GIỚI THIỆU LIÊN HỆ

  • Trang Chủ
  • Chính Trị
  • Kinh Tế
  • Xã Hội
  • Lịch Sử
  • Văn Hóa
  • An Ninh
  • Khoa Học
  • Quan Hệ Quốc Tế

Văn hoá


BỐN YẾU TỐ THỂ HIỆN TÍNH CỘNG ĐỒNG TRONG LỄ HỘI GION (NHẬT BẢN) VÀ LỄ HỘI HOA LƯ (VIỆT NAM) (Phần 1)

Lễ hội Gion được tổ chức vào tháng 7 hàng năm, là một trong ba lễ hội lớn nhất ở Kyoto (lễ hội Aoi Matsuri tổ chức vào tháng 5 ở đền Uwakamo Jinja và đền Shimogamo Jinja và lễ hội Jidai Matsuri tổ chức vào tháng 10 ở đền Heian Jingu). Lễ hội Gion khởi nguồn từ các “nghi lễ” tế thần để trừ dịch bệnh được tiến hành vào năm 869 (năm Jougan (貞観) thứ 11) ở đền Gion (Yasaka). Các vị thần đầu tiên được cúng tế ở đây chính là Dịch thần (疫神) và các linh hồn (怨霊) mà người ta tin rằng đã gây ra trận đại dịch ở kinh đô Heian thời đó.



NÉT KHÁC BIỆT TRONG SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN, SO SÁNH VỚI NHẬN THỨC VỀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC

Tình cảm mãnh liệt đối với việc được chôn cất tại mảnh đất quê hương phản ánh tư duy của cư dân nông nghiệp. Nếu người Nhật là hậu duệ của dân du cư hay dân nhập cư, thì có thể, họ sẽ không có tình cảm gắn bó sâu đậm đối với vùng đất bản địa như vậy. Niềm khao khát mãnh liệt được hòa hợp vĩnh viễn với tổ tiên, được ngủ vĩnh hằng dưới cùng một ngọn núi hay ánh mặt trời, là đặc trưng phân biệt chủ nghĩa nhóm của người Nhật Bản. Nhóm vượt khỏi thời đại, kết nối với cả những người trong quá khứ. Gia đình bao gồm những người có cùng huyết thống, và công ty là tập hợp những người thành lập và các thế hệ nhân viên tiền nhiệm cũng như những thành viên lâm thời.



VÀI NÉT THÚ VỊ VỀ THÀNH NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT

Thành ngữ trong tiếng Nhật thường sử dụng cách nói hàm ý, phương pháp so sánh cũng như lối diễn đạt sắc bén để người nghe hiểu được ý nghĩa muốn truyền đạt, và tất nhiên cũng không thể giải thích nghĩa một cách đơn giản từ nghĩa các từ tạo nên nó. Trong quá trình học tiếng Nhật và thành ngữ tiếng Nhật, người học có thể nhận ra cách diễn đạt sử dụng động vật để minh họa cho ý nghĩa của thành ngữ tiếng Nhật khá phổ biến. Ngoài ra còn cách nói sử dụng các yếu tố trong tự nhiên như mưa, gió, núi… cách nói sử dụng các bộ phận cơ thể như tay, mặt…



NHỮNG NGƯỜI “GIỮ LỬA” CHO LỄ HỘI GION

Qua thời đại Aizuchi Momoyama, bước sang thời Edo, Kyoto đã bước vào thời kỳ phát triển ổn định của một đô thị lớn. Lúc này, để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật cao của số lớn các gia đình quý tộc cung đình, các nghệ nhân thủ công truyền thống ở Kyoto đã nhanh chóng phát triển công nghệ thủ công đến đỉnh cao nghệ thuật của sự khéo léo, tinh xảo, và Kyoto đã nhanh chóng mở rộng thị trường của mình trên toàn nước Nhật. Các sản phẩm thủ công ra đời từ công nghệ tạo tác đỉnh cao cùng với cảm quan mỹ học phát triển cao độ đã được phản ánh vào việc trình diễn những cỗ xe kiệu Yama và Hoko vô cùng lộng lẫy, nhưng trên hết người Kyoto lúc này bắt đầu truy tìm một “vẻ đẹp” thực sự.



VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI LỄ HỘI GION Ở KYOTO – NHẬT BẢN

Trong thời đại Heian (794-1185), suốt gần 4 thế kỷ, nhiều cung điện, đền đài, miếu mạo… đã được xây dựng khiến cho nơi đây trở thành biểu tượng của một thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật, tôn giáo Nhật Bản. Tuy nhiên, từ khi Heian được lấy làm kinh đô, dân số tăng lên, điều kiện vệ sinh môi trường kém trở thành vấn đề hết sức trầm trọng của kinh đô thời đó. Nhật Bản ký lược có ghi “Đặc biệt là làm thế nào để xử lý được chất thải của người,  động vật và rác thải (lược)..., những rác thải vượt quá giới hạn xử lý của tự nhiên và con người đã trở thành vấn đề nghiêm trọng”.



LỄ HỘI GION – MỘT TRONG BA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LỚN NHẤT NHẬT BẢN

Lễ hội Gion là một trong ba lễ hội lớn nhất ở Kyoto (cùng với lễ hội Aoi Matsuri tổ chức vào tháng 5 ở đền Uwakamo Jinja và đền Shimogamo Jinja và lễ hội Jidai Matsuri tổ chức vào tháng 10 ở đền Heian Jingu), ngoài ra, Gion Matsuri  còn nằm trong “Tam đại lễ hội Nhật Bản”, sánh ngang cùng Tenjin Matsuri của thành phố Osaka và Sanno Matsuri ở thủ đô Tokyo.



ĐẶC TRƯNG CỦA TRƯỜNG MẦM NON HỆ PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN

Người Nhật trong con mắt người phương Tây đôi khi được miêu tả như những người không rõ ràng về tôn giáo. Điều đó là vì người Nhật Bản thể hiện niềm tin tôn giáo theo cách khác với người Mỹ. Đời sống tôn giáo của họ là sự pha trộn và kết hợp các tôn giáo, thường là sự hiện diện của Thần đạo lúc sinh ra và khi kết hôn, và vai trò của Phật giáo trong hành trình tới cái chết. Cho nên, trong lúc người phương Tây vẫn cho rằng người Nhật ít tinh thần tôn giáo thì niềm tin tôn giáo trong đa số người Nhật Bản đã có sẵn và được hun đúc từ khi họ bước vào trường mẫu giáo.



MỘT SỐ LƯU Ý TRONG GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NHẬT BẢN (QUA KHẢO SÁT CÁC HÀNH VI CHÀO, KHEN, TỪ CHỐI)

Văn hóa Nhật Bản là nền văn hóa mang tính tập thể cao. Do đặc điểm địa lý tự nhiên của một quốc đảo, việc sống quây quần, phụ thuộc lẫn nhau để chống chọi với thiên nhiên đã tạo nên tính cách dân tộc coi trọng tập thể, tránh mọi sự chia tách cá nhân ra khỏi tập thể. Từ đây hình thành những đặc điểm văn hóa ứng xử được phản ánh vào trong ngôn ngữ của người Nhật Bản. Sự coi trọng tập thể, ý thức tập thể được biểu hiện trước hết ở việc người Nhật Bản sử dụng rất nhiều “kimari monku” (cụm từ cố định) trong giao tiếp, nó cũng phản ánh mức độ phụ thuộc lẫn nhau cao của những người nói ngôn ngữ này.



VĂN HÓA ẨM THỰC: SỨC HẤP DẪN CỦA DU LỊCH NHẬT BẢN

Nhật Bản là giấc mơ của hàng vạn tín đồ du lịch, là nơi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, cũng là đất nước có nền văn hóa bản địa đặc sắc. Khách du lịch tìm đến nước Nhật để du ngoạn sông núi cảnh sắc tươi đẹp thay đổi bốn mùa, để chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ kính và cả hiện đại, và cả để thưởng thức văn hóa ẩm thực độc đáo. Ẩm thực truyền thống Nhật Bản (washoku) là một trong 22 di sản của Nhật Bản được liệt vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO vào năm 2013. Trước đó, ẩm thực Nhật Bản đã vô cùng nổi tiếng trên toàn thế giới.



ĐẶC TRƯNG CỦA TRƯỜNG MẦM NON HỆ KITO GIÁO Ở NHẬT BẢN

Theo điều tra của về tình hình trẻ em với giáo dục tôn giáo của giáo sư Asami Hiroshi, Trường Cao đẳng nữ Aoyama Gakuin tháng 7 năm 2004, những người làm công việc giáo dục ở các trường mẫu giáo có định hướng giáo dục theo lý tưởng Kitô giáo, khi được hỏi về “Đặc trưng trường mầm non Kitô giáo là gì”, với yêu cầu chọn 3 trong một số đáp án cho trước, kết quả câu trả lời thu được từ 49 người lần lượt là: Có cả thời gian cầu nguyện trong lúc học (22);  Tín ngưỡng Kitô giáo (11); Giáo dục cả về nhân quyền và hòa bình (4); Nỗ lực dạy về thần linh (18); Tôn trọng cá tính (29) ;Quan hệ với nhà thờ (4); Dạy cách cùng sống chung với người khác và tự nhiên  (27); Người làm giáo dục cầu nguyện cho từng học sinh(14); Nuôi dạy cả những học sinh bị tàn tật (4); Đặc trưng khác (5).



1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... 20
  • Đọc nhiều

    • Phân loại trợ từ trong tiếng Nhật
      Trong tiếng Nhật, trợ từ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Có tới hơn 80 loại trợ từ với hàng trăm ý nghĩa khác nhau. Dựa vào tiêu chí hình thức ( ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 1)
      Trong ngữ pháp tiếng Nhật, trợ từ đã tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng riêng biệt. Không giống với giới từ của tiếng Anh, tiếp vĩ ngữ ...
    • Trợ từ は (ha) và が (ga) trong câu tiếng Nhật (phần 2)
      II. Trợ từ 「が」(ga)
  • 1Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
    2Giới thiệu đất nước, con người Nhật Bản
    3Cán bộ trung tâm nghiên cứu Nhật Bản
  • Đang online:


    Lượt truy cập

      Bộ đếm và thống kê Web chuyên nghiệp


 
7 Floor, No.176 Thai Ha St, Dong Da, Ha Noi, Viet Nam.
Tel.: 84-24-36824298 Fax.: 84-24-36824298
E-mail: cjs@inas.gov.vn