy tắc và chuẩn mực riêng nên hôn nhân đồng giới với họ còn là một vấn đề đáng để suy nghĩ. Tuy nhiên, cho dù thế nào, đây cũng là một trong những bước đi đầu tiên trong công cuộc hợp pháp hóa hôn nhân và xây dựng một xã hội Nhật Bản bình đẳng của toàn thể nhà lãnh đạo quận Shibuya, Tokyo đáng được lưu tâm.

Như vậy, qua ví dụ về vấn đề hợp pháp hôn nhân đồng giới ở quận Shibuya, có thể thấy phần nào vai trò tự quản, tự trị ,tự quyết của địa phương đến vấn đề chính trị. Tuy nhiên, bao trùm lên vẫn là sự lãnh đạo của chính quyền trung ương và sự tự trị của địa phương trong khuôn khổ.

 

Triệu Đào Quỳnh An, K59 Nhật Bản học, Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.


[1]Nguyễn Thị Hạnh, “Phân cấp, phân quyền: khái niệm, nguyên tắc, lĩnh vực chuyển giao và các điều kiện”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp Số 10, 2003, tr. 44-50

[2]日本国憲法(昭和二十一年十一月三日憲法)

http://law.e-gov.go.jp/htmldata/S21/S21KE000.html

[3]民法 民國104年01月14日

http://laws.mywoo.com/2/6/411/107.html

[4]日本国憲法(昭和二十一年十一月三日憲法)

http://law.e-gov.go.jp/htmldata/S21/S21KE000.html

[5]Tuần hành kêu gọi hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Nhật Bản

http://www.vietnamplus.vn/tuan-hanh-keu-goi-hop-phap-hoa-hon-nhan-dong-gioi-o-nhat-ban/319838.vnp

[6] Hôn nhân đồng giới được công nhận ở Tokyo

http://phunuonline.com.vn/the-gioi/hon-nhan-dong-gioi-duoc-cong-nhan-o-tokyo-6713/

[7]渋谷区パートナーシップ証明書の交付を行っています

https://www.city.shibuya.tokyo.jp/est/oowada/partnership.html

[8]首相、同性婚「慎重に議論」/容認の是非で

http://www.shikoku-np.co.jp/national/political/20150401000535

 

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hồng Thái, Tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở Nhật Bản, Nhà nước và pháp luật nước ngoài, Tạp chí luật học số 5/2004

2. 杉浦郁子ほか編「パートナーシップ・生活と制度──結婚,事実婚,同性婚」、緑風出版,2007

3. https://www.hrw.org/ja/topic/lgbt-rights

4. http://www.interpride.org/news/289825/REPORT-Pride-Parade-in-Japan.htm

Tin tức khác

NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN
NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN

Ở Nhật Bản, việc sử dụng chính thức thuật ngữ “người vô gia cư” và định nghĩa rõ ràng của nó xuất hiện cùng với “Đạo luật về các biện pháp đặc biệt ...

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN

Các dịch vụ internet thương mại đã có mặt tại Nhật Bản vào đầu những năm 1990 và được ngày càng nhiều người sử dụng trong những năm tiếp theo. Việc ...

KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN
KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN

Các quán ăn cung cấp bữa ăn miễn phí hoặc giá rẻ cho trẻ em đã tìm cách giải quyết tình trạng nghèo đói ở trẻ em khi chúng mới bắt đầu xuất hiện cá ...

CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19
CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Trong đại dịch COVID-19, hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt là trong bối cảnh dân số già hóa và t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn