GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Chính trị


BẦU CHỦ TỊCH ĐẢNG DÂN CHỦ TỰ DO

Ngày 20 tháng 9 tới đây, cuộc bầu cử chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) sẽ diễn ra. Do LDP đang là đảng lãnh đạo, nên ai giành chức chủ tịch LDP, người đó sẽ là thủ tướng Nhật Bản. Bởi vậy, đây không đơn thuần là bầu cử nội bộ LDP, mà thực tế là cuộc bầu cử quyết định thủ tướng của Nhật Bản.



NHẬT BẢN SẴN SÀNG HỖ TRỢ CHI PHÍ CHO TIẾN TRÌNH PHI HẠT NHÂN HÓA TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định rằng Nhật Bản sẵn sàng tài trợ chi phí cho tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và nhấn mạnh: Tokyo sẽ được hưởng lợi từ việc Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Đồng thời ông Abe cho rằng nên thành lập một quỹ quốc tế để hỗ trợ tài chính cho hoạt động này, cụ thể ông cho biết nên thành lập một tổ chức toàn cầu chuyên trách tập hợp những sự hỗ trợ về mặt tài chính từ cộng đồng quốc tế để thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, và coi đây là một cách thức để thúc đẩy tiến trình này. Tuy nhiên, ông Abe nhấn mạnh quỹ này sẽ không cấp kinh phí trực tiếp cho Triều Tiên.



BIẾN ĐỘNG TRÊN CHÍNH TRƯỜNG NHẬT BẢN

Tỉ lệ ủng hộ nội các Thủ tướng Shinzo Abe liên tục biến động trong thời gian qua cho thấy chính trường Nhật Bản có nhiều bất ổn. Theo thống kê, tháng 12 năm 2017 tỉ lệ ủng hộ nội các thủ tướng Abe đang ở mức tương đối cao là 49%, song bước sang năm 2018 đến nay tỉ lệ này liên tục giảm và xuống mức 38% trong tháng 5. Đồng thời, tỉ lệ không ủng hộ cũng liên tục gia tăng, vượt qua tỉ lệ ủng hộ và lên mức 44% tại thời điểm tháng 5 vừa qua.



NHỮNG DẤU HIỆU TAN BĂNG TRONG QUAN HỆ NHẬT BẢN-TRUNG QUỐC

Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từ ngày 8-11/5 là một sự kiện nổi bật đáng chú ý trong bối cảnh quan hệ Trung-Nhật ảm đảm suốt một thập kỷ qua. Đây là lần đầu tiên Lý Khắc Cường thăm Nhật Bản kể từ khi nhậm chức thủ tướng năm 2013, và đây cũng là chuyến thăm chính thức duy nhất của một thủ tướng Trung Quốc đến Nhật Bản trong vòng 8 năm qua. Mặc dù chuyến thăm của ông Lý Khắc Cường bị lu mờ bởi những diễn biến đầy kịch tính liên quan đến hồ sơ hạt nhân của Iran và Triều Tiên, song đây vẫn là động thái có ý nghĩa nhất của 2 chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc trong những năm gần đây nhằm khôi phục các mối quan hệ song phương.



SỰ THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH ASEAN CỦA NHẬT BẢN

Trước đây, vai trò của Nhật Bản đối với các nước ASEAN chủ yếu mới chỉ dừng lại ở cung cấp viện trợ để hỗ trợ các nước trong khu vực phát triển kinh tế - xã hội. Sang thế kỷ 21, trong hơn một thập kỷ qua, quan hệ đối tác Nhật-ASEAN ngày càng nhấn mạnh đến các khía cạnh chính trị và an ninh bên cạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế-xã hội. Xu hướng này trở nên rõ ràng hơn trong học thuyết Abe đối với Đông Nam Á kể từ khi ông trở lại cầm quyền lần thứ hai đến nay. Điều này đánh dấu sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật kể từ thời sau Chiến tranh thế giới thứ hai vốn chỉ tập trung vào các vấn đề kinh tế và tránh xa quan hệ an ninh chặt chẽ với các nước Đông Nam Á.



XUNG QUANH VỤ BÊ BỐI MUA BÁN ĐẤT CÔNG CHO HỌC VIỆN MORITOMO

Trong năm 2017, chính trường Nhật Bản nổi sóng khi có những cáo buộc cho rằng Thủ tướng Shinzo Abe và vợ liên quan đến bê bối mua bán đất công ở Osaka. Dư luận Nhật Bản cho rằng một mảnh đất ở tỉnh Osaka đã được bán cho đơn vị chủ quản trường tư Moritomo Gakuen vào năm 2016 với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Học viện Moritomo đã lập kế hoạch xây dựng một trường tiểu học mới trên khu đất công. Học viện này chỉ phải trả 1,26 triệu USD để mua, trong khi giá thị trường khoảng 9 triệu USD. Người ta nghi ngờ rằng giá bán có sự ưu đãi vì đơn vị chủ quản trường có mối quan hệ với phu nhân Thủ tướng Shinzo Abe.



LÝ DO THỦ TƯỚNG SHINZO ABE MONG MUỐN HỘI ĐÀM VỚI LÃNH ĐẠO TRIỀU TIÊN

Theo quan điểm của Nhật Bản, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên không chỉ đơn giản là tiềm lực hạt nhân, tên lửa ngày một lớn của Bình Nhưỡng, mà đó còn là việc Kim Jong-un khát khao tột độ chứng tỏ tiềm lực này và gây hại đến an ninh của Nhật Bản. Nhật Bản đã cảm nhận được mức độ từ các cuộc thử nghiệm tên lửa dồn dập của Kim Jong–un trong hơn một năm qua. Trong 11 vụ phóng thử tên lửa thành công năm 2017 của Triều Tiên, có tới 5 vụ rơi xuống vùng biển trong phạm vi 200 hải lý tính từ các đảo của Nhật Bản. Nhật Bản từ lâu luôn lo ngại về chương trình tên lửa của Triều Tiên. Năm 1998, vụ Triều Tiên lần đầu phóng tên lửa tầm trung bay qua lãnh thổ Nhật Bản đã khiến cộng đồng an ninh Nhật Bản giật mình trước khả năng dễ bị tổn thương của nước này.



NHẬT BẢN VỚI OLYMPIC PYEONGCHANG CÓ SỰ THAM DỰ CỦA TRIỀU TIÊN

Ngay trước khi đến Hàn Quốc dự khai mạc Olympic, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã gặp gỡ tại Tokyo và tái khẳng định cần tăng cường sức ép tối đa với Triều Tiên, dù rằng hai bên đều hoan nghênh cuộc đối thoại liên Triều trong bối cảnh Thế vận hội mùa Đông PyeongChang sắp diễn ra. Trước lễ khai mạc Olympic, Thủ tướng Shinzo Abe đã có cuộc gặp với Tổng thống Moon Jae-in. Hai bên tái khẳng định về việc Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ hợp tác chặt chẽ trong vấn đề Triều Tiên.



CHÍNH SÁCH MỚI CỦA HÀN QUỐC VỀ VẤN ĐỀ “PHỤ NỮ MUA VUI” VÀ PHẢN ỨNG CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/1/2018, ba ngày sau khi Hàn Quốc tuyên bố sẽ không rút khỏi hiệp định năm 2015 về vấn đề phụ nữ bị bắt làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bác bỏ “các biện pháp bổ sung” của Hàn Quốc. Đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về việc đưa ra lời xin lỗi chân thành đối với những “phụ nữ mua vui”, ông Abe đã nói với các phóng viên: “Chúng tôi không thể chấp nhận các yêu cầu đơn phương của Hàn Quốc về các biện pháp bổ sung”.



DƯ LUẬN NHẬT BẢN XUNG QUANH ĐÀM PHÁN CẤP CAO LIÊN TRIỀU

Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe thể hiện rõ quan điểm đánh giá cao đàm phán liên Triều nhưng vẫn quyết tâm gây áp lực buộc Triều Tiên phải thay đổi chính sách. Thủ tướng Abe một mặt hoan nghênh việc Bình Nhưỡng nối lại đàm phán nhưng mặt khác ông cho rằng nếu chỉ đàm phán để mà đàm phán thì sẽ không có ý nghĩa gì cả. Đàm phán chỉ có ý nghĩa nếu Bắc Triều Tiên thực hiện từng bước cụ thể tiến tới việc xóa bỏ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa một cách rõ ràng và không thể đảo ngược.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 18
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn