GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Quan hệ Quốc tế


VIỆT NAM LÀ NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN SUGA YOSHIHIDE

Thủ tướng Suga Yoshihide sẽ thăm Việt Nam và Indonesia trong 4 ngày kể từ ngày 18-21/10/2020. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Suga sau khi nhậm chức, và có các cuộc gặp cấp cao nhất với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo.



COVID-19 KHIẾN MÂU THUẪN NHẬT BẢN-HÀN QUỐC THÊM BẤT ỔN

Trước sự chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận trong nước và quốc tế về việc không có nhiều biện pháp hữu hiệu ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 ở trong nước, bao gồm cả việc không tiến hành xét nghiệm bắt buộc đối với những người nghi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19, Nhật Bản đã áp dụng lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài từng đến thăm thành phố Daegu và quận Cheongdo của Hàn Quốc kể từ ngày 27/2.



CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI NHẬT-HÀN

Ngày 1 tháng 7 năm 2019, Nhật Bản quyết định thắt chặt hạn chế xuất khẩu nguyên liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc với quan điểm quản lý xuất khẩu hợp lý hiệu quả hơn dựa theo những luật định liên quan. Theo đó, các quy định chặt chẽ hơn sẽ được áp dụng đối với 3 nguyên liệu được sử dụng trong các sản phẩm công nghệ cao. Các nguyên liệu này dùng trong sản xuất chất bán dẫn, và nguyên liệu sử dụng trong sản xuất điện thoại thông minh. Ngày 2 tháng 8, Nội các Nhật Bản quyết định loại Hàn Quốc khỏi danh sách các nước được hưởng chế độ đơn giản hóa các thủ tục kiểm soát xuất khẩu. Danh sách Trắng có 27 quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp… và Hàn Quốc được đưa vào danh sách này từ năm 2004.



NHẬT - HÀN DUY TRÌ NỖ LỰC GIẢI QUYẾT NHỮNG BẤT ĐỒNG TRONG LỊCH SỬ

Trong nhiều năm trở lại đây, dù đều là đồng minh của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á và cùng có chung những mối quan tâm về các vấn đề an ninh, song mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc luôn phải đối mặt với những sóng gió bởi những bất đồng liên quan đến lịch sử, đặc biệt sau một loạt phán quyết của tòa án Hàn Quốc vào năm ngoái, khi đưa ra yêu cầu các công ty Nhật Bản đã từng sử dụng lao động cưỡng bức (thời phát xít Nhật đô hộ Bán đảo Triều Tiên (1910-1945) phải bồi thường cho các nạn nhân. Cụ thể vào ngày 29/11/2018, Tòa án tối cao Hàn Quốc đã bày tỏ sự nhất trí với 2 phán quyết của tòa phúc thẩm: yêu cầu Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi Heavy Industries (MHI) của Nhật Bản phải bồi thường cho những nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong Chiến tranh thế giới thứ II.



ĐỘNG THÁI CỦA NHẬT BẢN VỚI TRIỀU TIÊN

Trước những diễn biến xoay chiều làm giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên từ năm 2018 đến nay, Nhật Bản thể hiện sự chủ động đối thoại với Triều Tiên. Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã công khai kêu gọi lãnh đạo Triều Tiên cùng nhau vượt qua ngờ vực để sớm tiến tới một cuộc gặp thượng đỉnh Nhật-Triều. Ông cho rằng chính phủ Nhật Bản đã liên lạc với phía Triều Tiên thông qua các kênh khác nhau để nỗ lực thu xếp một cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Nhật Bản muốn tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh Nhật-Triều để thảo luận về vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc và thủ tướng Abe rất sẵn sàng cho một cuộc gặp để thảo luận về vấn đề này.



CHUYẾN THĂM NHẬT BẢN CỦA TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP

Từ ngày 25 đến 28 tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có chuyến thăm cấp nhà nước đến Nhật Bản và trở thành nguyên thủ nước ngoài đầu tiên trên thế giới đến đất nước Mặt trời mọc dưới thời đại Lệnh Hòa. Ông đã hội đàm với Thủ tướng Abe Shinzo, gặp Tân Nhật Hoàng Naruhito, trao đổi với gia đình những người Nhật bị Triều Tiên bắt cóc và thăm tàu của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản. Chuyến thăm của Tổng thống Trump diễn ra trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 sẽ được khởi động từ tháng 6 năm 2019, nên có thể ông Trump hi vọng chuyến thăm này sẽ giành thêm sự ủng hộ cho cuộc bầu cử này. Nhật Bản cũng sẽ tổ chức bầu cử Thượng viện vào mùa hè tới đây nên Thủ tướng Abe Shinzo cũng muốn có những thành tích ngoại giao, cho thấy những tiến triển trong quan hệ Nhật-Mỹ nhằm đạt hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó là những toan tính trong đối ngoại của cả hai bên.



QUAN HỆ NHẬT-NGA CÒN NHIỀU KHÁC BIỆT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LÃNH THỔ

Ngày 22/1/2019, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hội đàm với Tổng thống Nga Putin tại Moskva với mục đích thương lượng để ký kết Hiệp ước Hòa bình kéo dài trên 70 năm qua. Đây là Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 25 giữa lãnh đạo hai nước. Thủ tướng Abe hy vọng rằng ông và Tổng thống Putin sẽ cởi mở để đạt được nhiều tiến triển trong đó có thể có giải pháp đối với vấn đề các hòn đảo hiện do Nga kiểm soát mà Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phương Bắc. Nga hiện đang kiểm soát 4 hòn đảo này nhưng Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Nhật Bản khẳng định rằng những hòn đảo này là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật và đã bị chiếm đóng trái phép sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.



NHẬT BẢN LO NGẠI ĐIỀU GÌ TRONG CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH MỸ-TRIỀU

Cuộc gặp lịch sử giữa tổng thống Mỹ Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã diễn ra tại khách sạn Capella ở đảo Sentosa của Singapore sáng ngày 12/6. Theo các nguồn tin ngoại giao, từ trước khi cuộc gặp lịch sử này diễn ra, một số quan chức Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại quốc gia này sẽ bị Mỹ “bỏ rơi” trên bàn đàm phán liên quan đến giải quyết vấn đề Triều Tiên khi mà tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đang thay đổi một cách chóng mặt.



NGA – NHẬT ĐÀM PHÁN HƯỚNG ĐẾN HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH

Ngày 26/5, Thủ tướng Abe và Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin tiến hành hội đàm tại thủ đô Moskva. Đây là cuộc hội đàm đầu tiên giữa Thủ tướng Abe với Tổng thống Putin sau khi ông Putin tái đắc cử nhiệm kỳ thứ tư vào tháng 3 vừa qua, và là lần gặp gỡ thứ 21 giữa hai nhà lãnh đạo từ trước tới nay. Trong hội đàm, hai nhà lãnh đạo thảo luận nhằm tiến tới giải quyết vướng mắc liên quan khu vực do Nga quản lý nhưng Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền.



TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Ngày 31 tháng 5 năm 2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Shinzo Abe đã có cuộc Hội đàm cấp cao. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất trên mọi lĩnh vực của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản và tuyên bố thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 21
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn