GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Kinh tế


NHẬT BẢN TRONG LÀN SÓNG LÂY NHIỄM COVID-19 THỨ 2

Theo Bộ tài chính Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 của Nhật Bản là 5.368,9 tỷ Yên, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Do kinh tế thế giới đình trệ, xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là ô tô và máy móc vận hành giảm 19,5%, sang EU giảm 30,5%. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 8,2%, tăng trở lại sau 7 tháng, đặc biệt như nhôm, chất bán dẫn, ô tô,... Mặt khác, nhập khẩu Nhật Bản trong tháng 7 là 53,572 tỷ Yên, giảm 22,3% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả, Nhật Bản thặng dư thương mại 11,6 tỷ Yên (tương đương khoảng 110 triệu đôla), lần đầu tiên thặng dư sau 4 tháng.



KINH TẾ NHẬT BẢN TIẾP TỤC SUY THOÁI

Nền kinh tế Nhật Bản đã chính thức rơi vào suy thoái trong quý I/2020 sau 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc đã giảm 3,4% trong quý I/2020. Các nhà kinh tế thuộc Tập đoàn Quick cho hay, nền kinh tế Nhật Bản dự kiến giảm 4,8% trong quý II/2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến ngành sản xuất và dịch vụ du lịch của Nhật Bản điêu đứng. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội và kinh tế của toàn thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng. Chi tiêu tiêu dùng, đặc biệt là các lĩnh vực như: du lịch, hoạt động sản xuất tại nước này đều bị ảnh hưởng nghiêm trong vì COVID-19. Tiêu dùng cá nhân giảm 0,7% trong quý I/2020, đánh dấu quý thứ 2 giảm liên tiếp trong bối cảnh người dân không ra ngoài để ăn uống hay vui chơi giải trí nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.



NHẬT BẢN KÍCH CẦU DU LỊCH NỘI ĐỊA

Trong tháng 7, Nhật Bản triển khai “Chiến dịch Go To” (Go To Campaign) nhằm kích cầu du lịch nội địa. "Chiến dịch Go To" là một sáng kiến được thực hiện để kích cầu hỗ trợ ngành du lịch, ngành nhà hàng và kinh doanh sự kiện/giải trí đã bị tác động kinh tế bởi Covid-19. Theo thống kê, nếu lấy tiêu dùng du lịch nửa sau tháng 1 năm 2020 làm mốc, nửa sau tháng 4 giảm 94,6%, nửa đầu tháng 6 giảm 75,3%, cho thấy dấu hiệu phục hồi sau khi chạm đáy. “Go To Campaign” là một biện pháp được đưa vào các biện pháp kinh tế khẩn cấp đối với dịch Covid-19, được Nội các quyết định vào ngày 7 tháng 4 năm 2020. Tương tự như chính sách từng được thực hiện để hồi sinh khu vực mà khách du lịch đã giảm do thiên tai, v.v., lần này nó sẽ được thực hiện với quy mô ngân sách chưa từng có trên khắp Nhật Bản. Chiến dịch Go To gồm 4 chương trình sau: (1) Go To Travel; (2) Go To Eat; (3) Go To Event và (4) Go To Shopping street.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 6 NĂM 2020

Tại cuộc họp chính sách tiền tệ kết thúc vào ngày 16 tháng 6, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã giữ nguyên chính sách tiền tệ của mình, mặc dù BoJ đã điều chỉnh tăng số tiền cho vay kinh doanh mà họ có thể có khả năng trở lại theo một chương trình trước đó được thiết kế để hỗ trợ nền kinh tế. BoJ cũng để  lãi suất chính sách ngắn hạn đối với số dư tài khoản hiện tại của các ngân hàng mà ngân hàng giữ không đổi ở mức âm 0,10%.



TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NHẬT BẢN

Nhật Bản gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trên 39 tỉnh thành ngày 15/5, và trên toàn quốc ngày 25/5. Tốc độ lây nhiễm Covid-19 chậm lại, số ca nhiễm mới mỗi ngày khoảng trên dưới 50. Dù vậy, thủ tướng Abe Shinzo cảnh báo về làn sóng bùng phát Covid-19 lần thứ 2, yêu cầu phải sẵn sàng đối phó bằng cách củng cố hệ thống y tế quốc gia và đẩy mạnh xét nghiệm vi-rút. Đồng thời, chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ, từng bước khắc phục hậu quả.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 5 NĂM 2020

Lạm phát giá tiêu dùng của Nhật Bản đã giảm xuống 0,1% trong tháng 4 năm 2020 và giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2016, khi đại dịch Covid-19 tiếp tục cản trở tiêu dùng. Giá giảm cho vận tải và truyền thông (-1,2% so với 0,7% trong tháng 3), trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh. Trong khi đó, lạm phát chậm lại đối với nhà ở (0,7% so với 0,8%), chăm sóc y tế (0,5% so với 0,7%). Ngược lại, lạm phát tăng đối với quần áo và giày dép (1,4% so với 1,3%) và thực phẩm (2,1% so với 1,4%). Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng đã giảm 0,2% sau khi không thay đổi trong tháng 3. Tỷ lệ lạm phát lõi hàng năm, không bao gồm thực phẩm tươi sống, đã giảm xuống 0,2% tuy nhiên vẫn nằm dưới mục tiêu 2% của Ngân hàng Nhật Bản.



MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NHẬT BẢN TRONG THÁNG 5

Tác động của Covid-19 cho thấy rõ nguy cơ phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng sản xuất. Nhật Bản triển khai chương trình trị giá 23,5 tỷ Yen (220 triệu USD), được tích hợp vào gói kích thích kinh tế khẩn cấp của Chính phủ Nhật Bản nhằm giúp các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ bằng việc hỗ trợ tài chính để xây dựng các cơ sở sản xuất cũng như những nghiên cứu khả thi tại các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).



TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP TẠI NHẬT BẢN

Ngày 7/4/2020, chính phủ Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh gồm Tokyo, Kanagawa, Saitama, Chiba, Osaka, Hyogo và Fukuoka, nhưng ngày 16/4/2020, tình trạng khẩn cấp được mở rộng ra toàn quốc để ngăn bùng phát ở các địa phương cũng như giảm thiểu việc đi lại của người dân, đặc biệt là trong đợt nghỉ lễ sắp tới kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Tình trạng khẩn cấp sẽ thực thi đến ngày 6/5, nhưng đã xuất hiện lo ngại rằng tình trạng này sẽ có thể kéo dài hơn nữa.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 4 NĂM 2020

Theo khảo sát kinh doanh Tankan hàng quý của Ngân hàng Nhật Bản, niềm tin kinh doanh giữa các nhà sản xuất lớn đã giảm trong Q1/2020 xuống -8 điểm, giảm từ 0 điểm trong Q4/2019 và đánh dấu mức giảm thấp nhất trong gần bảy năm. Cuộc khảo sát được tính bằng cách trừ đi số người được hỏi cho biết điều kiện kinh tế đang được cải thiện so với những người nói rằng nền kinh tế đang xấu đi. Sự suy giảm trong niềm tin kinh doanh giữa các nhà sản xuất lớn trong Q1 là rõ rệt nhất trong số những doanh nghiệp sản xuất đóng tàu (-29 điểm so với -7 điểm trong Q4), kim loại màu (-26 điểm so với -15 điểm), và các sản phẩm dầu mỏ và than (-18 điểm so với -12 điểm). Niềm tin giữa các công ty phi sản xuất lớn đã giảm từ 20 điểm trong Q4/2019 xuống 8 điểm trong Q1.



ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KINH TẾ ỨNG PHÓ VỚI CÚ SỐC COVID-19 Ở NHẬT BẢN

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với cuộc sống người dân Nhật Bản ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tất cả hoạt động kinh tế, xã hội đã được yêu cầu giảm quy mô nhằm hạn chế tối đa tiếp xúc giữa người với người, qua đó giảm thiểu sự lây lan virus Covid-19. Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp do Chính phủ Nhật Bản hạn chế tổ chức các sự kiện và đóng cửa trường học, tâm lý bất an, lo ngại của người dân cũng là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc.



1 ... 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ... 44
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn