GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Xã hội


YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LY HÔN Ở NHẬT BẢN

Ở tất cả các quốc gia, vấn đề ly hôn là một quá trình chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố xã hội. Song có thể nhận thấy thực trạng ly hôn của các cặp vợ chồng Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố kinh tế, gắn liền với từng giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật Bản. Bên cạnh đó, ly hôn  liên quan chặt chẽ đến biến đổi văn hóa, xã hội, chủ nghĩa cá nhân,… Tùy theo đặc trưng cá nhân như giới tính nam hay nữ, tuổi tác, giàu nghèo mà có tác động khác nhau.



LY HÔN TRONG XÃ HỘI NHẬT BẢN

Trước chiến tranh Thế giới thứ hai, tỉ lệ kết hôn khoảng 0,8%. Sau đó tỉ lệ có sự biến đổi tăng giảm do nhiều nguyên nhân, nhưng ngay trước chiến tranh tăng và trong khi chiến tranh xảy ra tỉ lệ giảm, có thể người dân cảm thấy sự nguy hiểm của chiến tranh nên có mong muốn kết hôn trước. Năm 1947, tỉ lệ kết hôn đạt mức cao nhất lên 1,20%, thời điểm bùng nổ kết hôn sau chiến tranh. Tỉ lệ kết hôn cao sinh ra thế hệ gọi là “Dankai” - thế hệ sinh ra trong cuộc bùng nổ dân số lần thứ nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai, tức là năm Showa 23-27 (1948-1952), và vì vậy dẫn đến hiện tượng bùng nổ hôn nhân và trẻ con lần thứ 2 (tỉ lệ kết hôn cao khoảng năm 1970).



NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NHẬT BẢN CÓ THỂ ĐƯỢC TĂNG 1% LƯƠNG TRONG NĂM 2018

Đầu năm 2017, chính phủ Nhật Bản đã ra quyết định tăng mức lương tối thiểu cho người lao động từ 789 lên thành 823 yên/giờ. Tuy nhiên dựa vào những kiến nghị và Hội đồng lương từ các địa phương điều chỉnh, tính đến ngày 17/8/2017, mức lương trung bình của cả nước đã được tiếp tục tăng lên đến 848 yên/giờ, tức là tăng 25 yên/giờ  so với mức lương cũ. Kể từ khi Nhật Bản bắt đầu chuyển từ tính mức lương theo giờ thay vì đánh giá mức lương hàng ngày của người lao động từ năm 2002 đến nay, đây là lần tăng cao nhất. Điều này đã đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong mức lương tối thiểu của người lao động Nhật Bản.



DƯ LUẬN XÃ HỘI NHẬT BẢN SAU BẦU CỬ HẠ VIỆN 2017

Sau cuộc bầu cử Hạ viện ngày 22/10, đài NHK đã tiến hành điều tra dư luận xã hội tìm hiểu tâm tư của người dân Nhật Bản. Trước hết, tỉ lệ ủng hộ Nội các thủ tướng Abe đã có sự thay đổi. Tỉ lệ ủng hộ đã cao hơn tỉ lệ không ủng hộ. So với lần điều tra trước ngày bầu cử 1 tuần, sự ủng hộ nội các thủ tướng Abe tăng 7 điểm lên 46%, tỉ lệ không ủng hộ giảm 7 điểm xuống 35%. Ba tuần liên tục trước ngày bầu cử, tỉ lệ không ủng hộ cao hơn tỉ lệ ủng hộ, song nhờ kết quả bầu cử đã làm đảo ngược chiều hướng này.



NHẬT BẢN NGĂN CHẶN LẠM DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

Nhằm đảm bảo thu hút nguồn lực lao động đến từ các quốc gia khác, Nhật Bản đã ban bố đạo luật mạnh mẽ hơn nhằm ngăn chặn sự lạm dụng của nhà tuyển dụng đối với nhóm thực tập sinh nước ngoài. Thực tế đã có rất nhiều những lời chỉ trích về việc một số nhà tuyển dụng đã lạm dụng chương trình này như một cách để có được nguồn lao động rẻ. Một quan chức thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết, các quy định sửa đổi nhằm mục đích dập tắt và ngăn ngừa vấn đề vi phạm quyền người học nghề của người sử dụng lao động Nhật Bản và các cơ quan trung gian ở nước ngoài.



THỰC TẾ VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN NGHỈ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NAM GIỚI KHI CÓ CON Ở NHẬT BẢN

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho hay, nhiều nam giới Nhật Bản chấp nhận việc nghỉ phép khi có con nhưng trên thực tế họ đã không thực hiện quyền này, bởi họ "sai lầm khi tin là những nam giới khác nghĩ rằng việc nghỉ chế độ khi sinh con là điều không thuận lợi”. Họ cho biết một phần lý do khiến tỷ lệ nam giới Nhật Bản chấp nhận chế độ này ở mức thấp (3% trong năm 2016) có thể được lý giải bằng một tình huống tâm lý được gọi là "sự vô tri đa nguyên", trong đó một chuẩn mực bị cá nhân từ chối nhưng được tuân theo do niềm tin sai lầm rằng nó được chấp nhận bởi đa số trong nhóm.



VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN QUẬN SHIBUYA TRONG CÔNG CUỘC HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI

Shibuya là một quận có 217.000 người ở thủ đô Tokyo, nổi tiếng thời thượng về tính tự do và bình đẳng. Quận trưởng Toshitake Kuwahara trước đó nói với các phóng viên rằng động thái này là phù hợp với “tính cách” của quận. Quận trưởng cho rằng: “Mục đích là để nhận ra một xã hội nơi mọi người có thể sống trong hy vọng”. Sự thay đổi này nhận được sự ủng hộ từ đa số người dân trong quận và trên cả nước.



VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NHẬT BẢN: TÌM HIỂU TRƯỜNG HỢP VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ KYOTO

Hệ thống chính quyền địa phương ở Nhật Bản bao gồm hai cấp: các tỉnh và các thành phố trực thuộc các tỉnh. Các tỉnh và đô thị là các đơn vị công cộng địa phương có địa vị bình đẳng và hợp tác trong chính quyền địa phương theo phần chia sẻ nhiệm vụ của họ. Nhật Bản bao gồm 47 tỉnh được phân chia theo 4 dạng là To (都), Dou (道), Fu (府), Ken (県). Việc phân chia này đã tạo thành cấp độ thẩm quyền và phân cấp hành chính đầu tiên của Nhật Bản. Trong đó bao gồm 1 To (東京都), 1 Do (北海道), 2 Fu (大阪府、京都府) và 43 Ken. Theo Luật về quyền tự trị địa phương hiện hành, mỗi tỉnh được chia thành các thành phố (市) và quận huyện (郡), mỗi quận lại có các thị trấn (町) và làng mạc (村). Tính đến tháng 10 năm 2011, Nhật Bản có tổng cộng 786 thành phố, 752 thị trấn và 184 làng.



MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở NHẬT BẢN HIỆN NAY

Từ năm 1992, số người vào tuổi gia nhập đại học ở Nhật, lấy một tượng trưng là nhân khẩu 18 tuổi, lên xuống giữa 1,6 ~2,0 triệu người trong ba thập niên 1960-90 rồi bắt đầu chỉ khuynh hướng thuyên giảm rõ rệt. So với tổng dân số ở tuổi vào học đại học, số sinh viên được nhận vào các trường đại học mỗi năm tăng rất nhanh, từ 163 ngàn trong năm 1960 đến 600 ngàn trong năm 2000. Nhưng từ khoảng cuối thập niên 1990, tốc độ gia tăng số người vào đại học xuống nhanh khiến tổng số chỉ đạt đến 608 ngàn trong năm 2008. Một điểm cần chú ý ở đây là, mặc dầu số người nhập học không gia tăng, số trường đại học thiết lập trong nước vẫn tiếp tuc gia tăng nhanh từ 649 trường trong năm 2000 đến 765 trường trong năm 2008. Những con số thống kê đề cập ở đây chứng tỏ một đăc điểm thường được đề cập trong các thảo luận về quá trình tiến triển của nền giáo dục bậc đại học Nhật từ sau Đại Chiến Thứ Hai, đó là: quá trình đại chúng hoá giáo dục và khác biệt giữa hai thời kỳ trước và sau năm 2000.



Ý THỨC GIỚI TRẺ NHẬT BẢN VỀ HÒA BÌNH

Từ ngày 21 tháng 6 đến 25 tháng 7 năm 2017, Đài NHK đã tiến hành điều tra suy nghĩ về hòa bình của 1200 thanh niên lứa tuổi 18-19. 42% tương đương 503 người đã trả lời. Để làm cơ sở so sánh trong một số quan điểm, cuộc điều tra 1200 đối tượng từ 20 tuổi trở lên cũng được tiến hành đồng thời. 56,9% tương đương 683 người đã trả lời.



1 ... 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ... 31
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn