GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Văn hoá


CÁC VẤN ĐỀ VỀ TANG LỄ HIỆN ĐẠI HÓA: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (phần 2)

Bài viết sẽ khảo sát giai đoạn cuối đời của một con người qua lễ tang của họ, và từ đó sẽ nêu lên: Sự biến chuyển của tang lễ ở Việt Nam qua quan sát của tác giả bài viết; ‚ Tiếp theo, thông qua cuộc điều tra ý thức ở một số quốc gia Đông Á, khảo sát khuynh hướng thay đổi của tang lễ ở các quốc gia châu Á; ƒ Cuối cùng, giới thiệu quá trình hiện đại hóa của tang lễ ở Nhật Bản và những vấn đề đang đặt ra hiện nay.



CÁC VẤN ĐỀ VỀ TANG LỄ HIỆN ĐẠI HÓA: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (phần 1)

Bài viết khảo sát giai đoạn cuối đời của một con người qua lễ tang của họ, và từ đó sẽ nêu lên: Sự biến chuyển của tang lễ ở Việt Nam qua quan sát của tác giả bài viết; ‚ Tiếp theo, thông qua cuộc điều tra ý thức ở một số quốc gia Đông Á, khảo sát khuynh hướng thay đổi của tang lễ ở các quốc gia châu Á; ƒ Cuối cùng, giới thiệu quá trình hiện đại hóa của tang lễ ở Nhật Bản và những vấn đề đang đặt ra hiện nay. Tất cả những vấn đề trên gợi cho chúng ta suy nghĩ về tương lại của xã hội Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra một số vấn đề cần phải tiếp tục suy ngẫm.



KHAI BÚT NĂM MỚI NHẬT BẢN VỚI THƠ HAIKU

Sau thời kỳ Minh Trị Duy Tân, ảnh hưởng phương Tây, vào năm 1873, Nhật Bản chuyển sang đón chào năm mới theo Dương lịch, tức vào ngày 1 tháng 1 hàng năm.  Dù vậy, Tết Năm mới Nhật Bản - được gọi là “Oshogatsu” (お正月) vẫn đậm tính truyền thống với nhiều nghi lễ, phong tục tập quán, đời sống xã hội và được lưu truyền đến ngày nay.



TỔ CHỨC TÔN GIÁO MỚI GIÁO ĐOÀN TỰ DO HOÀN HẢO CỦA NHẬT BẢN

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, đời sống tôn giáo Nhật Bản nhờ vào những điều kiện thuận lợi như Luật Pháp nhân tôn giáo năm 1951 được ban hành và đời sống xã hội thay đổi dưới tác động của nền kinh tế phát triển với tốc độ cao; đã diễn ra hết sức sôi động. Các tổ chức tôn giáo mới bùng nổ như “nấm sau mưa”, trong đó có một số tổ chức thu được thành công rực rỡ, gây được sự chú ý của các học giả nước ngoài, thậm chí có nhiều tài liệu nghiên cứu về sự thành công của các tổ chức này. Trong đó, không thể không kể tới tổ chức tôn giáo mới có tên Church of Perfect Liberty (viết tắt là P.L.Kyodan, thậm chí là P.L, tiếng Nhật làパーフェクトリバティー教団, tức Giáo đoàn Tự do hoàn hảo), được sáng lập năm 1916 bởi cựu Thiền sư (Zen priest) Miki Tokuharu (1871-1938) và con trai, Tokuchika (1900-83), cùng với Kanada Tokumitsu (1863- 1924)- một giáo sĩ Thần đạo- người đã sáng lập tổ chức tôn giáo Tokumitsu-kyo vào năm 1912.



VIỆC DU HỌC NƯỚC NGOÀI CỦA SINH VIÊN NHẬT BẢN HIỆN NAY

Hiện nay, số lượng sinh viên Nhật Bản ra nước ngoài du học ngày một giảm. Trước đây, vào năm 2013, Nội các  Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi số lượng người học tập ở nước ngoài vào năm 2020, nâng số sinh viên du học bậc đại học từ 60.000 lên 120.000 và số học sinh trung học từ 30.000 lên 60.000. Chính phủ muốn tặng lượng sinh viên du học nhiều hơn nữa bởi các công ty Nhật Bản mở rộng hoạt động ở nước ngoài đang nỗ lực tìm kiếm đủ công nhân với khả năng ngôn ngữ và kinh nghiệm quốc tế.



BIỂU TƯỢNG DARUMA (ダルマ達磨)

Từ xưa đến nay, Daruma luôn được xem là một vật biểu tượng cầu may nổi tiếng của Nhật Bản. Biểu tượng này mang dáng hình một con búp bê, nhiều khi còn được gọi là con lật đật Okiagari Koboshi (起き上がり小法師/The little monk who bounces back) , trong đó, “Oki” nghĩa là đứng dậy (get up), còn “agari” nghĩa là vươn lên (arise); ngụ ý muốn nói về sự kiên trì, vượt qua nghịch cảnh để đạt được thành công, hay sự phục hồi nhanh chóng khỏi nỗi khổ hay bệnh tật.



LỄ HỘI GION – TRẢI NGHIỆM NHỮNG LỄ HỘI TRONG LÒNG LỄ HỘI (Phần 2)

Lễ hội Yoiyama náo nhiệt nhất là vào đêm 16/7, đêm ngay trước lễ rước chính. Vài chục con phố nhỏ nơi chứa các cỗ kiệu yama, hoko và hai đại lộ lớn là đại lộ Shijo và Karasuma được chuyển thành phố đi bộ từ 6h tối. Lúc này, cả trăm ngàn khách bộ hành đổ về đây, nên những con phố nhỏ càng thêm ồn ào và đông đúc. Các quầy hàng lưu động bán đồ ăn thức uống và đồ lưu niệm mọc lên khắp các ngõ ngách. Một trong những thú vui của các du khách và người dân phố cổ, ngoài việc leo lên những cỗ kiệu cheo leo để thưởng ngoạn các “viện bảo tàng nghệ thuật di động” nơi đây, là chen chân trong các ngõ nhỏ lùng mua bằng được món đồ lưu niệm vốn chỉ được bán duy nhất vào dịp này, hoặc thưởng thức những món ăn truyền thống vùng Kansai như Bạch tuộc nướng, bán trôi, bánh nếp... Một thú vui khác nữa, đó là ngắm nhìn các cô gái Nhật xinh đẹp trong những bộ Yukata truyền thống với màu sắc sặc sỡ, tươi tắn.



LỄ HỘI GION – TRẢI NGHIỆM NHỮNG LỄ HỘI TRONG LÒNG LỄ HỘI (Phần 1)

Lễ hội Gion được biết đến như một trong những niềm tự hào của người dân cố đô Kyoto - Nhật Bản về bề dày lịch sử (hơn 1.200 năm); về độ dài của những ngày diễn ra lễ hội (lễ hội kéo dài suốt cả tháng 7 dương lịch hàng năm); về sự hào hoa phong nhã thể hiện ở những cỗ kiệu Yama và Hoko được trang hoàng lộng lẫy với những vật phẩm trang trí và đồ tạo tác có lịch sử từ thời Edo - thời đại mà Nhật Bản nổi tiếng với những sản phẩm thủ công truyền thống tinh xảo; và về tính cố kết cộng đồng của người dân phố cổ được bồi đắp qua nhiều thế kỷ, vẫn còn tồn tại đến ngày nay như viên ngọc quý trong lòng một thành phố Kyoto hiện đại.



MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI NHẬT BẢN

Hiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, một Thế giới phẳng đã được tạo ra, vậy thì người Nhật đang làm gì để giữ gìn nền văn hóa - nghệ thuật  truyền thống quý báu của họ (kịch Nô, Kabuki, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống cùng những sản phẩm tinh xảo...), đồng thời hội nhập với văn hóa Thế giới, tạo nên sức cuốn hút mới trong văn hóa. Chúng ta thấy văn hóa đại chúng (pop culture) ở Nhật Bản phát triển mạnh mẽ vào những thập niên 1970-1980 và có ảnh hưởng đến toàn thế giới như manga (truyện tranh), anime (phim hoạt hình), văn hóa ẩm thực, thời trang, các sản phẩm điện tử... của Nhật Bản. Đây cũng có thể coi là một cách tiếp cận mới, một phương thức mới của Nhật Bản trong việc truyền bá những sản phẩm văn hóa của họ ra với thế giới.



BỐN YẾU TỐ THỂ HIỆN TÍNH CỘNG ĐỒNG TRONG LỄ HỘI GION (NHẬT BẢN) VÀ LỄ HỘI HOA LƯ (VIỆT NAM) (Phần 2)

Cứ đến mùa lễ hội Gion (tháng 7 dương lịch), những cư dân phố cổ Yama-Boko (山鉾町衆) lại gắn kết với nhau trong một tổ chức có tên là “Hội phố” (町会) được điều hành bởi Hội phố trưởng (町会長) do họ tự bầu ra. Các phố Yama-Boko liên kết với nhau thành “Hội liên hiệp các phố Yama-Boko lễ hội Gion” (祇園祭山鉾連合会) để cùng bàn bạc cách thức tổ chức lễ hội, phân bổ nguồn kinh phí do họ tự đóng góp, phân công thứ tự rước kiệu trong lễ tuần hành.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 20
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn