GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Chính trị


BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG NHẬT BẢN THĂM ĐỀN YASUKUNI VÀ PHẢN ỨNG CỦA TRUNG - HÀN

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada ngày 29/12 đã đến thăm ngôi đền Yasukuni ngay sau khi tháp tùng Thủ tướng Shinzo Abe trong chuyến thăm lịch sử tới Trân Châu Cảng. Đây là lần đầu tiên bà Inada tới thăm đền Yasukuni từ khi nắm giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền từ tháng 8. Đền Yasukuni là ngôi đền chiến tranh thờ hàng triệu binh sĩ Nhật Bản chết trận, bị nhiều nước như Trung Quốc hay Hàn Quốc chỉ trích bởi các quốc gia này từng bị quân đội Nhật hoàng xâm chiếm trong nửa đầu thế kỷ 20.



10 SỰ KIỆN CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN NỔI BẬT NĂM 2016

Đầu năm 2016, Bộ tưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Amari Akira đã từ chức sau khi thừa nhận rằng cá nhân ông đã nhận tiền từ một công ty xây dựng. Ông Amari là một trong những bộ trưởng chủ chốt trong chính quyền, là người thân cận, cùng chí hướng trên con đường chính trị của Thủ tướng Shinzo Abe. Ông là bộ trưởng phụ trách thương lượng hiệp định tự do thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Người kế nhiệm ông Amari là cựu tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ông Ishihara Nobuteru.



ĐIỀU TRA XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ LÃNH THỔ PHƯƠNG BẮC

Ngày 15/12/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm Nhật Bản để hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Thực tế, kế hoạch thăm Nhật Bản của Tổng thống Putin đã dự định thực hiện vào năm 2014, nhưng nhiều lần trì hoãn do cuộc khủng hoảng Ukraine và sự mâu thuẫn giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây. Bất đồng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Nga là vấn đề tranh chấp chủ quyền 4 đảo lãnh thổ phương bắc (quần đảo Nam Kuril theo cách gọi của Nga). Tên 4 đảo trong tiếng Nhật gọi là Habomai, Shikotan, Etorofu và Kunashiri. Hiện nay, các đảo này do Nga kiểm soát thực tế, Nhật Bản tuyên bố chủ quyền và coi là một phần lãnh thổ thuộc Hokkaido.



THỦ TƯỚNG ABE VÀ TỔNG THỐNG ĐẮC CỬ DONAL TRUMP BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUAN HỆ TIN TƯỞNG LẪN NHAU

Chiều ngày 17/11 tại NewYork, Mỹ (sáng ngày 18 theo giờ Nhật Bản), Thủ tướng Shinzo Abe đã lần đầu tiên gặp gỡ với Tổng thống mới đắc cử Donal Trump. Cuộc hội đàm lần này rất đặc biệt bởi thực tế tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama vẫn đang là người đồng cấp chính thức của ông Abe, nhưng ông Abe lại gặp ông Trump trước khi ông Trump nhậm chức. Đây là động thái chưa từng có đối với một thủ tướng của Nhật Bản và cho thấy tầm quan trọng của quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ. Trong quá trình tranh cử, ông Donal Trump từng đề xuất những chính sách gây tranh cãi đối với Nhật Bản nên Thủ tướng Abe nôn nóng muốn biết thực sự ông Trump nghĩ gì.



ĐỘNG THÁI CỦA NHẬT BẢN TRƯỚC VIỆC ÔNG DONAL TRUMP ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG MỸ

Trước đây, Chính phủ Nhật đã thể hiện một lập trường trung lập đối với kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Nhưng dường như mọi người đã hy vọng bà Clinton thắng vì họ quen thuộc và an tâm hơn với những chính sách ngoại giao và an ninh của bà. Hiện tại, chính phủ Nhật Bản nỗ lực thiết lập quan hệ thân thiết với các thành viên trong ê-kíp chuyển giao chính quyền mới, đồng thời muốn hiểu rõ hơn chính sách đối ngoại của ông Donal Trump và các nghị sĩ đảng Cộng hòa.



BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN QUAN HỆ SONG PHƯƠNG NHẬT – MỸ

Ngày 8/11, sự kiện thu hút được sự chú ý của toàn thế giới là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khóa mới sẽ diễn ra. Hai ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa đang nỗ lực hết sức để giành phần thắng về mình. Trước ngày bầu cử 1 ngày, thời điểm ngày 7/11, điều tra dư luận Mỹ cho thấy tỉ lệ ủng hộ bà Hillary Clinton là 47,2% và ông Donal Trump là 44,3%. Tuy nhiên, đó chỉ là thăm dò dư luận còn thực tế phải chờ kết quả bỏ phiếu. Mới đây, trường hợp của Anh rời bỏ Liên minh châu Âu EU là ví dụ điển hình về kết quả bầu trái ngược với điều tra dư luận trước đó. Thực tế, cho dù bên nào giành thắng lợi thì cuộc bầu cử lần này cũng mang tính lịch sử bởi lần đầu tiên Tổng thống của nước Mỹ sẽ là một phụ nữ hoặc là một người chưa từng làm công chức.



NHẬT BẢN CẢI TỔ NỘI CÁC

Ngày 3/8, Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến hành cải tổ Nội các. Đây là sự thay đổi nhân sự lần thứ ba kể từ khi ông trở lại nắm quyền vào tháng 12/2012. Ông Abe giữ lại 8 bộ trưởng là Chánh văn phòng Nội các Suga Yoshihide, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Aso Taro, Bộ trưởng Tổng vụ Takaichi Sanae, Bộ trưởng Ngoại giao Kishida Fumio, Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi Shiozaki Yasuhisa, Bộ trưởng Giao thông Đất đai Ishii Keiichi, Bộ trưởng phụ trách Khôi phục Kinh tế Ishihara Nobuteru, Bộ trưởng Phụ trách Cải cách phương thức làm việc và Xã hội 100 triệu dân năng động Kato Katsunobu. Có tám người lần đầu tiên tham gia vào Nội các chính phủ.



BÀ KOIKE YURIKO ĐẮC CỬ THỊ TRƯỞNG TOKYO

Cựu Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản, bà Koike Yuriko đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử thị trưởng Tokyo diễn ra vào Chủ nhật ngày 31 tháng 7. Bà là Thị trưởng thứ 9 của Tokyo kể từ sau chiến tranh và với nhiệm kỳ 4 năm, nghĩa là đến năm 2020, thời điểm diễn ra Olympic Tokyo.



ĐÁNH GIÁ CUỘC BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN NHẬT BẢN 2016

Ngày 10/7/2016, cuộc bầu cử Thượng viện 2016 đã kết thúc với thắng lợi của liên minh cầm quyền. Kết quả này phản ánh sự ủng hộ của người dân Nhật Bản, là nền tảng để chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe củng cố quyền lực và tiếp tục thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt là liên minh cầm quyền và các đảng nhỏ có tư tưởng sửa đổi Hiến pháp giành đủ số ghế đảm bảo điều kiện cần thiết để bước đầu tiến tới thực hiện việc sửa đổi. Lần bầu cử này đánh dấu sự thay đổi lịch sử khi hạ tuổi bỏ phiếu từ 20 xuống 18, mở rộng cơ hội đối thoại chính trị cho giới trẻ Nhật Bản. Ở một khía cạnh khác, bầu cử Thượng viện lần này góp phần nâng cao tư tưởng phát huy năng lực phụ nữ vốn đang được đẩy mạnh trong xã hội của đất nước mặt trời mọc hiện nay.



LIÊN MINH ĐẢNG CẦM QUYỀN NHẬT BẢN CHIẾM QUÁ BÁN TRONG BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN

Liên minh cầm quyền giữa đảng Dân chủ Tự do và Công minh đã đạt được mục tiêu đề ra là giành được 70 ghế vượt mốc quá bán 61 ghế tại cuộc bầu cử lần này. Phe có tư tưởng sửa đổi Hiến pháp gồm 4 đảng Tự do Dân chủ, Công minh, Hội Duy tân Osaka và Vì tấm lòng Nhật Bản có số ghế không bầu lại lần này là 84 ghế. Kết quả lần này 4 đảng giành 77 ghế nên phe sửa đổi Hiến pháp có 161. Số ghế không bầu lại của Đảng Dân chủ Tự do là 65, lần này giành được 56 ghế, tổng cộng là 121 ghế, nên đảng Dân chủ Tự do chưa thể một mình chiếm quá bán trong Thượng viện.



1 ... 5 6 7 8 9 10 11 12 13 ... 18
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn