GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Kinh tế


BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 3 NĂM 2022

Mức thâm hụt thương mại đã tăng lên 668,26 tỷ Yên của Nhật Bản trong tháng 2 năm 2022 đánh dấu lần thâm hụt thương mại thứ bảy liên tiếp. Xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 19,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7.190 tỷ Yên vào tháng 2 năm 2022, so với ước tính của thị trường là 21%. Đây là mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 11 năm 2021 khi nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với sự bất ổn ngày càng tăng từ nguồn cung do chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Các lô hàng máy móc điện tăng (16%), dẫn đầu là chất bán dẫn (21,4%). Trong khi đó, xuất khẩu máy móc thiệt bị tăng 19,7%, dẫn đầu là máy bán dẫn (28%). Các mặt hàng khác tăng (27,8%), dẫn đầu là hóa chất (19,8%) và nhóm hàng hóa chế tạo (31,1%), các sản phẩm từ sắt thép (45,5%), thiết bị giao thông tăng (4,4%), chủ yếu do xe có động cơ (8,3%). Xuất khẩu tăng sang các nước: Trung Quốc (25,8%), Đài Loan (26,9%), Hồng Kông (30,1%), Hàn Quốc (31,4%), Mỹ (16%), Thái Lan (15,7%), Đức (8,6%) và Úc (18,5%).



GIÁ XĂNG DẦU THẾ GIỚI TĂNG VỌT – GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CỦA NHẬT BẢN HIỆN NAY

Giá dầu thô thế giới hiện đang tăng với tốc độ chưa từng có trong lịch sử. Giá dầu thô ngọt nhẹ Taxas: WTI (West Texas Intermediate) giao sau tại Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) đã tăng lên khoảng 75-80 USD vào đầu năm 2022. Tới đầu tháng 3/2022, mức giá này đã tăng thêm 40% so với đầu năm, có thời điểm vượt qua mức giá 112 USD/ thùng. Xem xét lịch sử lâu dài của giao dịch dầu thô WTI, tốc độ tăng giá hiện tại là rất đặc biệt. Trước kia, phải mất 8 năm giá dầu thô, vốn đã tăng khoảng 20 đô la vào năm 1999, mới vượt mức giá 100 đô la. Tuy nhiên, lần này, những biến động giá như vậy đã được diễn ra trong vòng chưa đầy một năm. Trong quá khứ, Chiến tranh vùng Vịnh và Chiến tranh Iraq đã dẫn đến các "cú sốc dầu mỏ thứ nhất và thứ hai". Và hiện tại có thể không quá lời khi nói rằng, thế giới đang tiếp cận rất gần  một “cú sốc dầu mỏ lần thứ ba” với những biến động nhanh đến mức không thể so sánh với các cuộc khủng hoảng dầu mỏ xảy ra trước đó.



BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 2 NĂM 2022

Mức thâm hụt thương mại đã tăng mạnh lên 2.191,1 tỷ Yên của Nhật Bản trong tháng 1 năm 2022 đánh dấu lần thâm hụt thương mại thứ sáu liên tiếp và đạt mức thâm hụt lớn nhất kể từ tháng 1 năm 2014. Xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 6.332 tỷ Yên vào tháng 1 năm 2022, so với ước tính của thị trường là 16,5%. Đây là mức tăng trưởng yếu nhất kể từ tháng 10 năm 2021 khi nhu cầu toàn cầu giảm nhẹ trong bối cảnh biến thể Omicron gia tăng và các vấn đề về chuỗi cung ứng.



BẢN TIN KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 1 NĂM 2022

1. Nhật Bản tiếp tục thâm hụt thương mại:

Mức thâm hụt thương mại 582,36 tỷ Yên của Nhật Bản trong tháng 12 năm 2021 đánh dấu lần thâm hụt thương mại thứ năm liên tiếp trong năm 2021 của nước này. Xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7.881 tỷ Yên vào tháng 12 năm 2021, so với ước tính của thị trường là 16%. Đây là tháng thứ 10 liên tiếp gia tăng các lô hàng trong bối cảnh nhu cầu nước ngoài tăng mạnh trước kỳ nghỉ lễ cuối năm và các vấn đề về chuỗi cung ứng đang được nới lỏng.



CHUỖI CUNG ỨNG TRONG BỐI CẢNH COVID-19: ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CHẾ TẠO NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM (Tiếp theo và hết)

Trong giai đoạn bệnh dịch bùng phát, nhất là từ khoảng quý III năm 2021, các công ty chế tạo Nhật Bản tại Việt Nam đã phải đối mặt với không ít khó khăn. Về tình hình hoạt động, theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh và JETRO, từ tháng 7 đến tháng 9/2021 cứ hai công ty chế tạo Nhật Bản tại phía Nam thì có một công ty lâm vào tình trạng khó khăn với tỷ lệ hoạt động giảm từ 50% trở xuống và khoảng 60% số các công ty Nhật Bản bị sụt giảm doanh số. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, do tác động của dịch bệnh, khoảng 10% số công ty Nhật Bản "ngừng hoặc hoãn lại việc đầu tư mới hay mở rộng hoạt động và "rời hoạt động từ ​​Việt Nam sang nước khác".



TÌNH HÌNH KINH TẾ NHẬT BẢN NĂM 2021 (PHẦN 2)

Tính đến tháng 9 năm 2021, tổng lượng khách du lịch đến Nhật Bản chỉ đạt 147.347 lượt khách, giảm đáng kể so với năm 2019 trước khi đại dịch Covid 19 bùng phát. Theo thống kê của cơ quan quản lý ngành du lịch Nhật Bản, trong giai đoạn từ tháng 4-9/2021, đã có thêm 16 doanh nghiệp du lịch tuyên bố phá sản, với khoản nợ trên 10 triệu yen (khoảng 90.000 USD), trong đó có tới 15 doanh nghiệp phá sản vì chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid 19, chiếm 93,7%. Doanh thu từ du lịch ở Nhật Bản giảm xuống còn 5.256.000 nghìn Yen vào tháng 8 từ 27.615.000 nghìn Yên vào tháng 7 năm 2021.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 12 NĂM 2021

Mức thâm hụt thương mại 954,8 tỷ Yên của Nhật Bản trong tháng 11 năm 2021 đánh dấu lần thâm hụt thương mại thứ tư liên tiếp trong năm 2021 của nước này. Xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7.367 tỷ Yên vào tháng 11 năm 2021, so với ước tính của thị trường là 21,2%. Đây là mức tăng doanh số bán hàng ở nước ngoài mạnh trở lại với hai con số trong bối cảnh nhu cầu từ nước ngoài tăng mạnh trước kỳ nghỉ lễ cuối năm. Các lô hàng thiết bị giao thông tăng 4,3%, tăng mạnh bởi xe có động cơ (4,1%) và ô tô (0,8%). Trong khi đó, xuất khẩu máy móc thiết bị tăng 22,6%, dẫn đầu là máy bán dẫn (44,7%) và máy phát điện (15,6%). Ngoài ra, xuất khẩu máy móc điện tăng (14,2%) dẫn đầu là chất bán dẫn  tăng (20,8%). Các mặt hàng khác tăng (28,5%), dẫn đầu là các công cụ khoa học (2,9%); hóa chất (20,2%) và nhóm hàng hóa chế tạo (44,4%), các sản phẩm từ sắt thép (87,8%). Xuất khẩu tăng sang các nước: Trung Quốc (16%), Đài Loan (35,5%), Hồng Kông (12,4%), Hàn Quốc (32,9%), Mỹ (10%), Đức (17,5%), Thái Lan (20,8%), Việt Nam (22,7%) và Úc (46,2%).(1)



TÌNH HÌNH KINH TẾ NHẬT BẢN NĂM 2021 (PHẦN 1)

Năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản có chiều hướng giảm so với năm 2020. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tính theo quý có sự tăng giảm không đều đặn. Các chuyên gia kinh tế đã dự báo tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cả năm sẽ đạt 2,5%. Trong đó, Quý 1: -4,1%; Quý 2: 1,9%; Quý 3: -3%, Quý 4 dự báo: 3,4%.



CHUỖI CUNG ỨNG TRONG BỐI CẢNH COVID-19: ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CHẾ TẠO NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

Tóm tắt: Cho đến giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, do chiến tranh thương mại Mỹ Trung và tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, các công ty Nhật Bản với chủ trương của chính phủ Nhật Bản đã cân nhắc nhiều đến việc rời hoạt động từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á mà Việt Nam là một điểm sáng trong số các lựa chọn. Tuy nhiên, sau khi tình hình dịch Covid-19 tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đột ngột diễn biến xấu cùng với sự xuất hiện của chủng virus Delta, chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á đã trở nên hỗn loạn. Một số khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng đặt tại Việt Nam bị ngừng trệ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, đòi hỏi cần khẩn trương đưa ra biện pháp tháo gỡ.



MỘT SỐ CHỈ SỐ KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 11 NĂM 2021

1. Nhật Bản tiếp tục thâm hụt thương mại

Mức thâm hụt thương mại 67,37 tỷ Yên của Nhật Bản trong tháng 10 năm 2021 đánh dấu lần thâm hụt thương mại thứ ba liên tiếp trong năm 2021 của nước này. Xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 7.184 tỷ Yên vào tháng 10 năm 2021, so với ước tính của thị trường là 9,7%. Đây là mức tăng doanh số bán hàng ở nước ngoài yếu nhất trong 8 tháng, chấm dứt chuỗi tăng trưởng hai con số trong 7 tháng trước đó. Xuất khẩu máy móc tăng 23%, tăng mạnh bởi máy bán dẫn (45,1%) và máy phát điện (2,4%). Trong khi đó, xuất khẩu máy móc điện tăng 10,5%, dẫn đầu là chất bán dẫn (15,1%). Các mặt hàng khác tăng (17,8%), dẫn đầu là các công cụ khoa học (21,6%); hóa chất (18%) và nhóm hàng hóa chế tạo (37,2%), các sản phẩm từ sắt thép (80,1%). Ngược lại, xuất khẩu các mặt hàng thiết bị giao thông giảm (28,7%), xe có động cơ (-36,7%) và ô tô (-40,9%). Xuất khẩu tăng sang các nước: Trung Quốc (9,5%), Đài Loan (24%), Hồng Kông (11,3%), Hàn Quốc (21,8%), Mỹ (0,4%), Đức (15%). Ngược lại, doanh số bán hàng giảm ở Việt Nam (-3,2%) và Úc (-18,4%) (1).



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 44
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn