GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

An ninh


TĂNG CƯỜNG LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ KHỞI ĐẦU CHO QUAN HỆ ĐỒNG MINH NHẬT – MỸ MỚI

Cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Abe và Tổng thống Donal Trump tại Washington và chuyến thăm Nhật Bản trước đó của Bộ trưởng Quốc phòng Mattis đã xóa bỏ những lo lắng đang lan rộng tại Nhật Bản. Một điểm nhận thấy rõ là trước đây chủ trương của ông Trum coi nhẹ vấn đề an ninh, khác với quan điểm của ông Mattis. Ông Mattis vốn là một quân nhân đầy kinh nghiệm thực chiến, hiểu rõ vấn đề nên Bộ phòng vệ Nhật Bản đánh giá cao. Trong quan hệ đồng minh Nhật Bản, ông Trump coi nhẹ nhưng ông Mattis rất coi trọng. Qua hội nghị thượng vừa qua, có thể nhận định ông Trump đã chú ý lắng nghe những ý kiến của chuyên gia về an ninh như ông Mattis.



XOAY QUANH CHUYẾN THĂM NHẬT BẢN CỦA BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG MỸ JAMES MATTIS

Trong chuyến thăm tới châu Á trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, ông Mattis công khai tuyên bố một cách rõ ràng ở Tokyo rằng chính quyền Donal Trump sẽ giữ quan điểm của Mỹ trước đây là Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật tiếp tục được áp dụng vào việc bảo vệ quyền của Nhật Bản quản lý quần đảo Senkaku.



BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG MỸ JAMES MATTIS THĂM NHẬT BẢN

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis đã chọn Hàn Quốc và Nhật Bản là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donal Trump chỉ mới vừa bắt đầu và nhiều vị trí quan trọng, kể cả chức Vụ trưởng Vụ Châu Á của Bộ Quốc phòng cũng chưa được quyết định. Ngay sau khi nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng, việc ông nhanh chóng đi thăm Nhật Bản là một ngoại lệ.



ĐỘNG THÁI CỦA MỸ VÀ NHẬT BẢN TẠI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á TRƯỚC SỰ TRỖI DẬY VỀ QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC (phần 2)

Đối với Nhật Bản, sự trỗi dậy mạnh mẽ về quân sự của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc không chỉ là một thách thức về mặt cạnh tranh ảnh hưởng trong trật tự thế giới đa cực đang được định hình mà còn là một thách thức an ninh không nhỏ đối với nước này. Nhật Bản đang nỗ lực trở thành “một quốc gia bình thường”, có đầy đủ thế và lực trên tất cả các phương diện trong đó có quốc phòng, an ninh. Năm 2007, Nhật Bản nâng cấp Cục phòng vệ lên thành Bộ Quốc phòng, thành lập một lực lượng quân sự đặc biệt với tên gọi “Lực lượng sẵn sàng chiến đấu” với khả năng tác chiến cao nhằm đối phó với các “mối đe dọa mới” và đóng vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế cũng như các hoạt động vì hòa bình”.



ĐỘNG THÁI CỦA MỸ VÀ NHẬT BẢN TẠI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á TRƯỚC SỰ TRỖI DẬY VỀ QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC (phần 1)

Đông Bắc Á là khu vực tập hợp những nền kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Mặc dù sự phát triển về kinh tế của khu vực Đông Bắc[1]*Á giai đoạn hiện nay không còn sôi động như giai đoạn trước, nhường chỗ cho các thực thể mới ngoài khu vực như ASEAN, Brazil, Ấn Độ…nhưng thực tế ở khu vực này vẫn còn một thực thể không ngừng phát triển và ngày càng chứng tỏ sức mạnh vượt trội của mình trên tất cả các bình diện: đó là Trung Quốc. Chỉ riêng Trung Quốc với diện tích, dân số và quy mô kinh tế của mình đã đủ sức mạnh để trở thành một đối thủ tiềm năng, thách thức bất kỳ quốc gia, khu vực nào ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.





NHẬT BẢN VÀ INDONESIA NHẤT TRÍ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC PHÒNG

Ngày 15/1/2017, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Indonesia Joko "Jokowi" Widodo đã có cuộc gặp cấp cao tại Jakarta, khẳng định sự phối hợp về an ninh hàng hải trong bối cảnh căng thẳng do Trung Quốc gia tăng lực lượng quân sự của tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Thủ tướng Abe cho biết ông và ông Jokowi "trao đổi quan điểm về sự phát triển của tình hình khu vực, bao gồm vấn đề đang là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế và có ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực là vấn đề Biển Đông”.



CHỦ TRƯƠNG VÙNG BIỂN MỞ VÀ TỰ DO QUA CHUYẾN THĂM CÁC NƯỚC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA THỦ TƯỚNG ABE

Từ ngày 12 đến 17 tháng 1 năm 2017, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có chuyến công du 4 nước châu Á Philippines, Australia, Indonexia và Việt Nam. Đây là các quốc gia tiếp giáp vùng biển trong khu vực, trong đó Philippines và Australia là đồng minh của Mỹ. Philippines đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2017, giữ vai trò quan trọng trong việc ra tuyên bố chung và tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Trong bối cảnh Campuchia có xu hướng ngả về Trung Quốc, việc đảm bảo hợp tác với nước chủ trì có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Indonexia giữ vai trò quan trọng trong ASEAN và Việt Nam sẽ là nước đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 2017.



NHẬT BẢN TĂNG CƯỜNG GIÚP CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á BẢO VỆ HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH TẠI BIỂN ĐÔNG

Ngày 7/1,  Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) đã lên kế hoạch thành lập một tổ chức chuyên giúp các nước Đông Nam Á tăng cường năng lực bảo đảm an ninh biển, đáp ứng với sự leo thang ngày càng tăng từ phía Trung Quốc trên Biển Đông. JCG muốn xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với các đối tác trong khu vực như một phần nỗ lực của Nhật Bản nhằm duy trì luật pháp trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, nơi Trung Quốc và các quốc gia láng giềng có tranh chấp chủ quyền. Ngoài các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, vấn đề đặt ra cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia Đông Nam Á còn phải đối mặt với những nhu cầu ngày càng cấp thiết như cần tăng cường năng lực để đối phó với các thiên tai và nạn cướp biển.



NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG NHẬT BẢN NĂM 2017 TĂNG LÊN 5,12 NGHÌN TỈ YÊN

Ngày 22/12, chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách tài khóa năm 2017 cao nhất từ trước đến nay lên 97,45 nghìn tỉ yên. Trong đó, 32,47 nghìn tỷ yên (khoảng 1/3 ngân sách) dành cho chi tiêu phúc lợi xã hội. Đáng chú ý là chi phí dành cho quốc phòng lên 5,12 nghìn tỷ yên (43,6 tỷ USD), cao nhất từ trước đến nay. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Nhật Bản tăng chi phí quốc phòng.



HIỆP ĐỊNH THÔNG TIN TÌNH BÁO VÀ AN NINH NHẬT BẢN - HÀN QUỐC

Ngày 23 tháng 11 năm 2016, Hiệp định Thông tin Tình báo và An ninh chung (GSOMIA) giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã được ký kết. Đại sứ Nhật Bản Nagamine Yasumasa và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo ký Hiệp định này tại Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Việc ký kết hiệp định này có thể giúp Nhật Bản và Hàn Quốc chia sẻ trực tiếp thông tin tình báo quân sự, trong đó có vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên mà không cần trung chuyển qua Mỹ. Các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin hiệp định đã đưa ra qui định nghiêm nghặt đối với cấp bảo mật của thông tin tình báo được chia sẻ. Tất cả thông tin tình báo mà Hàn Quốc cung cấp cho Nhật Bản sẽ được chỉ định là “mật” không được cung cấp cho bên thứ ba.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 15
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn