GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Văn hoá


BẢO TỒN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ONBASHIRA Ở SUWA – NHẬT BẢN

Suwa có diện tích trải dài 715km2, trong đó, có vài vùng mang tính độc lập, tính khu vực tương đối cao. Lễ hội Onbashira do các tín đồ thuộc khu vực đền thượng của ngôi đền Suwa taisha tổ chức, bao gồm một khu vực trải dài toàn bộ thành phố Chino, một phần của thành phố Suwa, các ngôi làng và thị trấn Fujimi thuộc quần thể Suwa. Phần quan trọng nhất của lễ hội là chuẩn bị 8 cây gỗ lớn để dựng làm cột trụ của gian thờ thần, nên 18 địa khu (làng và thị trấn) sẽ hợp thành 8 bloc để chuẩn bị các cây cột trụ. Các đệ tử của ngôi đền đóng vai trò chính trong việc tổ chức lễ hội, và toàn bộ nguồn nhân lực cần thiết đều huy động ở các bloc như trên. Chính vì vậy các làng được kết hợp với nhau dựa trên việc tính toán, cân đối về số lượng đệ tử.



LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ONBASHIRA Ở SUWA – NHẬT BẢN

Ở khu vực Suwa, phía Bắc Nhật Bản, ngay từ thời cổ đại đã có ngôi đền Suwa taisha như một nơi tập hợp những người dân bản địa có chung tín ngưỡng, và lễ hội Onbashira được tổ chức ở nơi đây cũng có lịch sử trên 1000 năm. Lễ hội Onbashira được tổ chức 7 năm một lần, nên xét trên phương diện thời gian, có thể nói, đây là một sự kiện nằm ngoài các sự kiện trong cuộc sống thường nhật, hay nói cách khác, là một sự kiện đặc biệt trong đời sống cộng đồng. Lễ hội Onbashira vốn được các đệ tử của ngôi đền Suwa taisha đứng ra tổ chức từ xa xưa, trên thực tế, đây chính là sự việc trọng đại trong cuộc sống người dân bản xứ, làm hình thành một cộng đồng văn hóa đặc sắc.



MATSUO BASHO: NHÀ KHAI SÁNG THƠ HAIKU

Basho tên thật là Matsuo Munefusa松尾宗房 (1644-1694), sinh ra trong gia đình võ sĩ cấp thấp tại vùng Ueno Iga nay thuộc tỉnh Mie. Cơ duyên đưa Basho đến với thi ca khi ông đến làm phụ bếp cho gia đình lãnh chúa Todo Ryosei藤堂良精 trong vùng, kết thân với Todo Yoshitada藤堂良忠 (1642-1666), vị con trai của lãnh chúa. Cùng với Yoshitada, Basho theo học nhà thơ lừng danh Kitamura Kigin北村季吟 (1624-1705), người ủng hộ phái Teimon. Năm 18 tuổi, với bút hiệu Sobo宗房 (Tông phòng, là tên Basho đọc theo âm Hán – Nhật), Basho bắt đầu viết những vần thơ đầu tay theo phong cách sáo mòn của phái Teimon.



VÀI NÉT VỀ MỘT SỐ TỔ CHỨC TÔN GIÁO MỚI CỦA NHẬT BẢN Ở KHU VỰC CHÂU MỸ

Sự hiện diện của các tôn giáo mới Nhật Bản ở khu vực Châu Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ và Brasil, rất đông đảo và sôi động. Có thể nói, đời sống tôn giáo Nhật Bản sau năm 1945 dường như đã được tái hiện ở Châu Mỹ. Sự đua nở của tôn giáo mới Nhật Bản sau năm 1945 gần như hiện diện song song ở Nhật Bản và châu lục này. Bên cạnh những tôn giáo mới nổi bật như Soka Gakkai, Tenrikyo, tiếp sau là Seicho-no-Ie, Messianity và P.L.Kyodan, thì Konkokyo cũng tồn tại và phát triển ở Mỹ.



TỔ CHỨC TÔN GIÁO NHẬT BẢN TENRIKYO Ở CHÂU MỸ

Tenrikyo (天理教- Thiên lý giáo) là một tôn giáo độc thần do Nakayama Miki (中山美伎) (1798- 1887) sáng lập. Nakayama Miki là một phụ nữ, với vai trò sáng lập bà còn được gọi là Oyasama (親様) hay giáo tổ của giáo phái này. Theo giáo lí Tenrikyo, Thần Tenri-O-no-Mikoto (天理王命- Thiên lý vương mệnh [1]) đã truyền đạt những ý nguyện thần thánh đến các môn đồ thông qua Giáo chủ Nakayama - người có vai trò Thờ Thần (神のやしろ) và những người lãnh đạo khác của giáo phái. Lý tưởng thực tế của Tenrikyo là truyền bá và phát triển “Cuộc sống vui vẻ” (陽気ぐらし), được thực hiện qua những hoạt động từ thiện, gọi là hinokishin (日の寄進).



TỔ CHỨC TÔN GIÁO MỚI MESSIANITY Ở NHẬT BẢN

Sau Chiến tranh Thế giới II, cùng với sự thay đổi của Luật Pháp nhân Tôn giáo năm 1951 cũng như sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế- xã hội, các tổ chức tôn giáo ở Nhật Bản có điều kiện để hoạt động tự do, ra sức thu hút tín đồ và truyền bá giáo lý của mình, khác hoàn toàn so với thời kỳ trong Chiến tranh bị hạn chế. Các tổ chức tôn giáo mới- vốn bị cấm đoán hoặc quản lý sát sao trong thời kỳ Chiến tranh, giờ đây đua nhau bung nở và thu được những thành công khá đáng kể. Một trong những tổ chức tôn giáo mới tiêu biểu là Messianity (tên đầy đủ Church of World Messianity-Nhà thờ Thế giới Messianity, trong tiếng Nhật là 世界救世教- Thế giới cứu thế giáo), được Mokichi Okada (1882-1955), nguyên là một tín đồ của Omoto-kyo, thành lập tại Tokyo vào những năm đầu 1930, sau đó được truyền bá đến Hawaii vào năm 1953 và Los Angeles vào năm 1954.



THƠ HAIKU VÀ TRÒ CHƠI NHẬT BẢN ĐẦU NĂM MỚI (Phần 2)

Kyoto là nơi quy tụ nhiều lễ hội truyền thống Nhật Bản. Từ thời cổ đại, trò chơi bóng đá “kemari hajime” được lưu truyền vào Nhật Bản. Từ cuối thời kỳ Heian đến đầu thời kỳ Kamakura, trò chơi được thịnh hành tại Nhật như là trò giải trí của giới quý tộc. “Vào thời kỳ Edo, trò chơi kemari hajime được tổ chức vào ngày đầu năm”. Sau đó trò chơi bị ngưng một thời gian cho đến “cuối thời kỳ Minh Trị, kemari hajime được Hội bảo tồn Kemari khôi phục và lưu truyền đến ngày nay.



THƠ HAIKU VÀ TRÒ CHƠI NHẬT BẢN ĐẦU NĂM MỚI (Phần 1)

Thơ haiku, là thể thơ ngắn nhất của Nhật Bản có 17 âm tiết theo ngắt nhịp 5-7-5 âm. Thơ haiku giữ một vị trí rất quan trọng trong truyền thống thơ ca Nhật Bản, là một viên ngọc quý giá và là một phần tài sản tinh thần trong kho tàng văn học Nhật Bản và đang tiếp tục phát triển rộng rãi tại nhiều quốc gia. Về đề tài, thơ haiku là những bài ca nói về sự thay đổi của bốn mùa, của thiên nhiên, thường được biểu hiện qua các từ khóa “quý ngữ” (kigo, 季語) – từ nói về mùa, về thiên nhiên. Trải qua bao nhiêu thăng trầm phát triển, kigo vẫn là một trong những quy luật cơ bản của thơ haiku.



ĐÓNG GÓP CỦA CÔNG NGHIỆP ANIME ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN HIỆN NAY

Anime được coi là một trong những ngành công nghiệp văn hóa xuất khẩu lớn của Nhật Bản, các tác phẩm Anime được phát hành dưới nhiều dạng, như: phát sóng trên ti vi, phát hành tại các phòng vé, internet, điện thoại, đĩa DVD,... chuyển nhượng bản quyền cho sản xuất phim điện ảnh và game. Theo Hiệp hội Anime Nhật Bản (AJA) đã công bố trong “Báo cáo Ngành công nghiệp Anime 2015”, tổng doanh thu thị trường của ngành công nghiệp Anime năm 2014 đạt 1.629,9 tỷ Yên (trong khi đó GDP năm 2014 của Nhật Bản đạt 489,6 nghìn tỷ yên, Việt Nam đạt 18,4 nghìn tỷ yên (184 nghìn tỷ USD). Năm 2016, doanh thu ngành này đạt 2 nghìn 900 tỷ yên (GDP năm 2016 của Nhật Bản là khoảng 528 nghìn tỷ yên, doanh thu từ thị trường ngành công nghiệp Content đạt khoảng 12 nghìn tỷ yên). Đây là ngành công nghiệp được Bộ Công nghiệp và Kinh tế; Bộ Văn hóa, Giáo dục Nhật Bản nhận định là một trong những ngành mũi nhọn của công nghiệp văn hóa hiện nay.



CÁC VẤN ĐỀ VỀ TANG LỄ HIỆN ĐẠI HÓA: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (phần 3)

Ở phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn đọc về thực trạng tổ chức lễ tang ở Nhật Bản - một đất nước mà cùng với sự phát triển kinh tế, tình trạng già hóa dân số, ít trẻ em đang trở thành một vấn nạn.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 20
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn