GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI NHẬT BẢN HIỆN NAY

Đăng ngày: 15-04-2022, 07:27

Tính đến tháng 10/2020, lao động nước ngoài vẫn tiếp tục gia tăng tại Nhật Bản, ghi nhận con số 1.724.000 người, tăng 65.000 người so với năm 2019 và là năm thứ 8 liên tiếp tăng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lệnh hạn chế nhập cảnh và nhu cầu của người nước ngoài đến Nhật cũng giảm, tỉ lệ gia tăng lao động nước ngoài tại Nhật Bản chỉ đạt 4,0%, giảm mạnh so với tỉ lệ tăng bình quân từ năm 2013 đến 2019 là 13,6%, đánh dấu một cú sốc giảm lớn.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Lao động Nhật Bản về “Số lao động nước ngoài tại Nhật Bản theo quốc tịch”, vào thời điểm tháng 10/2020, Việt Nam có số lượng lao động lớn nhất, 444.000 người, tăng 10,63% so với cùng kỳ năm 2019; Tiếp đến là Trung Quốc với 419.000 người, tăng 0,26%, Philippines là 185.000 người, tăng 2,82%, Brazil 131.000 người, tăng 3,21%, Nepal 10.000 người, tăng 8,56%[1].

Tuy nhiên, theo thống kê cuối tháng 10/2021, có 285.080 cơ sở có tuyển dụng lao động nước ngoài tại Nhật Bản, số lao động nước ngoài là 1.727.221 người, so với thời điểm tháng 10/2020 với 267.243 cơ sở và 1.724.328 lao động thì đã tăng 17.837 cơ sở và 2.893 người. Về số cơ sở tuyển dụng lao động nước ngoài và con số người lao động nước ngoài tại Nhật Bản, kể từ năm 2007 khi Bộ Y tế Lao động Nhật Bản bắt đầu thực hiện báo cáo thống kê, vẫn đạt mức cao nhất, song so với tốc độ gia tăng của năm trước thì có sự sụt giảm tới 3,5 điểm phần trăm, từ 10,2% giảm xuống còn 6,7%; số lao động nước ngoài cũng giảm mạnh tốc độ gia tăng từ 4,0% của năm 2020 xuống còn 0,2% vào năm 2021.

Biểu đồ 1: Sự gia tăng lao động nước ngoài tại Nhật Bản từ năm 2008 đến 2021[2]

Đơn vị: nghìn người

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI NHẬT BẢN HIỆN NAY

 

 

 

 

 

 

 

Nhìn trên biểu đồ 1, có thể thấy trong tổng số 1.727.000 lao động nước ngoài ở Nhật Bản, người lao động theo tư cách lưu trú cá nhân (visa vĩnh trú, kết hôn với người Nhật…) chiếm tỉ lệ cao nhất là 580.000 người, tiếp theo là chuyên gia, kỹ thuật viên 395.000 người, thực tập sinh kỹ năng cũng chiếm con số khá cao 352.000 người, rồi đến lao động ngoài tư cách lưu trú (du học sinh) 335.000 người, thực tập kỹ năng đặc định 66.000 người.

Xét theo ngành nghề, lao động trong ngành chế tạo chiếm tỉ lệ cao nhất: 27%, tuy nhiên cũng đã giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2020, lao động trong các ngành dịch vụ, bán lẻ cũng giảm 1,3%[3].

Xét theo quốc tịch, lao động Việt Nam hiện nay chiếm con số cao nhất với 453.344 người, chiếm 26,2% tổng số người lao động nước ngoài ở Nhật; Tiếp đến là Trung Quốc 379.084 người, chiếm 23,0%; Đứng thứ ba là Philippines 191.083 người, chiếm 11%[4].

Còn xét về tỉ lệ gia tăng, so với cùng kỳ năm 2020, tỉ lệ tăng cao nhất thuộc về 3 quốc gia là: Peru với 2.327 người, tăng 8%, tiếp theo là Philippines 6.333 người, tăng 3,4%, và Brazil 3.865 người, tăng 2,9%. Mặt khác, Trung Quốc so với năm 2020 đã giảm 22.347 người (-5,3%), Hàn Quốc cũng giảm 1.259 người (-1,8%), Nepal giảm 1.368 người (-1,4%).

Biểu đồ 2: Tỉ lệ lao động nước ngoài xét theo quốc tịch[5]

Đơn vị:%

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI NHẬT BẢN HIỆN NAY

 

 

 

 

 

 

 

Xét theo tư cách lưu trú (dưới đây viết tắt là TCLT) (bảng 1 và biểu đồ 3), “TCLT cá nhân” gồm 580.328 người, chiếm tỉ lệ cao nhất, 33,6% tổng số lao động nước ngoài ở Nhật Bản. Tiếp theo là “TCLT lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật” 394.509 người (22,8%), “thực tập kỹ năng” gồm 351.788 người (20,4%), giữ vị trí thứ ba. Tuy nhiên, so sánh với tỷ lệ tăng cùng kỳ năm 2020, “hoạt động đặc biệt” tăng 20.363 người (tăng 44,7%), “TCLT theo lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật” cũng tăng 34.989 người (tăng 9,7%). Ngược lại, “hoạt động ngoài tư cách lưu trú” bao gồm du học sinh giảm 38.963 người (giảm 12,7%), “thực tập kỹ năng” giảm 50.568 người (giảm 12,6%). Trong số lao động theo TCLT “chuyên môn, kỹ thuật” bao gồm cả “lao động kỹ năng đặc định” là loại tư cách lưu trú mới được thiết lập từ tháng 4/2019, số lao động “kỹ năng đặc định” hiện nay có 29.592 người.

Bảng 1: Thống kê số lao động nước ngoài theo tư cách lưu trú[6]

Đơn vị: người

TCLT theo lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật

 

Hoạt động đặc biệt

Thực tập kỹ năng

Hoạt động ngoài TCLT (du học sinh…)

TCLT cá nhân

Không rõ

394.509

22,8%

 

65.928

3,8%

351.788

20,4%

334.603

19,4%

580.328

33,6%

65

0,0%

 

Biểu đồ 3: Tỉ lệ lao động nước ngoài theo tư cách lưu trú[7]

Đơn vị: %

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI NHẬT BẢN HIỆN NAY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem xét đặc điểm của từng quốc gia thì có thể thấy trong lao động Việt Nam, “thực tập kỹ năng” chiếm tỉ lệ cao nhất, 44,6%, tiếp theo là du học sinh “hoạt động ngoài TCLT” 24,2%.

Trong số lao động Trung Quốc, “TCLT theo lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật” chiếm tỉ lệ cao nhất với 31,7%, tiếp theo đến “TCLT cá nhân” là 31,5%. Về lao động Philippines, “TCLT cá nhân” chiếm 73,7%, trong đó người có visa vĩnh trú chiếm đến 43,6% tổng số lao động người Philippines. Đối với lao động quốc tịch Brazil, người có “TCLT cá nhân” chiếm tới 99,0%, trong đó visa vĩnh trú lên tới 49,1%.

Một số điểm đáng lưu ý khác là “thực tập kỹ năng” Indonesia chiếm tới 56,3% lao động người Indonesia, còn đối với Nepal, du học sinh với “hoạt động ngoài tư cách lưu trú” chiếm 37,1% lao động Nepal tại Nhật.

Trong các nước nhóm G7 và Hàn Quốc, “TCLT theo lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật” chiếm 55,3% ở nhóm lao động quốc tịch G7 và 42,4% ở lao động Hàn Quốc.

Theo một thống kê về lao động tại các thành phố và địa phương ở Nhật Bản, lao động nước ngoài tại Tokyo chiếm tỉ lệ cao nhất là 25,7%, sau đó lần lượt là Aichi 7,9% và Osaka 7,6%.

Biểu đồ 4: Tỉ lệ các cơ sở tuyển dụng lao động nước ngoài theo ngành nghề[8]

Đơn vị:%

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI NHẬT BẢN HIỆN NAY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem xét theo lĩnh vực ngành nghề (biểu đồ 4), các cơ sở tuyển dụng lao động nước ngoài trong lĩnh vực “bán hàng, bán lẻ” chiếm tỉ lệ cao nhất, gồm 52.726 cơ sở, chiếm 18,5%. Tiếp đến là lĩnh vực chế tạo, 52.363 cơ sở, chiếm 18,4%. Các cơ sở dịch vụ khách sạn và ẩm thực đứng thứ 3 với 40.692 cơ sở tiếp nhận lao động nước ngoài, chiếm 14,3%. Tuy nhiên, về tỉ lệ gia tăng lao động nước ngoài thì ngành y tế, phúc lợi tăng tới 19,2% so với năm 2020, trong khi ngành bán hàng, bán lẻ và ngành khách sạn, ẩm thực đều tăng 9,2%.

Biểu đồ 5 lại cho chúng ta thấy một thực trạng là có tới 61,1% cơ sở sử dụng lao động nước ngoài ở Nhật Bản có quy mô rất nhỏ, chỉ dưới 30 người. Các công ty vừa và nhỏ (quy mô từ 30-99 người) cũng chiếm tới 17,9%. Công ty, xí nghiệp tầm trung (quy mô 100-499 người) và lớn (trên 500 người) chỉ chiếm trên dưới 10%. Đây là một thực trạng đáng lo ngại bởi nó đặt ra cho chúng ta câu hỏi: “Người lao động nước ngoài liệu sẽ học hỏi được gì ở những công ty nhỏ như vậy?”.

Một thực trạng khác gần đây cũng được giới phân tích kinh tế Nhật Bản bàn tới, đó là sự hấp dẫn của Nhật Bản trong việc thu hút lao động nước ngoài bởi mức lương cao đang đi xuống trong vòng 10 năm qua. Chỉ số này được Viện Nghiên cứu kinh tế Dai-ichi Life Group đưa ra bằng cách so sánh mức lương tối thiểu tại Nhật với mức lương tối thiểu tại các quốc gia có số người lao động cao tại Nhật Bản như Việt Nam, Nepal, Indonexia và Trung Quốc (biểu đồ 6).

Biểu đồ 5: Quy mô của các cơ sở tuyển dụng lao động nước ngoài[9]

Đơn vị:%

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI NHẬT BẢN HIỆN NAY


 

 

 

 

 

 

 

Biểu đồ 6: Sự thay đổi “Chỉ số hấp dẫn về tiền lương đối với lao động nước ngoài tại Nhật Bản từ 2010 đến 2020[10]

Đơn vị: lần

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI NHẬT BẢN HIỆN NAY

 

 

 

 

 

Nhìn trên biểu đồ 6, chỉ số cho thấy sự chênh lệch mức lương cao nhất vẫn thuộc về Việt Nam, nhưng cũng giảm khoảng một nửa trong vòng 10 năm qua, từ mức chênh gần 40 lần so với mức lương tối thiểu ở Nhật Bản năm 2010 giảm xuống còn 20,5 lần vào năm 2020. Các quốc gia khác như Nepal, có mức chênh lệch là 11,2 lần, Indonesia là 4,6 lần và Trung Quốc là 3,6 lần. Như vậy, xu hướng ngày càng giảm mức độ chênh lệch mức lương cơ bản này đồng nghĩa với việc trong tương lai, rất có thể Nhật Bản sẽ không còn là điểm đến được thu hút bởi “mức lương cao” đối với lao động nước ngoài như hiện tại nữa.

Ngô Hương Lan

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

 

Tài liệu tham khảo

  1. Website Viện Nghiên cứu chính sách Nhật Bản Nisei: https://www.nli-research.co.jp/
  2. Website Cơ quan hợp tác nhân lực quốc tế JITCO: https://www.jitco.or.jp/
  3. Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản: ホーム|厚生労働省 (mhlw.go.jp)
  4. Báo cáo về hiện trạng lao động nước ngoài tại Nhật Bản, website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản: 000391311.pdf (mhlw.go.jp)
  5. Hoshino Takuya, “Thảo luận về vấn đề tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản”, tháng 1/2022, Website Viện Nghiên cứu kinh tế Dai-ichi Life Group: 内外経済ウォッチ『日本~外国人労働者受け入れ議論の課題~』(2022年1月号) | 星野 卓也 | 第一生命経済研究所 (dlri.co.jp)
  6. Phan Cao Nhật Anh, “Lao động Việt Nam tại Nhật Bản trong giai đoạn bình thường mới”, Hội thảo khoa học Hiện trạng lao động Việt Nam tại Nhật Bản trong trạng thái “bình thường mới”, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, 17/11/2021
  7. Ngô Hương Lan, “Tình hình lao động nước ngoài tại Nhật Bản trong đại dịch Covid”, Hội thảo khoa học Hiện trạng lao động Việt Nam tại Nhật Bản trong trạng thái “bình thường mới”, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, 17/11/2021
  8. Ngô Hương Lan “Vấn đề chuẩn bị các kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản của du học sinh và thực tập sinh Việt Nam trước khi sang Nhật”, Hội thảo Quốc tế Vấn đề người lao động Việt Nam tại Nhật Bản - Xem xét tác động của đại dịch COVID-19 và xây dựng đối sách mới, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, ngày 2/12/2020.

 



[1] Nguồn: Bộ Y tế Lao động Nhật Bản, “Báo cáo về tình hình tuyển dụng lao động nước ngoài”, tháng 10/2021: 000391311.pdf (mhlw.go.jp)

[2] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản

[3] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản

[4] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản

[5] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản

[6] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản.

[7] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản.

[8] Nguồn: Website Bộ Y tế Lao động Nhật Bản

[9] Nguồn: Cơ quan hợp tác nhân lực quốc tế JITCO, website: https://www.jitco.or.jp/

[10] Nguồn: Viện Nghiên cứu kinh tế Dai-ichi Life Group, 内外経済ウォッチ『日本~外国人労働者受け入れ議論の課題~』(2022年1月号) | 星野 卓也 | 第一生命経済研究所 (dlri.co.jp)

Tin tức khác

NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN
NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN

Ở Nhật Bản, việc sử dụng chính thức thuật ngữ “người vô gia cư” và định nghĩa rõ ràng của nó xuất hiện cùng với “Đạo luật về các biện pháp đặc biệt ...

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN

Các dịch vụ internet thương mại đã có mặt tại Nhật Bản vào đầu những năm 1990 và được ngày càng nhiều người sử dụng trong những năm tiếp theo. Việc ...

KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN
KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN

Các quán ăn cung cấp bữa ăn miễn phí hoặc giá rẻ cho trẻ em đã tìm cách giải quyết tình trạng nghèo đói ở trẻ em khi chúng mới bắt đầu xuất hiện cá ...

CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19
CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Trong đại dịch COVID-19, hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt là trong bối cảnh dân số già hóa và t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn