GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

An ninh


XUNG QUANH HIỆP ĐỊNH ĐẢM BẢO THÔNG TIN QUÂN SỰ CHUNG NHẬT-HÀN

Ngày 22/8, Phủ Tổng thống Hàn Quốc đã quyết định không gia hạn Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung (GSOMIA) Nhật-Hàn và đã thông báo về quyết định trên cho Chính phủ Nhật Bản qua các kênh ngoại giao. Nhưng đến ngày 22/11, phía Hàn Quốc mới quyết định tạm rút lại việc chấm dứt Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung này nhưng nhấn mạnh Seoul vẫn có thể chấm dứt hiệu lực bất cứ lúc nào. Quyết định của phía Hàn Quốc là hoãn có điều kiện, không có nghĩa mâu thuẫn Hàn-Nhật đã được giải quyết, mà mới chỉ thiết lập được khung đối thoại trong thời gian tới.



PHẢN ỨNG CỦA NHẬT BẢN SAU VỤ THỬ VŨ KHÍ CỦA TRIỀU TIÊN

Ngày 1/11, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết Triều Tiên đã thử thành công hệ thống phóng rocket đa nòng cỡ siêu lớn vào chiều ngày 31/10. Vụ thử nghiệm này được thực hiện sau 2 vụ thử nghiệm cùng loại hồi tháng 8 và 9 năm 2019 dưới sự giám sát của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, cho thấy sự tiến bộ về phát triển vũ khí của Triều Tiên trong lúc các cuộc đàm phán với Mỹ vẫn bế tắc, là minh chứng cho thấy “hệ thống phóng liên tiếp” của máy phóng rocket đa nòng có khả năng “phá hủy hoàn toàn” nhiều mục tiêu trong cuộc tấn công bất ngờ.



VA CHẠM GIỮA TÀU TUẦN TRA NHẬT BẢN VÀ TÀU ĐÁNH CÁ TRIỀU TIÊN

Ngày 7/10/2019, một tàu cá của Triều Tiên đã va chạm với tàu tuần tra của Cơ quan Thủy sản Nhật Bản trong vùng đặc quyền kinh tế  ngoài khơi bán đảo Noto ở tỉnh Ishikawa của Nhật Bản. Vụ va chạm diễn ra tại khu vực Yamatotai, nằm cách bán đảo Noto 350 km về phía tây bắc, nơi mà việc đánh bắt cá bất hợp pháp của ngư dân Triều Tiên diễn ra thường xuyên. Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, tàu đánh cá bị chìm vào khoảng 9 giờ 25 phút sáng, trong khi tàu tuần tra Okuni nặng 1.300 tấn của Cơ quan Thủy sản Nhật Bản vẫn hoạt động bình thường. Theo thông tin từ  Cơ quan Thủy sản, hai chiếc thuyền đã va chạm vào lúc 9 giờ 7 phút sáng khi tàu tuần tra đang cảnh báo tàu đánh cá rời khỏi khu vực.



XUNG QUANH KẾ HOẠCH QUỐC PHÒNG MỚI CỦA NHẬT BẢN

Ngày 18/12/2018, Chính phủ Nhật Bản và Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) đã thông qua Đại cương Kế hoạch phòng vệ - bản cương lĩnh định hướng chính sách quốc phòng của Nhật Bản trong vòng 10 năm tới và Kế hoạch Phòng vệ trung hạn giai 2019-2023. Đại cương Kế hoạch phòng vệ là cương lĩnh quốc phòng cao nhất của Nhật Bản trong thời gian 10 năm. Tuy nhiên, những năm gần đây văn bản này nhiều lần được sửa đổi để đưa ra những điều chỉnh phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh môi trường an ninh toàn cầu và khu vực liên tục biến động.



BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN CỦA NHẬT BẢN TRƯỚC NGUY CƠ KHỦNG BỐ

Nhằm đẩy mạnh việc thu thập thông tin tình báo, tháng 12 năm 2015, Nhật Bản thành lập một đơn vị đặc biệt trực thuộc chính phủ với nhiệm vụ thu thập thông tin liên quan đến khủng bố. Khi đó, đơn vị này có khoảng 20 chuyên gia đến từ Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, Cơ quan Cảnh sát quốc gia và nhiều cơ quan khác. Ngoài ra, khoảng 20 chuyên gia khác có kinh nghiệm về khủng bố và các vấn đề khu vực cũng được cử tới các phái đoàn ngoại giao của Nhật Bản tại 4 khu vực gồm Trung Đông, Bắc và Tây Phi, Đông Nam Á và Nam Á để hỗ trợ cho việc thu thập thông tin liên quan đến khủng bố. Đơn vị đặc biệt này nhận lệnh từ Ban thư ký Nội các, có thể liên hệ trực tiếp với Thủ tướng.



PHẢN ỨNG CỦA NHẬT BẢN SAU HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ-TRIỀU

Trước tình hình quan hệ Mỹ-Triều chuyển biến tích cực từ đối lập sang cục diện đối thoại, Nhật Bản cho dỡ bỏ lệnh trực chiến đối với các tàu khu trục có trang bị hệ thống ra-đa Aegis. Trước đó, Bộ Phòng vệ Nhật Bản đã triển khai trên Biển Nhật Bản các tàu khu trục được trang bị hệ thống ra-đa Aegis tiên tiến của Lực lượng Phòng vệ Trên biển. Các tàu được triển khai sau các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trong năm 2017 và luôn được đặt trong tình trạng trực chiến. Ngoài ra, tháng 8 năm 2017, Triều Tiên từng cảnh báo bắn tên lửa nhằm vào đảo Guam, và thực tế đã bắn tên lửa bay qua vùng trời Hokkaido, nên tại các khu vực đồn trú lực lượng phòng vệ ở Hokkaido, Shikoku, Chyugoku, lực lượng đánh chặn tên lửa trên bộ PAC3 đã được triển khai trực chiến 24/24.



PHẢN ỨNG NHẬT- HÀN SAU TUYÊN BỐ SẼ DỪNG CÁC CUỘC TẬP TRẬN CHUNG CỦA TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP

Tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ dừng tập trận chung với Hàn Quốc. Ông Trump cho rằng đây là hoạt động rất tốn kém trong khi đó Washington phải trả phần lớn chi phí. Đồng thời ông khẳng định, đây là những cuộc tập trận quân sự mang tính khiêu khích và không thích hợp. Có thể hiểu hành động hoãn các cuộc tập trận chung của ông Trump là biểu hiện của sự nhượng bộ, là cách thể hiện thái độ thiện chí trong đàm phán, đồng thời góp phần tạo niềm tin đối với Triều Tiên, giúp Bình Nhưỡng an tâm tuyệt đối để hành động hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo.



HỘI ĐÀM BA BÊN MỸ - NHẬT - HÀN BÊN LỀ ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA 2018

Đối thoại Shangri-La được diễn ra ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, chính vì vậy Bán đảo Triều Tiên là một trong những chủ đề nổi bật, nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu cũng như giới phân tích. Trong cuộc hội đàm 3 bên với người đồng cấp Hàn Quốc Song Young-moo và Nhật Bản Itsunori Onodera bên lề Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho rằng con đường đi đến các cuộc đàm phán rất gập ghềnh. Ông Mattis nói: chúng tôi có thể dự đoán trước được một con đường gập ghềnh về các cuộc đàm phán. Vào thời điểm này, chúng tôi kiên định sẽ tăng cường củng cố sự hợp tác quốc phòng như một cách thức tốt nhất để bảo đảm hòa bình.



NHẬT BẢN VỚI NHỮNG DIỄN BIẾN TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

Thỏa thuận giữa Triều Tiên và Hàn Quốc về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh và thông tin về việc tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều khiến tại Nhật Bản dấy lên mối quan ngại bị cộng đồng quốc tế bỏ rơi. Hơn nữa, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp nhận đề nghị của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về cuộc gặp thượng đỉnh mà không đòi hỏi điều kiện tiên quyết. Nhật Bản đã không được tham khảo ý kiến và hoàn toàn bất ngờ trước thông tin về khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều vào tháng 5.



TRANH CHẤP LÃNH THỔ GÂY CĂNG THẲNG TRONG QUAN HỆ NHẬT – TRUNG – HÀN

Nhật Bản và Trung Quốc từ lâu đã có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku không có người sinh sống. Các hòn đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát, tuy nhiên Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền. Chỉ trong 2 tuần đầu năm 2018, đã 2 lần tàu Trung Quốc đi vào vùng biển quanh đảo tranh chấp với Nhật. Hành động xâm nhập vùng biển Nhật Bản đầu tiên của tàu hải cảnh Trung Quốc trong năm 2018 là vào ngày 7/1 và lần thứ 2 là vào ngày 11/1/2018 khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đã phát hiện tàu khu trục nhỏ của Trung Quốc tiến vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp. Phía Nhật Bản sau khi phát hiện đã lên tiếng phản đối Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tránh các hành động có thể cản trở mục tiêu cải thiện quan hệ song phương Nhật - Trung.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 15
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn