GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Xã hội


NHẬT BẢN BAN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP

Nhật Bản đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo và 3 tỉnh Kanagawa, Saitama, Chiba. Ban bố có hiệu lực từ ngày 8/1 đến ngày 7/2. Sau đó, tình trạng khẩn cấp được mở rộng đối với 7 tỉnh nữa vào ngày 13/1/2021. Các tỉnh này là Osaka, Hyogo, Kyoto, Aichi, Gifu, Fukuoka và Tochigi.



NHẬT BẢN THÔNG QUA DỰ LUẬT CẤP MIỄN PHÍ VẮC XIN COVID-19

Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự luật về chi trả toàn bộ chi phí tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho tất cả người dân. Dự luật này nhằm sửa đổi luật vắc xin hiện nay. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Nhật Bản đã dành ra một khoản ngân sách trị giá 671,4 tỉ yen (tương đương 6,4 tỉ USD) triển khai dự luật.



NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC CAM KẾT XÂY DỰNG MỘT XÃ HỘI KHÔNG CARBON 2050

Ngày 26/10, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội kể từ khi nhận chức, trong đó, những vấn đề về biến đổi khí hậu được Thủ tướng Suga quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với hàng loạt các mối nguy hại ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đưa ra cam kết nước Nhật sẽ đạt được mục tiêu không phát thải khí nhà kính và một xã hội không carbon vào năm 2050. So với mục tiêu trước đây của Nhật Bản là cắt giảm 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050, thì đây là mục tiêu thể hiện tham vọng của chính quyền Thủ tướng Suga. Với mục tiêu mới này, Nhật sẽ bắt kịp Liên minh châu Âu vốn đã đặt ra mục tiêu tương tự vào năm ngoái.

 



TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN THỰC TẬP SINH VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN

Đối phó với đại dịch toàn cầu Covid-19, các quốc gia đã thắt chặt kiểm soát biên giới và các công ty hàng không đã ngừng hoạt động. Trong hoàn cảnh như vậy, có rất nhiều người lao động không thể trở về Việt Nam. Ngoài ra, 30,2% số người được hỏi trả lời rằng họ gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày do ảnh hưởng của Covid-19 như việc không thể đi mua sắm nhu yếu phẩm hàng ngày. Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, nhiều thực tập sinh, du học sinh Việt Nam đi siêu thị mua gạo, rau, thịt, cá, tự nấu ăn. Nhiều trường hợp, thực tập sinh kỹ năng làm việc toàn thời gian tự mang bữa trưa đến nơi làm việc hoặc trở về ký túc xá vào giờ ăn trưa để tự ăn.



NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI NHẬT BẢN ĐƯƠNG ĐẦU RỦI RO MẤT VIỆC LÀM DO ĐẠI DỊCH COVID-19

Theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản về tình hình thông báo tuyển dụng lao động nước ngoài, tính đến cuối tháng 10/2019, số lượng lao động Việt Nam tại Nhật Bản là 401.326 người, cao thứ hai sau Trung Quốc, và tốc độ gia tăng là 26,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng lớn nhất trong nhóm người lao động nước ngoài. Số lượng lao động Việt Nam tại Nhật Bản đã tăng gần 20 lần từ 26.828 người năm 2012 đến năm 2019.



NHẬT BẢN HƯỚNG TỚI XÃ HỘI 5.0 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Xã hội 5.0 đề cập đến xã hội kinh tế mới sau giai đoạn xã hội săn bắn (Xã hội 1.0), xã hội nông nghiệp (Xã hội 2.0), xã hội công nghiệp (Xã hội 3.0) và xã hội thông tin (Xã hội 4.0). Xã hội 5.0 được hiểu là “xã hội lấy con người làm trung tâm, cân bằng giữa tiến bộ kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội bằng một hệ thống tích hợp cao không gian mạng và không gian vật lý". Xã hội 5.0 hướng tới sự hội tụ cao giữa không gian ảo (không gian ảo) và không gian vật lý (không gian thực). Trong xã hội 5.0, một lượng thông tin khổng lồ từ các cảm biến trong không gian vật lý được tích lũy trong không gian ảo. Trong không gian ảo, dữ liệu lớn này được phân tích bằng trí tuệ nhân tạo (AI) và kết quả phân tích được đưa trở lại cho con người trong không gian vật lý dưới nhiều hình thức khác nhau. Con người, vạn vật và hệ thống đều được kết nối trong không gian ảo và kết quả tối ưu mà AI đạt được vượt quá khả năng của con người được đưa trở lại không gian vật lý. Quá trình này mang lại giá trị mới cho ngành công nghiệp và xã hội theo những cách mà trước đây chưa từng có.



GIA ĐÌNH HẠT NHÂN VÀ VẤN ĐỀ CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ Ở NHẬT BẢN NHỮNG NĂM TRƯỚC 1990 (phần 2)

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, tuổi thọ trung bình của người Nhật Bản tăng lên (năm 1986, tuổi thọ trung bình của nam giới là 75 tuổi, nữ giới là 80 tuổi), tỉ lệ người cao tuổi tăng trong dân số, và cuộc sống sau khi về hưu của người già được kéo dài hơn. Cùng với tỉ lệ người cao tuổi tăng, thì số người đau ốm nằm liệt một chỗ, mắc các bệnh về trí não cũng như các bệnh tật khác cũng tăng theo.



GIA ĐÌNH HẠT NHÂN VÀ VẤN ĐỀ CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ Ở NHẬT BẢN NHỮNG NĂM TRƯỚC 1990 (phần 1)

Năm 1985, tỉ lệ người già trên 65 tuổi sống trong hộ các gia đình hạt nhân và hộ gia đình đơn thân ở các vùng miền có sự khác nhau, tỉ lệ này thấp ở những khu vực phi đô thị, nhưng cao ở ba thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya. Xem xét khu vực phi đô thị, vùng Đông Bắc và vùng núi phía Bắc có tỉ lệ gia đình hạt nhân thấp, trong khi các địa phương như Hokaido, Kyushu, Chukoku, Shikoku lại cao. Sự khác nhau này khó có thể đổ lỗi cho đô thị hóa, hoặc tỉ lệ di dân trong quá khứ, vì vậy, có thể nghĩ đến một lý do khác, đó là sự khác nhau ở các địa phương này xuất phát từ tập quán truyền thống, lối sống và suy nghĩ khác nhau của vùng Đông Bắc và Tây Nam Nhật Bản.



NGĂN CHẶN LÂY LAN COVID-19 TẠI NHẬT BẢN

Trước sự lây lan của Covid-19 đã nhanh hơn và có nguy cơ tác động nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân và nền kinh tế, vào ngày 7/4/2020, Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 7 tỉnh, thành, gồm thủ đô Tokyo cùng với các tỉnh Kanagawa, Saitama, Chiba, Osaka, Hyogo và Fukuoka. Đến ngày 16/04, Chính phủ Nhật Bản mở rộng tuyên bố tình trạng khẩn cấp ra phạm vi toàn quốc, biện pháp này có hiệu lực đến hết ngày 6/5. Tuyên bố sẽ cho phép các tỉnh trưởng có quyền yêu cầu người dân hạn chế đi ra ngoài nếu không cần thiết trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, yêu cầu này sẽ không áp dụng đối với các trường hợp đi khám chữa bệnh, đi mua thực phẩm và đi làm. Những yêu cầu này không mang tính bắt buộc, nhưng người dân có nghĩa vụ nỗ lực hợp tác thực hiện.



NÔNG THÔN VÀ GIA ĐÌNH NHẬT BẢN TRƯỚC VÀ SAU CHIẾN TRANH

Xã hội Nhật Bản trước chiến tranh cơ bản là một xã hội nông nghiệp, có cấu trúc được tạo nên từ “nhà” (gia đình) và “làng” (làng xã). Đối với phần lớn người dân nông thôn thì nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là “gia kế” của họ, và người nối nghiệp gia đình phải là con trai trưởng. Chế độ “Ie” (Nhà) là chế độ phù hợp một cách tuyệt đối với những gia đình làm nghề nông và tiểu thủ công nghiệp. Chế độ  này so với kiểu chia đều tài sản cho các con trai ở Trung Quốc, hay chế độ phân chia bình đẳng cho tất cả các con ở các nước Âu Mỹ, được xem là ổn định hơn, do chắc chắn sẽ có một người con kế thừa gia sản và chịu trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi về già.



1 ... 3 4 5 6 7 8 9 10 11 ... 31
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn