GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Văn hoá


ĐOÀN KỊCH TAKARAZUKA – MỘT BIỂU TƯỢNG CỦA VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG NHẬT BẢN

Nhắc tới văn hóa Nhật Bản, chúng ta thường nghĩ tới Kimono, hoa anh đào (Sakura), các cô gái Geisha kiều diễm, nền ẩm thực đặc sắc…  Nhưng không phải người ngoại quốc nào cũng biết tới đoàn kịch Takarazuka với toàn diễn viên nữ- vốn có lịch sử hơn 100 năm. Ở Nhật Bản, Takarazuka (thường được nhắc với tên Takarazuka Revue) được đông đảo công chúng yêu thích, các ngôi sao của đoàn kịch đều trở thành những diễn viên phim truyền hình và điện ảnh nổi tiếng sau khi rời đoàn. Sức hút của Takarazuka lớn tới mức không khó để bắt gặp hình ảnh người hâm mộ xếp hàng dài chờ tới giờ được vào xem kịch ở bên ngoài nhà hát. Ngay cả những người Nhật không quan tâm tới kịch nghệ, khi được hỏi họ biết gì về Takarazuka, họ cũng có thể nói sơ qua vài điểm nổi bật như “Đoàn kịch toàn diễn viên nữ”, “Đoàn kịch diễn vở Hoa hồng Versailles”, “Nhảy theo hàng”… Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử phát triển của Takarazuka.



GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG SOKA GAKKAI TRÊN THẾ GIỚI

Soka Gakkai (創価学会- Sáng giá Học hội) khởi nguồn vào năm 1930, khi hai ông Makiguchi Tsunesaburo (1871-1944) và Toda Josei (1900-1958) sáng lập ra “Soka Kyoiku Gakkai” (創価教育学会- Học hội giáo dục Sáng Giá). Hai ông đưa ra “Học thuyết giáo dục Soka” (創価教育学説) với mục đích cải cách giáo dục dựa vào triết lý giáo dục của Makiguchi, nhằm xây dựng xã hội và con người theo hướng Phật pháp. Trong Chiến tranh Thế giới  II, Makiguchi và Toda không theo tư tưởng lấy Thần đạo Quốc gia làm trung tâm nên bị bắt giam vào năm 1943, Makiguchi đã mất trong thời gian ngồi tù. Tháng 7 năm 1945, Toda được phóng thích, ông quyết tâm gây dựng lại tổ chức, đổi tên thành “Soka Gakkai” với ý nghĩa là Học hội Sáng (tạo) Giá (trị), trở thành Hội trưởng đời thứ hai sau Makiguchi, đẩy mạnh hoạt động truyền giáo Shakubuku (折伏-Chiết phục) [1] . Nhờ vậy, cùng với việc được công nhận tư cách pháp nhân tôn giáo tại Nhật Bản năm 1952, số lượng tín đồ Soka Gakkai đã đạt tới 765.000 hộ gia đình [2] vào năm 1957.



Công chúa Nhật Bản kết hôn, từ bỏ tước hiệu hoàng gia

Ngày 26/10/2021, Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản thông báo Công chúa Mako, con gái lớn của Thái tử Akishino (em trai Nhật hoàng Naruhito) và Công nương Kiko sẽ chính thức kết hôn cùng hôn phu Kei Komuro. Công chúa Mako trở thành người phụ nữ thứ 9 trong hoàng gia Nhật Bản kết hôn với hôn phu là thường dân và phải từ bỏ địa vị hoàng gia bởi theo Luật Hoàng gia, thành viên nữ phải từ bỏ danh vị hoàng tộc sau khi kết hôn với thường dân.



NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VẤN ĐỀ NGƯỜI KẾ THỪA TỪ SAU NĂM 1974

Nhu cầu đối với ngành thủ công truyền thống đã chậm lại do những thay đổi gần đây trong lối sống và sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ nước ngoài. Hàng thủ công vốn không thể cạnh tranh về số lượng bởi không thể sản xuất hàng loạt, nguyên liệu và công nghệ kỹ thuật phức tạp, hơn nữa nguồn nguyên liệu tự nhiên lại ngàng bị hạn chế. Lối sống cũ với những phong tục tặng quà truyền thống trong các dịp lễ đang giảm dần. Người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm tiện lợi hơn là những sản phẩm thủ công đắt tiền.



CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ CỦA NHẬT BẢN HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI (phần 2)

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực luôn được coi là vấn đề trọng yếu trong chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia của Nhật Bản. Điều 9 của Bộ luật cơ bản về chấn hung công nghiệp nội dung số ghi rõ: Nhà nước khuyến khích giáo dục liên quan đến sản xuất nội dung bởi các tổ chức cung cấp giáo dục đại học nhằm nuôi dưỡng nguồn nhân lực có thể tạo ra nội dung hấp dẫn hoặc sử dụng chúng một cách có hiệu quả; xây dựng các chính sách thúc đẩy trao đổi lẫn nhau giữa những người sản xuất nội dung trong nước và ngoài nước, tổ chức triển lãm nội dung hoặc đánh giá sản phẩm và các biện pháp cần thiết khác.



CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP NỘI DUNG SỐ CỦA NHẬT BẢN HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI (phần 1)

Công nghiệp nội dung số Nhật Bản bùng nổ vào thập niên cuối thế kỳ XX và nhanh chóng trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Nhật Bản với những lĩnh vực cột trụ như truyện tranh, phim hoạt hình, trò chơi điện tử, truyền thông đa phương tiện…Những thành quả mà trong ngành công nghiệp nội dung số của Nhật Bản đạt được là nhờ các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này. Bài sẽ phân tích hệ thống chính sách công nghiệp nội dung số của Nhật Bản giai đoạn từ năm 2000 đến nay nhằm góp phần nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của chính sách đối với sự phát triển của ngành công nghiệp quan trọng này.



XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA Ở NHẬT BẢN (Phần 2)

Nhật Bản là một quốc gia có nền tảng văn hóa truyền thống độc đáo, có mô hình phát triển kinh tế và dân chủ hóa thành công, có thời kỳ vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới, hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản được cả thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, kinh tế Nhật Bản trì trệ, xã hội già hóa ít trẻ em tiến triển nhanh, tình hình tài chính xấu…, ít nhiều đưa đến những cái nhìn bi quan về quốc gia này. Trong quá trình tìm kiếm một giải pháp mới cho việc duy trì vị trí dẫn đầu và năng lực cạnh tranh quốc tế của Nhật Bản, xây dựng “thương hiệu quốc gia” dần dần trở thành một vấn đề được quan tâm.



XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA Ở NHẬT BẢN (Phần 1)

Xây dựng thương hiệu quốc gia là đo lường, xây dựng và quản lý danh tiếng của một quốc gia. Đây là lĩnh vực mới, nên chưa có khung lý thuyết thống nhất. “Thương hiệu quốc gia” được tiếp cận nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực như: xã hội học, chính trị học, nhân học, văn hóa truyền thống và quan hệ quốc tế; được đo lường trên nhiều khía cạnh như: văn hóa, quản trị con người, xuất khẩu, du lịch, đầu tư và nhập cư… Ở Nhật Bản, vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia bắt đầu được quan tâm cách đây hơn một thập kỷ. Năm 2008, theo công bố của Anholt, hợp tác với công ty điều tra thị trường GMI trong cuộc điều tra về chỉ số thương hiệu quốc gia được thực hiện trên quy mô toàn thế giới tại 50 quốc gia, Nhật Bản đứng thứ 5, sau các nước: Đức, Pháp, Anh, Canada. Còn hiện nay, theo kết quả khảo sát được công bố năm 2018, Nhật Bản đã vươn lên vị trí thứ nhì thế giới. Các lĩnh vực được đo lường là: chính sách (Policy), quản trị (Governance), đầu tư (Investment) - cụ thể là đầu tư và di cư (Investment and Immigration), văn hóa (Culture) - văn hóa và di sản (Culture and Heritage).



TỔ CHỨC TÔN GIÁO KHOA HỌC HẠNH PHÚC Ở NHẬT BẢN

Tổ chức tôn giáo Khoa học Hạnh phúc ra đời ngày 6 tháng 10 năm 1986 và được chứng nhận là một pháp nhân tôn giáo vào ngày 7 tháng 3 năm 1991. Ryuho Okawa (sinh năm 1956), người sáng lập, giới thiệu mục đích của tổ chức là "Mang lại hạnh phúc cho nhân loại thông qua con đường truyền bá Sự thật"). Trước khi thành lập tổ chức này, Ryuho Okawa - vốn tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Tokyo - đã viết nhiều cuốn sách mang tính "thông điệp tâm linh" chuyển lời của các vĩ nhân như Chúa Giêsu, Khổng Tử và Đại sư Nhật Liên (đại sư khai tổ của phái Phật giáo Nhật Liên) tới với người đọc. Năm 1986, ông từ bỏ công việc tại một tập đoàn thương mại để theo đuổi mục đích lập ra tôn giáo của riêng mình. Năm 1987, bộ ba quyển Luật Mặt trời, Luật Vàng và Luật vĩnh cửu (The Laws of the Sun, The Golden Laws, The Laws of Eternity) được xuất bản, tạo thành bộ giáo lý cốt lõi của tổ chức Khoa học Hạnh phúc, cùng với quyển kinh điển cơ bản Pháp của Chánh niệm (The Dharma of the Right Mind).



BẢO TỒN NGHỀ NHUỘM TRUYỀN THỐNG KAGAYUZEN Ở NHẬT BẢN

Nhật Bản là một quốc gia phát triển, song việc bảo lưu truyền thống cũng được ý thức một cách sâu sắc. Bên cạnh các lễ hội truyền thống hiện đang được duy trì như một phần quan trọng của đời sống văn hóa cộng đồng như đã đề cập ở các bài viết trước, “nghề thủ công truyền thống” cũng được gìn giữ và phát triển, trở thành bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế địa phương. Theo nghĩa hẹp, truyền thống được hiểu là những tập quán, những quy ước cụ thể thuộc về văn hóa, đời sống sản xuất..., được con người trong một khu vực nhất định kế thừa từ đời này sang đời khác. Những bí quyết và kỹ thuật độc đáo của nghề thủ công truyền thống qua bàn tay con người được gìn giữ và kế tục. Trên thực tế, việc thẩm thấu và lưu truyền những bí quyết nghề này không chỉ là câu chuyện của những người trong nghề, nó được gìn giữ và lưu truyền bởi cộng đồng địa phương quanh nó, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trở thành tập quán và hệ thống.



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 20
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn