GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

An ninh


NHẬT BẢN LO NGẠI TRƯỚC THÔNG TIN TRUNG QUỐC TRIỂN KHAI TÊN LỬA TRÊN ĐẢO PHÚ LÂM

Ngày 17/2, hãng thông tin Fox của Mỹ công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã triển khai hai khẩu đội tên lửa phòng không HQ-9 lên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm từ năm 1974. 8 bệ phóng tên lửa đất đối không cùng một hệ thống radar được đưa đến Phú Lâm trong tuần trước. Hệ thống này có tầm bắn 200 km, tạo ra mối đe dọa cho mọi loại phi cơ, dù là dân sự hay quân sự, bay gần khu vực. Thời điểm ngày 3/2, những hình ảnh vệ tinh còn chưa cho thấy sự xuất hiện của tên lửa Trung Quốc trên đảo này.



PHẢN ỨNG CỦA NHẬT BẢN TRƯỚC VỤ PHÓNG TÊN LỬA NGÀY 7/2 CỦA BẮC TRIỀU TIÊN

Ngày 7/2 Bắc Triều Tiên công bố phóng thành công một vệ tinh vào quỹ đạo. Động thái trên diễn ra chỉ ít ngày sau khi Bắc Triều Tiên thông báo với các tổ chức quốc tế về kế hoạch phóng vệ tinh lên quỹ đạo của mình. Việc phóng tên lửa mang vệ tinh của Bắc Triều Tiên được các nước láng giềng theo dõi với một thái độ hết sức quan ngại bởi cho rằng đây là vỏ bọc của việc thử tên lửa đạn đạo tầm xa, một hành động bị cấm dưới nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Mặc dù Bắc Triều Tiên vẫn luôn khẳng định vụ phóng vệ tinh lần này là nhằm phục vụ cho mục đích khoa học, song các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản đã được đặt trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng ứng phó ngay cả trước khi vụ phóng được thực hiện. Nhật Bản và Hàn Quốc cho rằng động thái của Bắc Triều Tiên mang tính thách thức, đe dọa an ninh khu vực và khẳng định sẽ có các biện pháp trả đũa.



ĐỘNG THÁI CỦA MỸ XOAY QUANH VẤN ĐỀ QUẦN ĐẢO SENKAKU/ĐIẾU NGƯ

Senkaku/Điếu Ngư tiếp tục nằm trong danh sách các điểm nóng hàng đầu của khu vực. Điều này làm cho quan hệ Nhật - Trung xấu đi nhanh chóng trong những năm gần đây. Trước tình hình đó, Mỹ cũng đã đưa ra quan điểm rõ ràng là quần đảo Senkaku thuộc quyền kiểm soát của Nhật và nằm trong phạm vi điều 5 của Hiệp ước Hợp tác An ninh Mỹ - Nhật và Mỹ sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào từ phía Trung Quốc nhằm gia tăng căng thẳng.



PHẢN ỨNG CỦA NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC TRƯỚC KHẢ NĂNG BẮC TRIỀU TIÊN CÓ THỂ PHÓNG TÊN LỬA

Sau khi tiến hành thử nghiệm bom nhiệt hạch vào ngày 6/1, Bắc Triều Tiên dường như đang chuẩn bị phóng một tên lửa đạn đạo tầm xa từ bãi phóng Dongchang-ri miền Tây Bắc nước này. Tại bãi phóng tên lửa Dongchang-Ri, những hình ảnh về hoạt động của xe vận chuyển và công nhân làm việc cho thấy dấu hiệu Bắc Triều Tiên có thể bắn tên lửa vào bất kỳ lúc nào. Bệ phóng được che kín bạt, các cơ sở lắp ráp đều ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.



ĐỘNG THÁI CỦA NHẬT BẢN VÀ CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ SAU KHI BẮC TRIỀU TIÊN THỬ BOM NHIỆT HẠCH

Trước việc Bắc Triều Tiên tiến hành thử bom nhiệt hạch, Nhật Bản liên tiếp có những động thái tăng cường phối hợp với cộng đồng quốc tế và Liên Hợp Quốc để phản đối và đề nghị đưa ra những biện pháp thích hợp để đối phó với hành vi được coi là vi phạm Nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vũ khí hạt nhân. Ngày 16-01-2016, tại thủ đô Tokyo, các quan chức ngoại giao cấp cao của Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục họp bàn về vấn đề Bắc Triều Tiên. Tham gia cuộc họp có  Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki cùng những người đồng cấp Mỹ Antony Blinken và Hàn Quốc Lim Sung Nam.



CHUYÊN GIA NHẬT BẢN NHẬN ĐỊNH VỀ TAM GIÁC CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc đang mưu đồ quân sự hóa các cứ điểm trên Biển Đông, gây ảnh hưởng không chỉ đối với an ninh mà còn trên nhiều lĩnh vực hoạt động của Nhật Bản. Nhật Bản cần nỗ lực kiềm chế những hoạt động bất chấp luật lệ quốc tế của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc đang chú ý coi trọng lợi ích trên Biển Đông, có thể nhận thấy không đơn giản để có thể làm thay đổi ý đồ bồi đắp của Bắc Kinh. Với nhận định này, để kiềm chế ý đồ độc chiếm đầy phiêu lưu của Trung Quốc, Chính phủ Nhật Bản cần xây dựng năng lực quốc gia, đồng thời tiến hành các biện pháp chính trị và ngoại giao.



XUNG QUANH VIỆC TRUNG QUỐC BAY THỬ NGHIỆM RA SÂN BAY TRÊN ĐẢO CHỮ THẬP

Từ tháng 9 năm 2015, Trung Quốc đã hoàn thành đường băng khoảng 3000m trên đảo Chữ Thập. Trong số 7 đảo nhân tạo đã bồi đắp, Trung Quốc đang xây dựng các đường băng trên 3 đảo. Những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, các đường băng xây dựng trên đảo Vành khăn và Xubi sẽ hoàn thành trong thời gian sắp tới. Ở đảo Vành khăn, ngoài đường băng, đê chắn sóng và bến thuyền cũng được xây dựng. Tại đảo Xubi, một thực thể như tháp cao khoảng 30 mét đang được thi công.



PHẢN ỨNG CỦA NHẬT BẢN TRƯỚC VIỆC BẮC TRIỀU TIÊN TIẾN HÀNH THỬ NGHIỆM BOM NHIỆT HẠCH

Sáng ngày 7/1/2016, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong khoảng 20 phút. Ông Abe cho rằng vụ thử nghiệm của Bắc Triều Tiên là sự đe dọa nghiệm trọng về đảm bảo an ninh làm tổn hại đến hòa bình và an toàn của khu vực. Để ngăn chặn những hành động khiêu khích, điều rất cần thiết là cộng đồng quốc tế phải thể hiện thái độ cương quyết, đồng thời ông kêu gọi sự liên kết giữa Nhật Bản và Mỹ. Tổng thống Obama hoàn toàn nhất trí và nhấn mạnh đây là hành động tồi tệ đe dọa cộng đồng quốc tế và khu vực, cần thực thi các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho Nhật Bản và các quốc gia đồng minh.



NHẬT BẢN – AUSTRALIA ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC PHÒNG

Ngày 18/12/2015, Thủ tướng Australia Malcom Turnbull, người mới nhận chức vào tháng 9, đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản và hội đàm với người đồng cấp Shinzo Abe. Nhật Bản là quốc gia Đông Á đầu tiên mà ông Malcom Turnbull viếng thăm. Tại buổi hội đàm, Thủ tướng Abe nhấn mạnh mối quan hệ giữa hai nước mang tính chiến lược và bền vững còn Thủ tướng Malcom Turnbull nói hai nước có rất nhiều quan điểm chung.



NHẬT BẢN - MỸ NỖ LỰC ĐƯA VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VÀO HỘI NGHỊ QUỐC PHÒNG ASEAN

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) lần thứ ba khai mạc ngày 4/11 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Tham dự hội nghị này có các bộ trưởng quốc phòng đến từ 10 nước ASEAN và 8 nước đối thoại gồm: Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng có tầm quốc tế lớn, trong đó sẽ đề cập đến tất cả các vấn đề an ninh toàn cầu không chỉ trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương, mà còn cả các vấn đề ở Trung Đông, Châu Âu. Cuộc họp đầu tiên được tổ chức vào năm 2006, là một nền tảng để thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.



1 ... 5 6 7 8 9 10 11 12 13 ... 15
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn