GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

NHẬT BẢN NGĂN CHẶN LẠM DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

Đăng ngày: 7-11-2017, 22:54

Nhằm đảm bảo thu hút nguồn lực lao động đến từ các quốc gia khác, Nhật Bản đã ban bố đạo luật mạnh mẽ hơn nhằm ngăn chặn sự lạm dụng của nhà tuyển dụng đối với nhóm thực tập sinh nước ngoài. Thực tế đã có rất nhiều những lời chỉ trích về việc một số nhà tuyển dụng đã lạm dụng chương trình này như một cách để có được nguồn lao động rẻ. Một quan chức thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết, các quy định sửa đổi nhằm mục đích dập tắt và ngăn ngừa vấn đề vi phạm quyền người học nghề của người sử dụng lao động Nhật Bản và các cơ quan trung gian ở nước ngoài. Dựa vào sự lỏng lẻo của hệ thống luật trước đó, một số vi phạm như vậy đã xảy ra. Với đạo luật mới giúp cải thiện việc giám sát các công ty tuyển dụng nước ngoài theo chương trình đào tạo thực tập sinh quốc tế đã được ban hành năm 2016, các nhà tuyển dụng Nhật Bản có nghĩa vụ bảo đảm việc cấp phép cho các chương trình đào tạo của mình.

Chính phủ cũng thành lập Tổ chức Đào tạo Thực tập sinh Quốc tế (OTIT) là cơ quan giám sát cho chương trình, giúp kiểm tra hiệu quả hơn việc tuân thủ các quy định từ các công ty và đảm bảo việc không lạm dụng học viên. Có ý kiến cho rằng các học viên là những người lao động, Nhật Bản và người sử dụng lao động nên chịu trách nhiệm về điều kiện của người lao động. Nhóm lao động này đến để học hỏi những kỹ năng mà họ có thể sử dụng ở quê nhà, trong điều kiện làm việc họ cần được đối xử bình đẳng, bao gồm cả vấn đề mức lương".

Theo luật mới, khi nhà tuyển dụng vi phạm quyền của thực tập sinh, họ có thể bị phạt đến 10 năm tù giam hoặc 3 triệu yên vì lý do lạm dụng thể chất. Các tội phạm khác, như từ chối yêu cầu bồi thường hoặc tịch thu hộ chiếu, vi phạm Luật Tiêu chuẩn Lao động và những lạm dụng khác cũng bị chịu hình phạt.

Giám đốc OTIT Yoshio Suzuki cho biết "có một số người không hiểu các nguyên tắc của chương trình này và lạm dụng nó như một phương tiện để có được lao động giá rẻ để trang trải các hạn chế về nhân lực trong nước".

Các nhà tuyển dụng không vi phạm luật mới sẽ được phép tăng số thực tập sinh và mở rộng chương trình đào tạo thêm hai năm. Cho đến nay, thực tập sinh nước ngoài có thể tham gia đào tạo trong năm đầu tiên và chỉ được thực hành trong hai năm[1].

Ngoài những thay đổi về luật pháp này, một số luật sư và các nhóm nhân quyền của người lao động vẫn đang kêu gọi cải cách toàn diện hơn để ngăn chặn sự việc lạm dụng tiếp tục xảy ra. Mạng lưới luật sư cho người lao động nước ngoài bao gồm khoảng 140 người đã và đang tiếp tục đại diện cho người lao động nhập cư trên toàn Nhật Bản. Thêm nữa, cho dù những thay đổi về luật pháp đang diễn ra nhưng hệ thống vẫn không xác định rõ được liệu các thực tập sinh có đủ tiêu chuẩn để hưởng mức bồi thường công bằng trong năm đầu tiên tại công ty thực tập, nơi mà họ được coi là học kỹ năng nhưng trên thực tế họ đã làm việc thực sự. Hầu hết các học viên đều có đủ điều kiện để được trả lương tối thiểu, nhưng có rất nhiều người thậm chí còn không được trả mức tiền lương như vậy.

Năm 2016, trong số 5.672 nơi sử dụng lao động được kiểm tra thì có đến 4.004 trường hợp vi phạm quyền của người lao động nước ngoài, bao gồm cả việc trục xuất. Điều kiện khắc nghiệt đã khiến nhiều thực tập sinh có hành động tiêu cực, hoặc có các vấn đề sức khoẻ. Một số khác bỏ trốn chỉ để tránh khỏi việc phải đối mặt với hình phạt vi phạm thị thực. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Lao động cho biết họ đã công nhận tình trạng đi và ở cho 292 tổ chức tại Nhật Bản để quản lý mối quan hệ giữa chủ lao động và người lao động tốt hơn. Hiện tại Nhật Bản sẽ chỉ chấp nhận các học viên được các cơ quan có thẩm quyền của các nước đăng ký cử đi và đã kí kết các điều kiện rõ ràng, bao gồm cả các khoản phí áp dụng đối với ứng cử viên. Theo các quan chức của Bộ Lao động, các thực tập sinh có thể lựa chọn từ 137 công việc trong 77 hạng mục như công trình xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm và máy móc. Nhật Bản cũng đã thêm chương trình chăm sóc điều dưỡng cho chương trình[2].

Tuy nhiên, mạng lưới hỗ trợ người lao động nước ngoài làm việc điều dưỡng tại Nhật Bản theo thỏa thuận hợp tác kinh tế cho rằng, kế hoạch mới nên đào tạo ngôn ngữ cho người lao động. Theo khuôn khổ EPA, nhắm đến các y tá có trình độ từ Indonesia, Philippines và Việt Nam, các ứng viên phải có trình độ kỹ năng nhất định bằng tiếng Nhật, trong khi các yêu cầu đó không được quy định trong chương trình cải cách. Theo hệ thống mới, học viên cũng sẽ được tiếp cận các dịch vụ tư vấn bằng các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Thái, hoặc tiếng Indonesia.

Ông Toshihiko Sakae, một thành viên của tập đoàn doanh nghiệp vừa và nhỏ hỗ trợ các học viên người nước ngoài, đã phát biểu tại hội nghị chuyên đề các học viên học nghề rằng, cần phải có sự hỗ trợ lớn hơn cho công nhân ở những vùng hẻo lánh. Ông giải thích rằng hầu hết người lao động nước ngoài được đưa đến các vùng nông thôn bị hạn chế truy cập internet, và trong nhiều trường hợp, chủ lao động tịch thu tài liệu của người lao động, tránh họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Một quan chức của Bộ lao động cho rằng luật pháp vừa mới có hiệu lực và sẽ cần thêm thời gian để xem liệu những thay đổi này có hiệu quả hay không. Chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc thực hiện các hình thức hỗ trợ khác cho các học viên cũng như các cách khác để cải thiện hệ thống hơn nữa. Trên thực tế, với các quy định mới, Nhật Bản sẽ xóa bỏ lạm dụng trong hệ thống thực tập sinh, nhưng những người phản biện nói cần phải làm nhiều hơn nữa. Ngoài ra, một số chuyên gia Nhật Bản đang cảnh báo người dân Việt Nam đang nghĩ tới việc đi du học tại Nhật Bản để làm việc như một người học nghề cần phải suy nghĩ kỹ càng. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, khoảng 229.000 người đã làm việc với tư cách là người nước ngoài học nghề ở Nhật Bản tính đến cuối năm 2016. Công dân Việt Nam chiếm một nhóm lớn nhất với 88.000 người, tiếp theo là người Trung Quốc 81.000, người Philippines ở 23.000 và người Indonesia ở mức 19.000 người[3].

Trong khi hệ thống tiếp nhận người nước ngoài tại các công ty Nhật Bản như là những người học nghề đã được thành lập với mục tiêu giúp họ có được những kỹ năng mà họ có thể sử dụng để phát triển khi trở về đất nước. Nhưng trên thực tế đã có những trường hợp các công ty Nhật Bản lạm dụng hệ thống để có được nguồn lao động rẻ. Nhật Bản nên tiếp nhận người nước ngoài làm công nhân, chứ không phải là người học nghề.

Nguyễn Thị Ngọc Anh, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

[1], [2] With new rules, Japan looks to wipe out abuse in trainee system — but critics say more must be done

https://www.japantimes.co.jp/news/2017/11/01/national/new-rules-japan-looks-wipe-abuse-trainee-system-critics-say-must-done/#.Wfp5m1uCzcc

[3]Japanese doctor slams foreign vocational trainee system

https://japantoday.com/category/national/japanese-doctor-slams-foreign-vocational-trainee-system

Tin tức khác

NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN
NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN

Ở Nhật Bản, việc sử dụng chính thức thuật ngữ “người vô gia cư” và định nghĩa rõ ràng của nó xuất hiện cùng với “Đạo luật về các biện pháp đặc biệt ...

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN

Các dịch vụ internet thương mại đã có mặt tại Nhật Bản vào đầu những năm 1990 và được ngày càng nhiều người sử dụng trong những năm tiếp theo. Việc ...

KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN
KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN

Các quán ăn cung cấp bữa ăn miễn phí hoặc giá rẻ cho trẻ em đã tìm cách giải quyết tình trạng nghèo đói ở trẻ em khi chúng mới bắt đầu xuất hiện cá ...

CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19
CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Trong đại dịch COVID-19, hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt là trong bối cảnh dân số già hóa và t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn