GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

An ninh


CHATGPT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G7

Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/4/2023 Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho biết, chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGPT và các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo văn bản và hình ảnh khác sẽ nằm trong số những chủ đề được thảo luận trong chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay. Trước sự phổ biến của các công cụ, hệ thống AI tiên tiến hiện nay, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định rằng "các quy tắc quốc tế cần phải được thiết lập". Như vậy, lãnh đạo của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới và Liên minh châu Âu (EU) sẽ cùng thảo luận về quy định đối với các AI tiên tiến thế hệ mới như ChatGPT tại Hội nghị G7 Hiroshima vào tháng 5/2023. Chủ đề này dự kiến ​​cũng sẽ được đề cập trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo G7.



VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC /NAM KURIL TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG NGA - UCRAINA

Vấn đề Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril đề cập tới tình trạng tranh chấp lãnh thổ phức tạp và lâu dài giữa Nhật Bản và Nga. Bài viết này đưa ra một cái nhìn tương đối xuyên suốt và toàn diện về vấn đề tranh chấp Lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril. Bên cạnh bối cảnh lịch sử, lập trường chính thức của chính phủ hai nước, lịch sử đàm phán về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, bài viết cũng đề cập đến những diễn biến sau khi cuộc xung đột quân sự Nga – Ucraina diễn ra, đồng thời chỉ ra những tác động của cuộc xung đột quân sự này đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ cũng như tương lai của quan hệ Nhật - Nga.

Từ khóa: Quan hệ Nhật – Nga, Lãnh thổ phương Bắc, Nam Kuril, Tranh chấp lãnh thổ, Xung đột quân sự Nga - Ucraina



NHẬT BẢN VÀ AUSTRALIA KÝ HIỆP ĐỊNH AN NINH - QUỐC PHÒNG

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Australia Scott Morrison đã tiến hành ký hiệp định hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng có tên gọi “Hiệp định Tiếp cận Tương hỗ” (RAA - Reciprocal Access Agreement, tên Tiếng Nhật là 日豪円滑化協定: Hiệp định thuận lợi hóa Nhật - Úc) trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh trực tuyến.



TRIỂN VỌNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ-AN NINH NHẬT-TRUNG THỜI GIAN TỚI

Quan hệ chính trị - an ninh giữa Nhật Bản và Trung Quốc luôn được đánh giá là mối quan hệ tồn tại nhiều vấn đề nhất, tốn nhiều giấy mực nhất và được các học giả nghiên cứu quan tâm nhất. Mối quan hệ này không chỉ tác động đến quan hệ chung của hai nước mà còn tác động đến tình hình an ninh khu vực Đông Bắc Á nói riêng và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Nếu như trước năm 2012, quan hệ hai nước luôn trong tình trạng căng thẳng, “kinh tế nóng, chính trị lạnh” thì sau năm 2012, khi hai quốc gia lớn nhất Châu Á này chứng kiến sự chuyển giao quyền lực với hai lãnh đạo cao nhất là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo thì quan hệ chính trị - an ninh Trung Quốc đã có những chuyển biến đáng kể. Hai nhà lãnh đạo đã có những cuộc tiếp xúc cấp cao, đã có những trao đổi thẳng thắn về nhiều vấn đề hai nước cùng quan tâm, cùng nhau thảo luận để nâng tầm quan hệ chiến lược giữa hai nước. Đặc biệt, thời gian gần đây, trước sự bùng phát mạnh mẽ của Đại dịch Covid-19, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đã có những hành động và bước đi mới để cải thiện quan hệ.



NHẬT BẢN TĂNG CƯỜNG TẬP TRẬN

Cuộc tập trận Keen Sword được tổ chức 2 năm một lần với sự tham gia của hàng chục tàu chiến, hàng trăm máy bay và khoảng 46.0000 binh sĩ, thuỷ thủ và lính hải quân đến từ hai nước, diễn ra từ ngày 26/10 đến ngày 5/11/2020. Năm nay là năm đầu tiên cuộc diễn tập triển khai bao gồm các hoạt động đào tạo chiến tranh điện tử và chiến tranh mạng. Tàu Kaga, tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản (dài 248 mét), tham gia diễn tập cùng đội tàu sân bay USS Ronald Reagan và các tàu chiến hộ tống của Mỹ. Trước đó, tàu Kaga vừa thực hiện các chuyến tuần tra trên Biển Đông và Ấn Độ Dương. Con tàu dự kiến được nâng cấp vào năm sau để chở máy bay chiến đấu tàng hình F-35.



HỢP TÁC QUỐC PHÒNG NHẬT BẢN - ASEAN

Trong bối cảnh môi trường chiến lược khu vực châu Á-Thái Bình Dương có sự thay đổi đáng kể, Nhật Bản cho rằng không một quốc gia nào có thể tự mình duy trì hòa bình, ổn định hay giải quyết có hiệu quả các thách thức đặt ra, vì thế nước này ngày càng coi trọng việc phối hợp và hợp tác với các đối tác, đồng minh; sẵn sàng tham gia các biện pháp an ninh tập thể và gìn giữ hòa bình quốc tế (PKO) để bảo đảm hòa bình, ổn định.



MẶT TRÁI CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐỐI VỚI AN NINH TÂM LÝ QUỐC TẾ TẠI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á

Trí tuệ nhân tạo (AI) là hạt nhân quan trọng nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. AI đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực xã hội và mang lại những hiệu quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, khi công cụ này sử dụng với mục đích xấu thì chúng sẽ trở thành một vũ khí nguy hiểm, và đã được dự báo còn nguy hiểm hơn cả vũ khí thông thường. Trong những năm trở lại đây, vấn đề an ninh tâm lý quốc tế (IPS – International Psychology Security) rất đang được quan tâm do sự bùng nổ của thông tin, cũng như sự xuất hiện ngày càng nhiều những thông tin không được xác thực. Những tác động thông tin tâm lý có chủ ý này đang ngày càng ảnh hưởng đến hệ thống quan hệ quốc tế.



NHẬT BẢN HƯỚNG TỚI ẤN ĐỘ - THÁI BÌNH DƯƠNG TỰ DO VÀ RỘNG MỞ

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương về xuất phát điểm được coi là chiến lược căn bản đối trọng với Trung Quốc. Trung Quốc gia tăng sức mạnh trên Ấn Độ-Thái Bình Dương, do đó cần thúc đẩy chiến lược đối trọng với Trung Quốc trên quan điểm tổng hợp, có biện pháp toàn diện thông qua Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) cũng như Hội nghị thượng đỉnh châu Á (EAS), với trọng tâm không chỉ là Biển Đông mà cả tự do hàng hải, thương mại, công nghệ cao, năng lượng, cơ sở hạ tầng và vấn đề Đài Loan. Tự do hàng hải, hòa bình và ổn định tại Ấn Độ-Thái Bình Dương không tách rời với hòa bình, ổn định khu vực.



NHẬT BẢN PHÁI CỬ LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ ĐẾN TRUNG ĐÔNG

Ngày 2/2/2020, tàu khu trục Takanami của Lực lượng Phòng vệ trên Biển Nhật Bản chính thức khởi hành từ căn cứ Yokosuka, phía Nam Tokyo, đi Trung Đông để tiến hành các hoạt động nghiên cứu khảo sát. Đây là bước triển khai tiếp theo việc điều động máy bay tuần tra PC3 trong tháng 1, nằm trong kế hoạch đã được Nội các Nhật Bản quyết định vào cuối năm 2019 trước những diễn biễn phức tạp ở Trung Đông. Lần gần nhất Nhật Bản cử tàu hộ vệ ra nước ngoài là vào năm 2009, với nhiệm vụ chống cướp biển tại vịnh Somali. Đây là lần đầu tiên tàu của lực lượng này lên đường làm nhiệm vụ quốc tế kéo dài hơn 1 năm. Thủ tướng Abe Shinzo đích thân tham dự lễ tiễn tàu và khẳng định đây là nhiệm vụ có ý nghĩa vô cùng to lớn liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân Nhật Bản, vì khoảng 90% dầu thô Nhật Bản sử dụng được chuyên chở qua khu vực phía Bắc của Biển Ả-rập và Vịnh Oman. Theo kế hoạch, tàu khu trục Nhật Bản hoạt động độc lập với Mỹ và không đi vào eo biển Hormuz hay Vịnh Persian.



QUAN HỆ CHIẾN LƯỢC NHẬT BẢN–PHÁP VÀ KHU VỰC ẤN ĐỘ - THÁI BÌNH DƯƠNG

Năm 2019 có thể coi là năm quan hệ Nhật-Pháp, bắt đầu bằng Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao-Quốc phòng (2+2) diễn ra tại thành phố Brest, miền Tây–Bắc Pháp. Lãnh đạo hai nước đã có chuyến viếng thăm lẫn nhau cùng tăng cường quan hệ song phương và nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ phòng thủ hàng hải tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cũng trong năm này, Nhật Bản lần đầu tiên chủ trì Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, trong khi Pháp chủ trì Hội nghị thượng đỉnh G7 tại thành phố Biarritz, miền Tây Nam nước Pháp. Đối với cả hai nước, đây là cơ hội để khẳng định tầm ảnh hưởng và vai trò toàn cầu trên trường quốc tế.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 15
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn