GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Chính trị


TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN

Tỷ lệ ủng hộ nội các thủ tướng Abe trong tháng 6 tiếp tục giảm so với tháng 5 xuống 36%, ngược lại tỷ lệ không ủng hộ tăng so với tháng 5 lên 49%. Tháng 7, tỷ lệ ủng hộ giữ nguyên mức 36%, tỷ lệ không ủng hộ giảm xuống 45%. Như vậy, ba tháng liên tiếp tỷ lệ không ủng hộ cao hơn tỷ lệ ủng hộ và tỷ lệ không ủng hộ trong tháng 6 ở mức cao nhất kể từ khi ông Abe trở lại cầm quyền lần thứ 2. So với tháng 1 năm 2020, tỷ lệ ủng hộ trong tháng 7 giảm 8 điểm %; tỷ lệ không ủng hộ tăng 7 điểm %.



CẠNH TRANH VÀ HỢP TÁC TRONG Ý TƯỞNG ẤN ĐỘ-THÁI BÌNH DƯƠNG TỰ DO VÀ RỘNG MỞ CỦA NHẬT BẢN

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Nhật Bản phần lớn bắt nguồn từ ý tưởng của Thủ tướng Abe Shinzo. Chiến lược đảm bảo an ninh quốc gia tháng 12 năm 2013 thể hiện phương châm cơ bản chính sách an ninh ngoại giao của chính quyền Abe lần hai, xác định lợi ích quốc gia Nhật Bản là bảo vệ duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật và giá trị phổ quát như thượng tôn pháp luật, tôn trọng quyền cơ bản của con người, chủ nghĩa dân chủ và tự do. Dựa trên tư tưởng này, chính quyền ông Abe nhấn mạnh sự tham dự an ninh-ngoại giao tới khu vực rộng lớn được găn kết khu vực châu Á Thái Bình Dương hiện tại với Ấn Độ Dương và kéo dài đến châu Phi.



NĂM VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ NỔI BẬT CỦA NHẬT BẢN NĂM 2019

Ngày 1/5, Hoàng Thái tử Naruhito lên ngôi Thiên hoàng ở Nhật Bản với niên hiệu Reiwa (Lệnh Hòa) mở ra một thời đại mới đầy kỳ vọng. Niên hiệu Lệnh Hòa được lấy từ Manyoshu (Vạn diệp tập), tập thơ cổ nhất của Nhật Bản với ý nghĩa là "Văn hóa được nuôi dưỡng khi mọi người đối xử với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ xuất phát từ trái tim". Nhật Bản hy vọng lịch sử, truyền thống, văn hóa và thiên nhiên của đất nước mặt trời mọc sẽ được trao lại cho các thế hệ kế tiếp.



VỀ CHUYẾN THĂM NHẬT BẢN CỦA GIÁO HOÀNG FRANCIS

Trong tháng 11 năm 2019, Giáo hoàng Francis đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản kéo dài từ ngày 23 đến ngày 25. Giáo hoàng Francis đã đến thăm Nagasaki và Hiroshima, hai thành phố từng hứng chịu các vụ tấn công bằng bom hạt nhân vào cuối Thế chiến II. Thông qua việc viếng thăm hai thành phố này, Giáo hoàng Francis lên án và kêu gọi các nước từ bỏ vũ khí hạt nhân cùng những vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. Giáo hoàng khẳng định người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới đều khát vọng về một cuộc sống hòa bình, không có vũ khí hạt nhân; và yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị đừng quên rằng vũ khí hạt nhân không thể bảo vệ con người khỏi các mối đe dọa an ninh hiện tại, thêm vào đó, con người cần suy ngẫm về tác động thảm khốc của việc triển khai chúng và rằng việc sở hữu hạt nhân cùng các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác “không phải là câu trả lời” cho mong muốn của con người về an ninh, hòa bình và ổn định.



TRIỂN VỌNG BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ NHẬT-HÀN

Mối quan hệ vốn đã nhiều mâu thuẫn trong lịch sử giữa Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng trở nên xấu đi khi Nhật Bản áp đặt các hạn chế xuất khẩu ba nguyên liệu công nghiệp quan trọng sang Hàn Quốc vào tháng 7/2019 và quyết định loại nước này khỏi danh sách trắng các đối tác được hưởng ưu đãi thương mại. Trong khi đó, Hàn Quốc coi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Nhật Bản là sự trả đũa các phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc trong năm 2018 đòi một số công ty Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân Hàn Quốc bị lao động cưỡng bức trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên (1910 – 1945). Hàn Quốc đã trả đũa bằng cách thiết lập các hạn chế thương mại riêng. Chính phủ Hàn Quốc đã xếp Nhật Bản vào danh sách thị trường không đủ tin cậy vì lý do an ninh quốc gia, và Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong danh sách này.



BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN NHẬT BẢN 2019

Ngày 21/7/2019, người dân Nhật Bản đã đi bầu lại 124/245 thượng nghị sĩ. Trong lần bầu cử này, liên minh cầm quyền có 70 ghế không bầu lại, nên mục tiêu thấp nhất đề ra là giành 53 ghế để được 123 ghế, quá bán so với 245 ghế trong thượng viện. Thứ nữa là 63 ghế, quá bán so với 124 ghế bầu lại đợt này. Mục tiêu cao nhất là liên minh cầm quyền cùng với đảng Duy tân có tư tưởng sửa đổi Hiến pháp giành 2/3 số ghế tương đương 164 ghế. Kết quả bầu cử cho thấy liên minh cầm quyền giành 71 ghế, cùng với 70 ghế không bầu lại là 141 ghế. Như vậy, liên minh cầm quyền giành thắng lợi so với mục tiêu giành đa số quá bán. Tuy nhiên, liên minh cầm quyền cùng với đảng Duy tân không đạt được 164 ghế để duy trì tỉ lệ 2/3 trong toàn thể thượng viện.



CHUYẾN THĂM LỊCH SỬ ĐẾN IRAN CỦA THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN

Vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có chuyến thăm lịch sử tới Iran từ ngày 12-14/6/2019. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Nhật Bản đến Iran kể từ 40 năm nay sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979. Mục đích chính trong chuyến thăm lần này là nhằm giúp “hạ nhiệt” căng thẳng giữa Iran và Mỹ, vốn bùng phát từ tháng 5/2018, sau khi Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức) hồi năm 2015, hay còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA); và đồng thời tiến hành tái áp đặt hàng loạt các biện pháp trừng phạt, cấm vận Iran. Có thể thấy, việc rút khỏi JCPOA của Mỹ đã kéo theo những hệ lụy, khiến căng thẳng giữa Mỹ và Iran bị đẩy lên một nấc thang mới và Nhật Bản lúc này được coi là mối trung gian, có sứ mệnh hòa giải, thúc đẩy các cuộc đàm phán song phương giữa hai nước.



NHẬT BẢN BƯỚC VÀO THỜI ĐẠI LỆNH HÒA MỚI NHIỀU KỲ VỌNG

Ngày 30/4/2019, Nhật Hoàng Akihito chính thức thoái vị để nhường ngôi cho con trai là Hoàng Thái tử Naruhito. Ông là vị Hoàng đế đầu tiên chủ động thoái vị trong vòng 202 năm qua tại Nhật Bản. Sau đó, ngày 1/5, Hoàng Thái tử Naruhito đã lên ngôi Hoàng đế ở Nhật Bản với niên hiệu Reiwa (Lệnh Hòa), có nghĩa là “Hài hòa tốt đẹp”, mở ra một thời đại mới đầy kỳ vọng.



ĐỌC HIỂU CHỮ “LỆNH HÒA” TRONG NIÊN HIỆU MỚI CỦA NHẬT BẢN – HAI CHỮ HÁN CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?

Ngày 1/4/2019, “Lệnh Hòa” đã được quyết định là niên hiệu mới của Nhật Bản kể từ 1/5/2019, thay thế cho niên hiệu cũ Bình Thành. Đây là lần đầu tiên chữ “Lệnh” (令(れい)) được sử dụng làm niên hiệu, trong khi chữ “Hòa” đã được sử dụng tới 20 lần. Đây là hai chữ biểu trưng cho một thời đại mới. Chúng có ý nghĩa như thế nào, những nguyện ước nào được thể hiện trong đó, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với một số chuyên gia để hiểu thêm về ý nghĩa của hai chữ này.



NĂM VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ NỔI BẬT CỦA NHẬT BẢN NĂM 2018

Năm 2018 là dấu mốc quan trọng của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe khi ông vượt qua đối thủ Ishiba Shigeru để chiến thắng trong cuộc bầu lại chức chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP). Cuộc bầu cử này rất quan trọng bởi đảng LDP đang lãnh đạo nên ai giành chức chủ tịch LDP, người đó sẽ là thủ tướng Nhật Bản. Đây không đơn thuần là bầu cử nội bộ LDP, mà thực tế là cuộc bầu cử quyết định thủ tướng của Nhật Bản. Ông Shinzo Abe đã chiến thắng và dự kiến sẽ giữ chức vụ thủ tướng đến năm 2021.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 18
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn