GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

An ninh


ỨNG PHÓ CỦA NHẬT BẢN TRƯỚC NGUY CƠ TÊN LỬA TỪ TRIỀU TIÊN

Để đối phó với nguy cơ tên lửa từ Triều Tiên, hiện nay Nhật Bản xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa gồm hai tầng. Tầng thứ nhất là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao trên biển, sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 được chở trên tàu khu trục Aegis để đánh chặn bên ngoài tầng khí quyển có độ cao khoảng 500km. Tầng thứ hai là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm thấp trên mặt đất, một khi tầm cao đánh chặn thất bại, tên lửa đất đối không Patriot PAC-3 sẽ tiến hành đánh chặn từ mặt đất ở khoảng cách trên 10km.



PHẢN ỨNG CỦA NHẬT BẢN KHI TRIỀU TIÊN KHÔNG NGỪNG THỬ TÊN LỬA

Tình hình Bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết khi Bình Nhưỡng liên tiếp tiến hành các vụ phóng tên lửa đạn đạo trong thời gian gần đây. Cụ thể, vào ngày 15/5, Triều Tiên cho biết, vụ thử nghiệm tên lửa tầm trung mới được thực hiện vào hôm 14/5 đã thành công. Mục đích của vụ phóng là nhằm kiểm tra các thông số về chiến thuật và công nghệ của loại tên lửa đạn đạo mới được phát triển, có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân nặng cỡ lớn. Đây là lần phóng tên lửa đầu tiên từ khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhận chức ngày 10/5, và được tiến hành đúng ngày khai mạc Diễn đàn “Vành đai và Con đường” ở Bắc Kinh.



PHẢN ỨNG CỦA NHẬT BẢN TRƯỚC TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

Ngày 28/4, hai máy bay chiến đấu F15 xuất phát từ căn cứ quân sự Naha phối hợp với 2 máy bay FA18 thuộc hàng không mẫu hạm Carl Vinson tiến hành tập luyện chung tại Thái Bình Dương phía đông Okinawa. Có khả năng hai bên sẽ tiếp tục tập trận trong thời gian tới. Việc Mỹ tập trận chung với lực lượng phòng vệ Nhật Bản khẳng định thể chế hợp tác an ninh Nhật-Mỹ đồng thời gửi thông điệp răn đe Triều Tiên từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa liên lục địa.



TRUYỀN THÔNG NHK BÌNH LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TRIỀU TIÊN

Đã 5 năm trôi qua kể từ ngày Kim Jong Un trở thành lãnh tụ tối cao của Triều Tiên (11/4/2012-11/4/2017). Với việc tiếp tục triển khai chương trình tên lửa hạt nhân, Triều Tiên tiếp tục đặt ra thách thức ngoại giao đối với cộng đồng quốc tế. Đến nay, Triều Tiên đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân tại Punggye-ri, khu vực thử hạt nhân dưới lòng đất phía Đông Bắc. Các vụ thử này bắt đầu từ năm 2006 và liên tục tăng cường trong những năm vừa qua.



NHẬT – MỸ GIA TĂNG SỨC ÉP ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH TÊN LỬA CỦA TRIỀU TIÊN

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí về tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ  để đối phó với các vấn đề Triều Tiên. Trong cuộc điện đàm kéo dài 45 phút giữa hai nhà lãnh đạo, ông Abe đã nói với ông Trump rằng Nhật Bản đang theo dõi sát phản ứng của Trung Quốc về những vấn đề này. Ông Abe  cho biết, ông và Tổng thống Trump đã thẳng thắn trao đổi quan điểm về các vấn đề Syria cũng như Triều Tiên, sau vụ tấn công bằng tên lửa của Mỹ nhằm vào một căn cứ không quân của quân đội Syria. Thủ tướng Abe  và Tổng thống Trump cũng đã đi đến thống nhất về vấn đề Triều Tiên, về tầm quan trọng của sự đoàn kết giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc.



VỀ VIỆC MỸ TẤN CÔNG SYRIA

Ngày 7 tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tấn công bằng tên lửa nhằm vào một căn cứ không quân Syria, đúng lúc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ở New York vừa kết thúc một cuộc họp kín về vấn đề Syria. Hành động này là phản ứng của Mỹ sau vụ tấn công nghi có sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào khu vực do lực lượng phiến quân kiểm soát. Mỹ đã bắn 59 tên lửa hành trình Tomahawk từ tàu khu trục USS Porter và USS Ross ở Biển Đông Địa Trung Hải. Đây là lần đầu tiên Mỹ tấn công quân chính phủ Syria kể từ khi cuộc nội chiến bùng phát tại Syria năm 2011.



NHẬT BẢN KHÔNG THAM GIA ĐÀM PHÁN VỀ LỆNH CẤM VŨ KHÍ HẠT NHÂN

Từ ngày 27 đến 31 tháng 3 năm 2017, hơn 100 nước đã tiến hành thảo luận đầu tiên tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York nhằm tiến tới đạt được lệnh cấm vũ khí hạt nhân có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Đại sứ Costa Rica Elayne Whyte Gomez, chủ trì đàm phán lần này, cho biết các đại biểu đã thảo luận mang tính xây dựng về quy mô, khuôn khổ pháp lý và các biện pháp cấm vũ khí hạt nhân. Sau khi đàm phán này kết thúc, vòng đàm phán tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 6 và kéo dài 3 tuần. Nước chủ tọa Costa Rica sẽ tổng hợp dự thảo hiệp ước trước khi diễn ra vòng đàm phán tiếp theo, và đặt mục tiêu thông qua hiệp ước trong năm 2017.



VỀ VỤ BẮN TÊN LỬA CỦA TRIỀU TIÊN

Lần bắn tên lửa này được xem là nhằm phản đối việc Mỹ và Hàn Quốc tiến hành tập trận quân sự, điều mà Triều Tiên coi là chuẩn bị cho chiến tranh. Hàng năm, từ cuối tháng 2 đến tháng 3, cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc có tên Giải pháp then chốt/Đại bàng non (Key Resolve/Foal Eagle) diễn ra. Đây là một trong những cuộc tập trận lớn nhất của Mỹ-Hàn với sự tham gia hơn 10.000 binh lính Mỹ từ Guam, Okinawa và nước Mỹ lục địa.



BẮC TRIỀU TIÊN BẮN TÊN LỬA VÀ QUAN HỆ NHẬT - HÀN

Chính quyền Thủ tướng Abe tăng cường đồng minh Nhật - Mỹ, đồng thời liên kết với Hàn Quốc nhằm đối phó với Bắc Triều Tiên. Tại Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 16 và 17/2 tại thành phố Bonn, Đức, Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida Fumio, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se có cuộc họp ba bên.



PHẢN ỨNG CỦA NHẬT BẢN SAU KHI BẮC TRIỀU TIÊN PHÓNG TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO ĐẦU TIÊN TRONG NĂM 2017

Ngày 12/2, các đảng cầm quyền và các đảng đối lập ở Nhật Bản cũng đã lên án hành động của Bắc Triều Tiên. Cụ thể, các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đã nhất trí kêu gọi chính phủ cần có các biện pháp cứng rắn trước những hành động bất chấp luật pháp của Bình Nhưỡng, trong đó phải có các lệnh trừng phạt mới. Tổng Thư ký LDP Toshihiro Nikai, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm phụ trách các vấn đề hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên thuộc LDP cho biết: “Điều quan trọng là phải có sự phối hợp với cộng đồng quốc tế, không chỉ với Mỹ và Hàn Quốc mà phải còn cả với Trung Quốc và Nga - những nước có quan hệ gần gũi hơn với Bắc Triều Tiên”.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 15
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn