GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤC NHẬT BẢN, HÀN QUỐC

Đăng ngày: 28-09-2022, 15:01

Tóm tắt: Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid 19 đã tạo ra cú sốc lớn trên toàn cầu, trong đó giáo dục là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất. Tại hai quốc gia có nền giáo dục phát triển là Hàn Quốc và Nhật Bản, đại dịch đã thúc đẩy hơn quá trình phát triển công nghệ kỹ thuật số trong việc dạy và học, bên cạnh đó cũng gây ra nhiều thay đổi đáng kể trên quy mô lớn như văn hóa sử dụng công nghệ thông tin, mối tương tác giữa giáo viên – học sinh – phụ huynh, chênh lệch giáo dục giữa các môi trường giáo dục và sự thay đổi lựa chọn môi trường giáo dục…v…

1. Nhật Bản và Hàn Quốc trước làn sóng đại dịch covid 19

Sự xuất hiện nhanh chóng và bất ngờ của đại dịch Covid 19 đã gây ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến hệ thống giáo dục của Nhật Bản, Hàn Quốc nói riêng và toàn thế giới nói chung. Các trường học đã ngay lập tức thực hiện các biện pháp cần thiết để ứng phó với mức độ lây lan của đại dịch nhằm đảm bảo việc học tập của các học sinh không bị gián đoạn.

Tính từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát vào đầu năm 2020 đến nay, Nhật Bản chỉ tạm thời đóng của trường học trong một lần từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2020 và sau đó đã áp dụng phương thức hoạt động “bình thường mới”. Còn ở Hàn Quốc, tình trạng đóng cửa các trường học bắt đầu ngay từ tháng 3 năm 2020 và kéo dài trong nhiều tháng, mặc dù có thời điểm mở cửa vào tháng 5/2021 nhưng với lượng ca nhiễm bệnh tăng cao và sức ép từ nhiều phía khiến họ buộc phải tiếp tục đóng cửa và sử dụng các biện pháp hạn chế. Bắt đầu từ tháng 11/2021, các trường học Hàn Quốc bắt đầu mở cửa và áp dụng các biện pháp bình thường thường mới.

Trạng thái “bình thường mới” được thực hiện trong giáo dục được hiểu là cách mà giáo dục sẽ diễn ra sau thời gian Covid 19 xuất hiện, khác với thời điểm trước đại dịch. Trạng thái “bình thường mới” bao gồm các giai đoạn của cuộc sống trở lại bình thường, kèm theo các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh Covid 19.

Việc đóng cửa các trường học và gián đoạn quá trình học đã khiến hàng triệu các học sinh, sinh viên ở mọi cấp học buộc phải sử dụng công nghệ học trực tuyến trong thời gian dài. Theo đó, nhiều thay đổi trên quy mô lớn đã diễn ra trong hệ thống giáo dục tại Hàn Quốc và Nhật Bản ( tham khảo quy mô giáo dục Hàn Quốc và Nhật Bản: hình 1, hình 2).

Tại Hàn Quốc, trước khi Covid 19 xuất hiện, năm 2017, theo Liên minh Viễn thông Quốc tế, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đã được đánh giá là hiện đại và phổ biến về khả năng tiếp cận, sử dụng. Cũng theo khảo sát quốc gia về việc sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông năm 2020 của Cơ quan Xã hội Thông tin Quốc gia NIA, 99,7% hộ gia đình ở Hàn Quốc có truy cập internet (tương tự số liệu năm 2019. Tuy nhiên, việc ứng dụng cơ sở hạ tầng này trong môi trường học tập lại không được chú trọng. Theo báo cáo của PISA năm 2018, số lượng máy tính trung bình trên mỗi học sinh tại các trường học của Hàn Quốc chỉ là 0,4 và học sinh chỉ có 26 phút sử dụng công nghệ thông tin trong tổng số giờ học. Thông thường, các trường học ở Hàn Quốc có một hoặc hai phòng máy tính dùng chung cho tất cả giáo viên và mỗi lớp học có một máy tính kết nối internet chung để chia sẻ thông tin với học sinh. Có thể nói, trước giai đoạn Covid 19, tại Hàn Quốc phạm vi dành cho các lớp học trực tuyến rất hạn chế và không phải là một thông lệ. Còn về phía giáo viên, họ cũng không có nhiều kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến trước đó.

Tuy nhiên, trước tình trạng các ca bệnh tăng cao và không thể tiếp tục trì hoãn việc tiếp tục học tập, đặc biệt là học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi đại học, học sinh lớp 9 thi cào cấp 3, sau thời gian đóng cửa trường học,  Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đề xuất cung cấp các chương trình học trực tuyến, bắt đầu cho học sinh lớp 12 và lớp 9 vào tháng 4/2020 với 3 hình thức chủ yếu: (1) Các lớp học trực tuyến tương tác trong thời gian thực giữa giáo viên và học sinh, (2) sử dụng các nội dung trực tuyến đã ghi trước đó và (3) các lớp học trực tuyến dựa trên bài tập về nhà. Sau khi thông báo, các giáo viên bắt đầu ngay vào chuẩn bị cho các lớp trực tuyến. Mặc dù vẫn còn một số trục trặc kỹ thuật, nhưng nhìn chung, việc mở các lớp học  đã thành công. Tỷ lệ tham dự học trên toàn quốc đạt 98%. Có thể nói, điều kiện kỹ thuật số để tiếp tục học tập trong giai đoạn Covid tại Hàn Quốc không phải là vấn đề lớn, mà những lo lắng nằm ở sự chênh lệch giữa các học sinh có nền tảng kinh tế xã hội tốt và những em khó khăn hơn trong việc thuê gia sư riêng hay là tự mình học tập khi cha mẹ không có điều kiện chăm sóc.

So với Hàn Quốc, Nhật Bản có thể đã đi sau một bước. Theo báo cáo của OCED, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ sử dụng công nghệ kỹ thuật số thấp nhất trong trường học.  Thêm nữa, giáo viên ở Nhật Bản nổi tiếng với bản sắc nghề nghiệp cao. Niềm tự hào về nghề nghiệp này cho phép họ như một chuyên gia giáo dục không nhất thiết phải chuyển thành việc sử dụng các thiết bị ICT[1]. Theo báo cáo của OCED năm 2018, chỉ 18% giáo viên trả lời rằng họ sử dụng CNTT “thường xuyên” hoặc “luôn luôn” ở cấp trung học cơ sở. Trong một số trường hợp, thậm chí có thể bản sắc rất chuyên nghiệp này có thể ngăn cản giáo viên dựa vào các tài liệu kỹ thuật số. Một số giáo viên xem các bài giảng khác sử dụng tài liệu trực tuyến do những người khác tạo ra là thiếu nỗ lực.

Để khắc phục khó khăn chủ yếu do điều kiện hạn chế thiết bị, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp và chính sách, trong đó nổi bật là thiết kế Trường học GIGA. Đến cuối tháng 3 năm 2021, tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở được cấp phát cho mỗi học sinh một thiết bị thông tin và lắp đặt mạng tốc độ cao. Sử dụng trợ cấp từ chính phủ quốc gia, mỗi chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệm thực hiện dự án này trên thực địa. Hơn nữa, các thành phố tự quản sẽ thực hiện các biện pháp bổ sung, chẳng hạn như cho các hộ gia đình không có Internet mượn thiết bị Wi-Fi di động.

Sáng kiến ​​GIGA đặt trọng tâm hàng đầu vào phần cứng của giáo dục trực tuyến. Về nội dung giáo dục, nguồn tài nguyên dồi dào sẵn có ở Nhật Bản và đặc biệt là các chương trình của Japan Broadcasting Corporation ( Nippon Hōsō Kyōkai - NHK) sẽ được phát để giảng dạy.

Kể từ năm 1959, NHK đã bắt đầu một kênh miễn phí chỉ dành riêng cho giáo dục và đã tạo ra các chương trình giáo dục chất lượng, một số trong đó bao gồm chương trình giảng dạy ở trường. Tận dụng kinh nghiệm và năng lực phát triển nội dung giáo dục của mình, công ty đã bắt đầu NHK for School vào năm 2011. Nền tảng này cung cấp nhiều nội dung giáo dục trực tuyến khác nhau và quan trọng hơn là tuân thủ Hướng dẫn chương trình giảng dạy (tức là chương trình giảng dạy quốc gia). Từ năm 2015,NHK for School bắt đầu cung cấp các chương trình giúp học sinh học thông qua các thiết bị máy tính bảng. Nếu môi trường CNTT-TT được áp dụng, học sinh sẽ có thể tận hưởng lợi ích của các chương trình NHK này, ngay cả khi trường đóng cửa đột ngột.

ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤC NHẬT BẢN, HÀN QUỐC

 

ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤC NHẬT BẢN, HÀN QUỐC

Như vậy, trước làn sóng bùng phát nghiêm trọng của đại dịch Covid 19, thời điểm ban đầu, Nhật Bản và Hàn Quốc đều lựa chọn phương án đóng cửa hệ thống các trường học; sau đó việc thực hiện các biện pháp thích nghi “bình thường mới” được sử dụng với sự trợ giúp của công nghệ trực tuyến là biện pháp tối ưu để đảm bảo chất lượng học tập về lâu dài. Sau quá trình này, về cơ bản, theo điều tra của chính phủ hai nước, chất lượng giáo dục ở mức ổn định, không giảm so với trước nhưng cũng không cho thấy mức tăng đáng kể. Trong đại dịch lần này, nhân tố công nghệ thông tin thực sự đã trở thành mạch máu của giáo dục.

 

Ths. Nguyễn Thị Ngọc Anh

TTNC Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

 

 

Tin tức khác

NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN
NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN

Ở Nhật Bản, việc sử dụng chính thức thuật ngữ “người vô gia cư” và định nghĩa rõ ràng của nó xuất hiện cùng với “Đạo luật về các biện pháp đặc biệt ...

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN

Các dịch vụ internet thương mại đã có mặt tại Nhật Bản vào đầu những năm 1990 và được ngày càng nhiều người sử dụng trong những năm tiếp theo. Việc ...

KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN
KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN

Các quán ăn cung cấp bữa ăn miễn phí hoặc giá rẻ cho trẻ em đã tìm cách giải quyết tình trạng nghèo đói ở trẻ em khi chúng mới bắt đầu xuất hiện cá ...

CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19
CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Trong đại dịch COVID-19, hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt là trong bối cảnh dân số già hóa và t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn