GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Xã hội


ĐIỀU TRA VỀ DÂN SỐ VÀ GIA ĐÌNH NHẬT BẢN

Dân số Nhật Bản thời điểm ngày 1/10/2016 (tính cả người nước ngoài) là 126.933.000 người, giảm 162.000 người so với năm 2015. Đây là năm thứ 8 liên tiếp dân số Nhật Bản giảm, và giảm 1.100.000 người so với năm 2008  khi dân số Nhật Bản đạt ngưỡng cao nhất. Nếu chỉ tính riêng người Nhật Bản, con số là 125.020.000 người, giảm 0,24% so với năm 2015. Mức giảm dân số tự nhiên (sự chênh lệch giữa số trẻ sinh ra và số người chết) đạt mức cao nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1950 là 286.000 người. Giảm dân số tự nhiên diễn ra 10 năm liên tục kể từ năm 2007.



CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỘI NHẬP XÃ HỘI CHO NHÓM NGƯỜI LAO ĐỘNG GỐC NHẬT TẠI NHẬT BẢN

Lực lượng người lao động gốc Nhật là một bộ phận trong lực lượng lao động của Nhật Bản hiện nay. Đây là nhóm người lao động nước ngoài nhưng được tạo điều kiện để có thể làm việc tại Nhật Bản hiện nay. Song, ở đất nước Nhật Bản có nền văn hóa đặc trưng riêng biệt, họ gặp phải nhiều khó khăn trong tiến trình hội nhập xã hội mà điển hình là khó khăn ngôn ngữ, trẻ em không đến trường và công việc thiếu ổn định. Trước thực tế này, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra các chính sách nhằm hỗ trợ cho nhóm người lao động gốc Nhật hội nhập xã hội.



GIÀ HÓA DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CHUYÊN MÔN CAO TẠI NHẬT BẢN

Theo Bộ tư pháp Nhật Bản, thời điểm cuối năm 2016, số lượng người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản là 2.382.822 người, tăng 6,7% so với năm trước đó, nhiều nhất từ trước đến nay. Thời điểm ngày 1/1 năm 2017, số người lưu trú bất hợp pháp tăng liên tục trong 3 năm lên 65.270 người, tăng 3,9% so với năm trước đó. Trong đó, số người Việt Nam gia tăng nhanh nhất.

Người nước ngoài lưu trú tại Nhật Bản là những người vĩnh trú hoặc làm việc hay học tập trung hạn và dài hạn. Xét theo quốc tịch, có 695.522 người Trung Quốc, 453.096 người Hàn Quốc, 243.662 người Philippines. Tiếp đó là người Việt Nam tăng đột biến 36,1% lên 199.990 người.



MÌ UDON: MINH CHỨNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC ĐỊA PHƯƠNG Ở NHẬT BẢN

Du lịch và ẩm thực là hai lĩnh vực song hành và cộng sinh cho nhau. Trải nghiệm ẩm thực của du khách ở nhiều dạng thức khác nhau, song đều góp phần giúp họ hình thành những ấn tượng mạnh mẽ nhất về văn hóa bản địa. Quá trình sống và tham gia vào các hoạt động du lịch của du khách đều không thể bỏ qua việc hưởng thụ các sản phẩm ẩm thực. Du lịch ẩm thực ở Nhật Bản cũng vậy, du khách tận hưởng không gian văn hóa Nhật Bản và trải nghiệm từng ngày với món ăn Nhật Bản, điều đó giúp họ có được những hình dung cụ thể hơn về văn hóa địa phương. Đối với Nhật Bản, là một đất nước có núi non, sông suối, biển cả, đồng bằng phong phú  nên sự khác biệt trong phong tục tập quán ăn uống ở mỗi nơi lại có những đặc trưng thú vị. Nhật Bản cũng là một đất nước có những món ăn địa phương nổi tiếng được du khách thế giới biết đến như: Sushi ở Tokyo, Takoyaki ở Osaka, hay Ishikari Nabe ở Hokaido. Trong bài viết này, tác giả dẫn chứng việc làm thế nào mà Nhật Bản đã thành công trong việc phát triển thương hiệu đặc sản địa phương của mình, đặc biệt là trong sản phẩm mì Udon.



ĐIỀU TRA VỀ LƯU HỌC SINH TẠI NHẬT BẢN

Trong vài thập kỷ trở lại đây, số lượng lưu học sinh tại Nhật Bản gia tăng liên tục. Năm 1983 mới chỉ có 10.000 lưu học sinh, nhưng đến năm 2015 có 208.379 lưu học sinh tại Nhật Bản. Đó là kết quả của chính sách thu hút lưu học sinh của Chính phủ Nhật Bản.



ĐIỀU TRA VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG GỐC NHẬT TẠI NHẬT BẢN

Những thống kê cho thấy số người Braxin gốc Nhật giảm mạnh nhất vào năm 2007 và tiếp tục trong xu hướng giảm từ đó đến năm 2015. Sau đó, có dấu hiệu số người Braxin gốc Nhật sang Nhật Bản tìm việc bắt đầu gia tăng trở lại. Năm 2016, lần đầu tiên sau 9 năm số người Braxin gốc Nhật bắt đầu tăng trở lại. Nguyên nhân có thể là do khủng hoảng kinh tế ở Braxin và sự thiếu hụt nguồn nhân lực để phục vụ cho Olympic Tokyo tại Nhật Bản. Theo công ty phái cử lao động của Sao Paulo, Braxin, từ nửa cuối năm 2016 nhu cầu tìm việc bắt đầu gia tăng bởi thực tế là nhiều người mất việc do khủng hoảng.



XU HƯỚNG THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM “CHỒNG ĐI LÀM, VỢ NÊN CHĂM SÓC GIA ĐÌNH” Ở NHẬT BẢN

Tại Nhật Bản, phụ nữ vẫn được xem là người đảm nhận chính hầu hết các công việc gia đình, dặc biệt là việc nội trợ và chăm sóc con cái, cho dù mức độ thực hiện có khác nhau tùy thuộc vào các đặc trưng xã hội của từng gia đình. Cùng với sự biến đổi xã hội, cơ hội làm việc đa dạng, phụ nữ Nhật Bản ngày càng tham gia vào thị trường lao động, kéo theo đó là những thay đổi về giá trị và lối sống.



CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở NHẬT BẢN (Phần 2)

Tháng 3/2016, Hội nghị tư vấn giáo dục trung ương, Phân khoa đại học đã bàn đến việc hoàn thiện hơn nữa chế độ “Bên thứ 3 đánh giá”, trong đó sẽ quy định cụ thể các khoản mục mà cơ quan Bên thứ 3 cần thẩm tra và đánh giá (dự định từ tháng 3/2016 sẽ ban hành quy định sửa đổi, từ năm 2018 sẽ bắt đầu thực hiện ở Quy trình đánh giá lần thứ 3. Mục tiêu của việc đánh giá là xác lập cơ chế đảm bảo chất lượng nội bộ (các trường đại học tự chủ và tự lập trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của trường mình) và đẩy mạnh chuyển biến về chất trong giáo dục bậc cao.



CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở NHẬT BẢN (Phần 1)

Tháng 3/2016, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã đề ra 3 phương châm lớn về đường hướng cải cách để các trường đại học tham khảo, đó là: “Phương châm xét tốt nghiệp và cấp bằng” (Diploma policy), “Phương châm sửa đổi chương trình đào tạo” (Curriculum policy), “Phương châm tiếp  nhận sinh viên” (Admission policy). Ngoài ra, Bộ giáo dục còn chủ chương hoàn thiện “chức năng đảm bảo chất lượng nội bộ”, coi chức năng đảm bảo chất lượng nội bộ như một chu trình tự cải cách của các trường đại học.



THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở NHẬT BẢN

Hiện nay, Nhật Bản đang trở thành một xã hội già hóa dân số, ít trẻ em, đối mặt với nguy cơ giảm sút năng lực toàn xã hội, giảm sút khả năng cạnh tranh toàn cầu và xa hơn nữa là nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế đứng thứ tư trên Thế giới này. Hơn bao giờ hết, Chính phủ và người dân Nhật Bản đều ý thức được rằng: để duy trì một xã hội phát triển bền vững, cần phải đảm bảo nguồn nhân lực, tức là nguồn lao động cần thiết duy trì tăng trưởng kinh tế. “Chiến lược hồi sinh giáo dục nhằm hồi sinh Nhật Bản” được thực hiện với mục tiêu “nuôi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng phát triển đất nước vượt bậc trong tương lai, phát huy các thế mạnh của quốc gia, đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc thắng thế trong cạnh tranh quốc tế, góp phần giải quyết các vấn đề ở quy mô toàn cầu, xây dựng uy tín quốc gia trong cộng đồng quốc tế”.



1 ... 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ... 31
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn