GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Văn hoá


CHỮ HÁN “KIM” ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ CHỮ HÁN NĂM 2024 CỦA NHẬT BẢN

Ngày 12/12, Hiệp hội Kiểm tra năng lực chữ Hán (Kanji) của Nhật Bản đã chính thức công bố chữ Hán của năm 2024 là "Kim" (金). Đây là lần thứ năm trong tổng số 30 lần, chữ "Kim" được bình chọn là chữ Hán của năm, những năm trước đó là năm 2000, 2012, 2016 và 2021. Có thể nói, chữ Kim chiếm số lượng nhiều nhất trong số các chữ Hán được bình chọn qua các năm.



GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN - VỀ "ĐẤT NƯỚC BA TƯ" TRONG "UTSUHO MONOGATARI" (PHẦN III)

Tuy nhiên, vấn đề này không đơn giản. Về các “giả thuyết” mà Higashino đã đề cập ở trên, nghiên cứu tiếp theo của của Takayuki Tanaka trong cuốn “Utsuho Monogatari'' - Toshikage's Journey from Hasi Province'' (Tanaka, “Văn học cổ đại Nhật Bản và Đông Á”, Nhà xuất bản Bensei, tái bản năm 2004, xuất bản lần đầu năm 1999) đã trình bày chi tiết và đưa ra kết luận đáng chú ý. Tanaka đã xem xét "nước Ba Tư" trong “Utsuho Monogatari” với các giả thuyết như thuyết Persia, thuyết trong hệ thống Văn học cổ điển Nhật Bản, cũng có thể xem xét nơi đây là “một phần của Sumatra nằm bên eo biển Malacca”. (Motohiro Noguchi hiệu đính, NXB Meiji Shoin, xuất bản lần đầu năm 1969). Ngoài ra, về phương diện lịch sử phương Đông, Masuda Katsumi trong bài viết “Ba giai đoạn phát triển của Monogatari: Từ ý tưởng đến khái niệm: Vị trí của đất nước Ba Tư” (Văn học Nhật Bản, tháng 10 năm 1966), đã trích dẫn quan điểm của Takakuwa Komakichi trong tác phẩm “Vị trí của đất nước Ba Tư trong Goudansho''. Theo đó, ngôn ngữ của nước Ba Tư trong “Goudansho” được cho là tiếng Indonesia (Mã Lai) nên nước Ba Tư trong “Utsuho” cũng được suy đoán nằm trong khu vực Đông Nam Á. Masuda cũng trích dẫn lý thuyết của Haruyuki Higashino và khẳng định rằng “Ba Tư chỉ nên giới hạn ở trong Đông Nam Á”.



GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN - VỀ "ĐẤT NƯỚC BA TƯ" TRONG "UTSUHO MONOGATARI" (PHẦN II)

Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh các chuyến viếng thăm của các tăng sư như Phật Triết. Tại đây có câu chuyện lịch sử thú vị liên quan đến các sứ thần tiêu biểu trong số đó là Abe no Nakamaro. Vào năm Yoro đầu tiên (717), Abe Nakamaro (701 (698) - 770), cùng với Kibi Makibi (693 - 775) và Genho, cùng sứ thần sang Trung Quốc thời Đường với tư cách khiển đường lưu học sinh. Ông thi đỗ trong một kỳ thi khoa cử của Thái Học, được bổ nhiệm chức quan và được trọng dụng dưới thời Đường Huyền Tông. Sau nhiều năm, vào năm Thiên Bình Thắng Bảo thứ 5 (753), ông cùng với những người khác như Fujiwara no Kiyokawa, Ganjin… lên đường quay trở lại Nhật Bản, nhưng con tàu đầu tiên chở Kiyokawa và Nakamaro đã bị cuốn trôi đến vùng đất An Nam (Việt Nam).



GÓC NHÌN MỚI VỀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC CỔ NHẬT BẢN DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA KỶ NGUYÊN 50 NĂM QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN - VỀ "ĐẤT NƯỚC BA TƯ" TRONG "UTSUHO MONOGATARI" (PHẦN I)

Cách thời điểm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam đúng 10 năm, vào mùa hè (từ ngày 7/7 đến 22/9) năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản và Việt Nam, bộ phim truyền hình Nhật Bản mang tên “Hanzawa Naoki” khi được phát sóng đã đạt kỷ lục rating người xem (trên kênh TBS “Sunday Theater”). Thành công của bộ phim này với sự xuất hiện của Việt Nam cho đến nay vẫn được nhắc đến. Nội dung phim xoay quanh nhân vật phản diện là Higashida Mitsuru, giám đốc Công ty Thép Nishi-Osaka. Nhằm mục đích xoay chuyển tình hình kinh doanh của công ty, nhân vật này đã lên kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam và ASEAN, nơi đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Có lẽ không nhiều người nhận ra và nhớ lại chi tiết này.



TÌM HIỂU VỀ NGHỆ THUẬT LÀM THỨC ĂN GIẢ TẠI NHẬT BẢN

Nghệ thuật làm thức ăn giả bằng nhựa tại Nhật Bản có tên gọi là Sampuru (食品サンプル). Tồn tại suốt gần 100 năm, việc sử dụng mô hình đồ ăn giả như một cách quảng cáo gắn liền với mọi nhà hàng tại Nhật Bản. Những mô hình này là bản sao hoàn hảo được làm bằng nhựa của những món ăn mà nhà hàng hay siêu thị đó bày bán. Những bản sao đồ ăn này giống với đồ ăn thật đến từng chi tiết, thậm chí nó còn có phần ngon mắt hơn cả đồ thật, thường được trưng bày để khách hàng có thể xem nhanh những gì có trong thực đơn của đầu bếp trước khi bước vào quán ăn.



SHOUNEN MANGA- THỂ LOẠI TRUYỆN TRANH ĐẶC SẮC CỦA NHẬT BẢN

Manga có các thể loại phong phú  như: Shounen (truyện tranh cho thiếu niên), Shoujo (dành cho thiếu nữ), Josei (dành cho nữ giới nói chung), Kodomo (dành cho trẻ em), Seinen (dành cho người lớn, thanh niên), Fantasy (giả tưởng), Adventure (mạo hiểm)…



THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ở NHẬT BẢN

Sau khi sửa đổi Đạo luật Cơ bản về Giáo dục, chính phủ Nhật Bản đã thiết lập Kế hoạch Cơ bản về Xúc tiến Giáo dục dựa trên Đạo luật nói trên và triển khai các hoạt động bằng các biện pháp định vị nhằm hiện thực hóa các mục tiêu và triết lý giáo dục một cách toàn diện và có hệ thống.



TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI NHẬT BẢN QUA CHỮ HÁN ĐƯỢC CHỌN CỦA NĂM 2022 VÀ NĂM 2023

Như chúng ta đã biết, ở Nhật Bản, việc bình chọn một chữ Hán tiêu biểu mô tả tình hình và xu hướng nổi bật của một năm, là công việc quen thuộc với khá nhiều người. Bắt đầu từ năm 1995, Hiệp hội Đánh giá Năng lực chữ Hán của Nhật Bản đã mở cuộc bình chọn chữ Hán tiêu biểu của năm, thời gian bình chọn từ 1/11 tới 5/12 hàng năm.



GIAO LƯU VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM- NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 TỚI NAY

Từ thập niên 1990, các chương trình dự án thúc đẩy quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục thực hiện hàng năm với qui mô ngày càng lớn. Năm 1993, dự án về trang thiết bị cho làm phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1995, dự án trị giá 45,1 triệu Yên về mua sắm trang thiết bị giảng dạy tiếng Nhật cho Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1995, Nhật Bản đã thỏa thuận viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam tổng cộng 10,5 tỷ Yên, trong đó một phần không nhỏ được dành cho các hoạt động văn hóa.



GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - NHẬT BẢN TỪ THẬP NIÊN 1990 TỚI NAY

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có mối quan hệ lịch sử lâu đời. Từ cuối thế kỷ 16, các nhà buôn Nhật đã đến Việt Nam giao thương, buôn bán. Ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, khởi đầu cho một kỷ nguyên hợp tác phát triển có lợi cho cả 2 bên về nhiều mặt. Với quyết tâm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, tháng 4-2009, hai nước chính thức nâng quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 20
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn