GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Hiện tượng trẻ em gốc Nhật không đến trường

Đăng ngày: 21-09-2013, 11:32

Hiện tượng trẻ em gốc Nhật không đến trường

Lao động người nước ngoài gốc Nhật chiếm một bộ phận không nhỏ trong lực lượng lao động ở Nhật Bản hiện nay. Hầu hết lao động gốc Nhật sinh sống tại Nhật Bản với tư cách thường trú lâu dài và vĩnh trú. Tư cách vĩnh trú được hiểu là những người đến Nhật Bản sinh sống lâu dài và được hưởng quyền cư trú vĩnh viễn. Về khu vực sinh sống của người gốc Nhật, theo thống kê đăng ký người nước ngoài của Bộ Tư pháp Nhật Bản năm 2009, ba thành phố tập trung nhiều người gốc Nhật nhất là Aichi có 67.162 người, Shizuoka có 42.625 người và Mie có 18.667 người.

Cùng với sự gia tăng người gốc Nhật, số lượng trẻ em gốc Nhật được sinh ra cũng tăng lên. Điều tra dân số năm 2006 cho thấy có 3.718  trẻ em Braxin gốc Nhật được sinh ra, tăng hơn nhiều so với 2.100 người năm 1995[1]. Ngoài ra còn số lượng không nhỏ trẻ em gốc Nhật theo cha mẹ sang Nhật Bản sinh sống chưa đưa vào thống kê. Song, một thực tế đáng lo ngại của lao động gốc Nhật tại Nhật Bản hiện nay là nhiều con cái của nhóm lao động này không đến trường đi học. Những đứa trẻ theo cha mẹ sang Nhật Bản và mất đi cơ hội học tập mà đáng ra chúng có quyền được hưởng.

Tình trạng trẻ em người nước ngoài nghỉ học giữa chừng thể hiện qua sự chênh lệch về số lượng giữa các cấp học. Bộ văn hóa giáo dục Nhật Bản tiến hành điều tra và đánh giá thông qua so sánh số lượng học sinh người nước ngoài ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Năm 1999, số lượng học sinh tiểu học người nước ngoài là 12.383 người, số lượng học sinh trung học cơ sở là 5.250 người. Năm 2003 là 12.523 và 5.317; năm 2008 con số lần lượt là 19.504 và 7.576 (Xem bảng 1). Dựa trên sự chênh lệch về số lượng giữa hai cấp học này ngày càng lớn, có thể khẳng định nhiều học sinh nghỉ học giữa chừng.

Bảng 1: Chênh lệch số lượng học sinh người nước ngoài giữa các cấp

Đơn vị: người

Năm

Học sinh tiểu học

Học sinh trung học cơ sở

Sự chênh lệch

1999

12.383

5.250

7.133

2003

12.523

5.317

7.206

2008

19.504

7.576

11.928

Nguồn : 日系ブラジル人の子供における学習権、早稲田大学、社学研論集, Vol.15, 2010年3月, pp. 82.

Trước thực trạng đáng lo ngại trên, Bộ văn hóa giáo dục Nhật Bản đã tiến hành điều tra thực tế với đối tượng trẻ em gốc Nhật không đến trường để tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa của vấn đề này. Có nhiều nhân tố gây ra thực trạng này như tình hình tài chính của lao động gốc Nhật không đảm bảo, trẻ em người nước ngoài dù được hưởng quyền lợi giáo dục nhưng không phải là giáo dục bắt buộc nên có em không đến trường. Hoặc đơn thuần là vấn đề thủ tục như trẻ em người Nhật dù không đến trường vẫn được lưu tên lại trong danh sách, nhưng trẻ em người nước ngoài nếu không đến trường sẽ bị xóa tên và buộc phải nghỉ học,… Song đi sâu vào thực tế có thể đưa ra hai nhóm nguyên nhân chính là kinh tế và sự khác biệt môi trường giáo dục.

Nguyên nhân kinh tế. Điều tra của Bộ văn hóa giáo dục Nhật Bản đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau và kết quả cho thấy nguyên nhân kinh tế chiếm tỉ lệ nhiều nhất (15,36%), tiếp đó là do không hiểu tiếng Nhật (12,6%), phải trở về quê hương (10,4%),…

Tại Nhật Bản, trẻ con của gia đình người lao động gốc Nhật có thể học ở trường công lập hoặc trường dành cho người nước ngoài. Tùy thuộc vào mỗi gia đình mà nguyện vọng của họ có sự khác nhau. Tuy nhiên, với gia đình có khó khăn về kinh tế thì họ không hề muốn lựa chọn trường dành cho học sinh người nước ngoài. Ở các trường công lập, học sinh hầu như không mất phí nên đối với lao động gốc Nhật hầu hết là có thu nhập thấp thì đây là lựa chọn hàng đầu. Thực tế qua hình 1a và 1b, tỉ lệ học sinh học tại trường công chiếm nhiều nhất (khoảng 55%), tỉ lệ học tại trường dành cho người nước ngoài thấp, ngang với tỉ lệ không đi học (khoảng 22%).

Liên quan đến vấn đề kinh tế, cần phải đề cập đến sự không ổn định trong công việc của các bậc cha mẹ. Người lao động gốc Nhật hầu hết là làm công việc không chính thức, lương thấp, thiếu ổn định (80% lao động gốc Nhật đã từng trải qua giai đoạn thất nghiệp, thời gian thất nghiệp trung bình khoảng 5 tháng)[2].  Điều tra khác tiến hành năm 2009 với 1500 nguời nước ngoài, trong đó 80% người gốc Nhật kết quả còn trầm trọng hơn, tỉ lệ đang thất nghiệp lên đến 83%, tỉ lệ không tham gia bảo hiểm việc làm là 70%, và 40% không tham gia bảo hiểm sức khỏe[3]. Sự không ổn định này ảnh hưởng mạnh đến quyết định đầu tư giáo dục cho con cái của lao động gốc Nhật.

Nguyên nhân từ sự khác biệt môi trường giáo dục. Lao động gốc Nhật muốn con cái học tại trường công vì ngoài lợi ích kinh tế còn có những lợi điểm khác như khả năng tiếng Nhật sẽ tiến bộ nhanh hơn nhiều so với trường dành cho người nước ngoài, cơ hội tiếp xúc, kết bạn với người Nhật bản xứ nhiều hơn, thuận lợi đối với những trẻ em gốc Nhật có kế hoạch ổn định lâu dài tại Nhật Bản. Tuy nhiên, dù có xin được vào trường công ở Nhật Bản, trẻ em người gốc Nhật cũng gặp phải nhiều khó khăn. Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa đặc trưng riêng biệt, tiếng Nhật khó, những học sinh đến từ Nam Mỹ như Braxin rất khó khăn để có thể thích nghi và bắt nhịp với những bài giảng trên lớp. Bởi vì lí do này, nhiều học sinh người nước ngoài không theo học được tại các trường của Nhật Bản.

Tại trường dành cho học sinh nước ngoài, ngôn ngữ dạy cho con cái người lao động gốc Nhật chủ yếu là tiếng Bồ Đào Nha, chương trình tương tự với các trường ở Braxin hay Pêru nên nhóm học sinh này vẫn cảm thấy như được học tập trong môi trường giáo dục ở quê nhà. Trong trường hợp họ phải quay về nước để học cũng không gặp phải khó khăn đáng kể nào. Nhưng ngược lại, trẻ em tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở tại các trường này sẽ gặp khó khăn khi học tiếp lên trường trung học hoặc đại học của Nhật Bản.

Môi trường giao tiếp, trao đổi có vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ vị thành niên nên xét trên khía cạnh này thì các bậc cha mẹ người gốc Nhật luôn muốn lựa chọn trường dành cho học sinh người nước ngoài. Song, học tập tại trường nước ngoài sẽ mất nhiều chi phí, điều này đã ảnh hưởng đến quyết định đầu tư giáo dục cho con cái của các gia đình gốc Nhật.

Mặt khác, tại Braxin, không có chính sách đặc biệt nào dành cho những trẻ em trở về từ nước ngoài, mọi qui chế, thủ tục đều áp dụng bình đẳng với các em học sinh. Đối với các học sinh trở về từ nước ngoài, việc bổ túc ngôn ngữ là cần thiết, song chỉ trong các trường tư mới có giờ giảng bổ túc ngôn ngữ Bồ Đào Nha cho học sinh còn các trường công hoàn toàn không có. Bởi vậy, tại các trường công và một số trường tư, hiện tượng trẻ em sau khi học chuyển tiếp, do năng lực tiếng Bồ Đào Nha không đảm bảo, không theo kịp bài giảng buộc phải học đúp trở nên phổ biến.

Trẻ em nước ngoài gốc Nhật trong trường hợp sống lâu dài ở Nhật Bản, để xây dựng cuộc sống đảm bảo cho tương lai, cần thiết phải tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học. Trong trường hợp quay trở lại quê hương, ngoại trừ một số trường tư có học phí đắt đỏ, do hầu hết các trường không có chương trình giảng dạy bằng tiếng Nhật nên điều cần thiết đối với những em học sinh này là phải duy trì ngôn ngữ Bồ Đào Nha. Nhưng trong điều kiện sinh sống ở Nhật Bản, đối với tiếng Nhật Bản và cả tiếng mẹ đẻ Bồ Đào Nha, rất khó để các em có thể đạt được năng lực ngôn ngữ ở mức cần thiết.

Phan Cao Nhật Anh

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản

Viện Nghiên cứu Đô ng Bắc Á

Tài liệu tham khảo

  1. 不就学見過ごされ 公立の授業ついていけず, Website báo Chunichi ngày 12 tháng 5 năm 2011, www.chunichi.co.jp
  2. Uehara Yoko (上原陽子) (2010), 日系ブラジル人の子供における学習権、早稲田大学、社学研論集 Vol.15 2010年3月.
  3. Yasuda Kouichi (安田浩一) (2010)。ルポ差別と貧困の外国人労働者。光文社.
  4. 日系人労働者の就労実態調査結果(速報)について (2010), Website The Japan Institute for Labor Policy and Training, www.jil.go.jp

 

 

 

 



[1]日系ブラジル人の子供における学習権, pp 76.

[2] 日系人労働者の就労実態調査結果(速報)について

[3] ルポ差別と貧困の外国人労働者, pp.225

Tin tức khác

NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN
NGƯỜI VÔ GIA CƯ Ở NHẬT BẢN

Ở Nhật Bản, việc sử dụng chính thức thuật ngữ “người vô gia cư” và định nghĩa rõ ràng của nó xuất hiện cùng với “Đạo luật về các biện pháp đặc biệt ...

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET Ở NHẬT BẢN

Các dịch vụ internet thương mại đã có mặt tại Nhật Bản vào đầu những năm 1990 và được ngày càng nhiều người sử dụng trong những năm tiếp theo. Việc ...

KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN
KODOMO SHOKUDO (CĂNG TIN DÀNH CHO TRẺ EM) Ở NHẬT BẢN

Các quán ăn cung cấp bữa ăn miễn phí hoặc giá rẻ cho trẻ em đã tìm cách giải quyết tình trạng nghèo đói ở trẻ em khi chúng mới bắt đầu xuất hiện cá ...

CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19
CÁC VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN NẢY SINH DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Trong đại dịch COVID-19, hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt là trong bối cảnh dân số già hóa và t ...

  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn