GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Kinh tế


KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 10 NĂM 2021

1. Nhật Bản thâm hụt thương mại ở mức cao:

Mức thâm hụt thương mại của Nhật Bản là 622,76 tỷ Yên vào tháng 9 năm 2021 đảo ngược từ mức thặng dư 667,36 tỷ Yên trong cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái lên 6.841 tỷ Yên vào tháng 9 năm 2021, cao hơn so với kỳ vọng của thị trường về mức tăng trưởng là 11%. Đây là mức tăng trưởng thứ bảy liên tiếp trong bối cảnh các hạn chế của chuỗi cung ứng và nhu cầu toàn cầu giảm. Xuất khẩu các lô hàng máy móc tăng 23,7%; chủ yếu từ máy phát điện (16,5%) và thiết bị sản xuất chất bán dẫn (26,2%). Ngoài ra, xuất khẩu máy móc điện tăng (16,5%), chất bán dẫn tăng (20,2%); Các mặt hàng khác tăng (10,2%), dẫn đầu là hóa chất (27,4%) và hàng hóa chế tạo tăng (42,8%) dẫn đầu là sắt thép (94,4%). Ngược lại, xuất khẩu thiết bị giao thông giảm (24,5%), chủ yếu là xe có động cơ (-40,3%) và ô tô (-46,6%). Xuất khẩu tăng sang các nước: Trung Quốc (10,3%), Đài Loan (39,9%), Hồng Kông (14,3%), Hàn Quốc (24,5%), Thái Lan (36,9%), Đức (16,9%). Ngược lại, doanh thu giảm ở Mỹ (-3,3%) và Úc (-16,1 %).



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 9 NĂM 2021

1. Nhật Bản thâm hụt thương mại cao nhất kể từ đầu năm 2021:

Mức thâm hụt thương mại 635,36 tỷ Yên của Nhật Bản trong tháng 8 năm 2021 đánh dấu lần thâm hụt thương mại đầu tiên kể từ tháng 5 năm 2021 của nước này. Xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 6.606 tỷ Yên vào tháng 8 năm 2021, so với ước tính của thị trường là 34% và sau khi  đã tăng 37,0% trong tháng 7. Đây là tháng thứ sáu liên tiếp doanh số bán hàng ở nước ngoài tăng trưởng lên đến hai con số, trong bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi. Xuất khẩu máy móc tăng 31,8%, tăng mạnh bởi máy bán dẫn (34,3%) và máy phát điện (25,5%).



Nhật Bản đối mặt với vấn đề giảm phát kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp

Kể từ khi Đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn thế giới, Nhật Bản không chỉ đối mặt với những làn sóng bùng phát dịch mạnh mẽ mà còn phải chứng kiến tình trạng giảm phát ngày càng gia tăng, khiến nền kinh tế nước này gặp nhiều khó khăn. Hiện tượng giảm phát này làm giá trị hàng hoá giảm, hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo, trong khi đó các gia đình Nhật Bản trì hoãn việc chi tiêu, ngừng mua mọi thứ từ đồ gia dụng đến nhà mới để chờ giảm giá sâu hơn vì nghĩ rằng những mặt hàng này sẽ còn rẻ hơn trong tương lai; còn các doanh nghiệp thì ngừng đầu tư và tuyển dụng nhằm tiết kiệm chi phí.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 8 NĂM 2021

- Thặng dư thương mại của Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng

- Giá sản xuất tại Nhật Bản tăng cao nhất trong 13 năm

- Niềm tin của các nhà sản xuất Nhật Bản cao nhất trong 3 năm

- Lạm phát giá bán buôn tại Nhật Bản

- Niềm tin của người tiêu dùng tăng nhẹ



TÌNH HÌNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn để chèo lái nền kinh tế vượt qua đại dịch Covid-19.Tại cuộc họp chính sách tiền tệ được tổ chức cho đến ngày 16/7, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định sẽ duy trì các biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn hiện tại. Chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn được duy trì để mua trái phiếu chính phủ, lãi suất ngắn hạn ở mức âm và lãi suất dài hạn được giữ ở mức khoảng 0%. Khi ảnh hưởng của Covid-19 tiếp tục, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ theo dõi những ảnh hưởng trong thời điểm hiện tại và sẽ cân nhắc trong việc thực hiện nới lỏng tiền tệ bổ sung nếu cần thiết.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 7 NĂM 2021

Giá tiêu dùng tại Nhật Bản đã tăng 0,2% vào tháng 6 năm 2021, sau mức -0,1% trong tháng trước. Đây là lần lạm phát giá tiêu dùng đầu tiên kể từ tháng 8 năm 2020 do nhu cầu tiêu dùng đang dần phục hồi sau khi người dân được tiêm chủng vác xin. Chi phí nhà ở tăng (0,8% so với 0,6%), đồ nội thất và đồ dùng gia đình (1,6% so với 2,1%), giải trí (0,5% so với 0,6%), giáo dục (1,5% so với 1,3%). Chi phí tăng từ nhiên liệu, điện năng và nước (0,6% so với -0,3%). Ngoài ra, giá lương thực cũng tăng 0,1% mức tăng đầu tiên trong tám tháng. Ngược lại, chi phí giao thông và thông tin liên lạc lại giảm (-1,8% so với -1,5%) và chăm sóc y tế (-0,3% so với -0.1%).



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 6 NĂM 2021

Chỉ số quản lý mua hàng dịch vụ của Ngân hàng Jibun (PMI dịch vụ) đã tăng lên mức 47,2 điểm vào tháng 6 năm 2021 (Chỉ số trên 50 điểm cho thấy lĩnh vực dịch vụ nói chung đang mở rộng; dưới 50 điểm cho thấy lĩnh vực dịch vụ đang giảm). Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ vẫn trong bối cảnh suy giảm. Các hoạt động tạo việc làm tiếp tục diễn ra với tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức nhẹ trong khi lượng công việc tồn đọng giảm với tốc độ mạnh hơn.



KINH TẾ NHẬT BẢN KHÔNG ỔN ĐỊNH

Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tình trạng lây nhiễm Covid-19. Nhìn lại diễn biến kinh tế thời gian đã qua, sau khi tình trạng khẩn cấp đầu tiên được dỡ bỏ vào tháng 5 năm 2020, nền kinh tế chuyển sang phục hồi và tăng trưởng GDP trong cả quý 3, quý 4 năm 2020. Tuy nhiên, với việc kích hoạt các hoạt động kinh tế như vậy, tình trạng lây nhiễm đã tái diễn, nhưng chính phủ Nhật Bản do dự thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm như tạm dừng chiến dịch kích cầu du lịch nội địa “Go To” vì nền kinh tế, Nhật Bản rơi vào tình cảnh buộc phải ban hành lại tuyên bố khẩn cấp đã được đưa ra vào đầu năm 2021.



KINH TẾ NHẬT BẢN THÁNG 5 NĂM 2021

Giá tiêu dùng tại Nhật Bản đã giảm 0,4% vào tháng 4 năm 2021, sau khi giảm 0,2% trong tháng trước. Đây là tháng thứ bảy liên tiếp giá tiêu dùng giảm vì đại dịch Covid-19 đè nặng lên chi tiêu của các hộ gia đình. Chi phí tiếp tục giảm cho giao thông & liên lạc (-2,3% so với -0,4%); chi phí nhiên liệu, ánh sáng và nước (-2,8% so với -4,8%); chăm sóc y tế (-0,3% so với -0,4%). Ngược lại, chi phí nhà ở tăng (0,8% so với 0,6%), đồ nội thất và đồ dùng gia đình (2,9% so với 2,5%), giải trí (1,1% so với 0,4%), giáo dục (0,8% so với -2,2%).



KINH TẾ NHẬT BẢN QUÝ 2 ẢM ĐẠM

Theo dự báo ban đầu ngày 9 tháng 3, tăng trưởng GDP thực tế là -5,1% trong quý 1 và +4,8%  trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước. Sau khi ban hành tình trạng khẩn cấp thứ ba, GDP thực tế trong quý 2 có thể bị âm trong quý thứ hai liên tiếp, thay vì phục hồi theo hình chữ V. Triển vọng kinh tế sẽ được điều chỉnh giảm sau khi xem xét kỹ lưỡng nội dung của yêu cầu tuyên bố và tác động. Theo Mizuho Securities, ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ khiến GDP năm của Nhật Bản giảm khoảng 400 tỷ yên, khoảng 0,1 %. Viện nghiên cứu Daiwa ước tính GDP giảm khoảng 300 tỷ yên trong giai đoạn tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tương đương khoảng 600 tỷ yên 1 tháng. Chuyên gia viện nghiên cứu Nomura cho rằng kiểm soát lây nhiễm đòi hỏi các biện pháp khá mạnh, và bên cạnh mở rộng phạm vi quy định, yêu cầu cấp thiết là chính phủ sẽ mở rộng phạm vi hỗ trợ tài chính



1 ... 3 4 5 6 7 8 9 10 11 ... 44
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn